Thư Viện
Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô


Vườn Ghết Sê Ma Nê

Sách Hướng Dẫn Học Tập Phúc Âm

Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô

Sự hy sinh của Đấng Cứu Rỗi và con đường duy nhất của chúng ta để trở về với Cha Thiên Thượng

Nếu anh chị em từng bị chia cách khỏi một người mình yêu thương, thì anh chị em hiểu—một chút—lý do tại sao Thượng Đế Đức Chúa Cha muốn chúng ta trở về và sống với Ngài vĩnh viễn. Thượng Đế yêu thương chúng ta, và Ngài đã gửi Con Trai của Ngài, Chúa Giê Su Ky Tô, để làm Đấng Cứu Rỗi của chúng ta. Chúa Giê Su đến thế gian để mang chúng ta trở về với Thượng Đế.

Chúa Giê Su đã hoàn thành điều này qua nỗi đau khổ và sự hy sinh của Ngài—điều mà thánh thư gọi là Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô. Qua Sự Chuộc Tội của Ngài, Chúa Giê Su đã khắc phục tất cả những hậu quả của Sự Sa Ngã của A Đam: nỗi đau đớn và đau khổ cũng như cái chết thể xác và thuộc linh. Ngài đã chuẩn bị con đường cho chúng ta không những trở về nơi hiện diện của Thượng Đế mà còn trở nên giống như Thượng Đế nữa. Theo ý nghĩa đó, Chúa Giê Su có thể mang chúng ta đến gần Cha Thiên Thượng hơn so với trước đây.

Để nghiên cứu các sự kiện liên quan đến Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô, hãy xem lại đề tài “Mortal Ministry of Jesus Christ.”

Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô Là Gì?

Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi gồm có nỗi đau khổ của Ngài trong Vườn Ghết Sê Ma Nê và trên cây thập tự, cái chết của Ngài, và Sự Phục Sinh của Ngài. Qua nỗi đau khổ này, Chúa Giê Su Ky Tô đã mang lấy tất cả những nỗi đau đớn, buồn phiền, tội lỗi, và cái chết của chúng ta, làm cho chúng ta có thể trở về nơi hiện diện của Thượng Đế và nhận được cuộc sống vĩnh cửu.

Khái quát về đề tài: Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô

Các sách hướng dẫn học tập phúc âm có liên quan: Chúa Giê Su Ky Tô, Sự Sa Ngã của A Đam và Ê Va, Cuộc Sống Trần Thế của Chúa Giê Su Ky Tô, Sự Cứu Rỗi, Kế Hoạch Cứu Rỗi

Phần 1

Chúng Ta Cần một Đấng Cứu Rỗi—Chúa Giê Su Ky Tô

Để hiểu cách Chúa Giê Su Ky Tô cứu rỗi chúng ta qua Sự Chuộc Tội của Ngài, có thể hữu ích để xem xét lý do tại sao chúng ta cần phải được cứu rỗi. Chúa Giê Su Ky Tô cứu rỗi chúng ta khỏi điều gì? Nói cách khác, điều gì gây ra sự chia cách giữa chúng ta và Thượng Đế?

Thượng Đế là hoàn hảo, toàn năng, và bất diệt. Chúng ta không hoàn hảo, yếu đuối, và phải chịu cái chết. Đó một phần lỗi lầm của chúng ta—là kết quả của tội lỗi và những lựa chọn sai lầm của chúng ta. Nhưng đó cũng là kết quả của việc sống trong một thế giới sa ngã. (Để biết thêm về đề tài đó, xin xem “Sự Sa Ngã của A Đam và Ê Va.” Việc nghiên cứu về Sự Sa Ngã sẽ giúp anh chị em hiểu mục đích và cần Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô một cách trọn vẹn hơn.)

Qua Sự Chuộc Tội của Ngài, Chúa Giê Su Ky Tô có thể thanh tẩy chúng ta khỏi tội lỗi và làm cho chúng ta sống lại từ cõi chết. Ngài có thể ban cho chúng ta “sức mạnh vượt quá sức mạnh [của chúng ta].” Chúa Giê Su Ky Tô đã được Thượng Đế chọn, trước khi thế gian được tạo dựng, để làm Đấng Cứu Rỗi của chúng ta (xin xem Môi Se 4:1–2; Áp Ra Ham 3:26–27). Thật ra, chỉ có Ngài mới có thể là Đấng Cứu Rỗi của chúng ta.

Những điều để suy nghĩ

  • Nếu một người nào đó hỏi anh chị em: “Tại sao tôi cần một Đấng Cứu Rỗi?” thì anh chị em sẽ nói gì? Đọc về cách Chủ Tịch Dallin H. Oaks đã trả lời cho một câu hỏi tương tự trong sứ điệp của ông “Đấng Cứu Rỗi Đã Làm Gì cho Chúng Ta? Sau đó hãy cân nhắc việc ghi lại những cảm nghĩ của anh chị em về điều Chúa Giê Su Ky Tô đã làm cho anh chị em.

  • Tiên tri Lê Hi đã dạy rằng chúng ta chỉ có thể ở với Thượng Đế qua sự trung gian của “công lao, lòng thương xót, và ân điển” của Chúa Giê Su Ky Tô (2 Nê Phi 2:8). Anh chị em có bao giờ nghĩ về những công lao đó là gì không? Điều gì về Chúa Giê Su Ky Tô mà làm cho Ngài trở thành—Đấng duy nhất—Đấng có thể làm Đấng Cứu Rỗi của chúng ta? Hãy suy ngẫm điều đó khi anh chị em đọc các đoạn thánh thư này: Hê Bơ Rơ 4:15; 2 Nê Phi 2:6–9; Giáo Lý và Giao Ước 20:21–25.

Sinh hoạt học hỏi với người khác

  • Có lẽ một bài học sử dụng đồ vật có thể giúp anh chị em cho thấy chúng ta cần một Đấng Cứu Rỗi biết bao. Ví dụ, anh chị em có thể tạo ra một con đường đầy những chướng ngại vật và rào cản rồi so sánh con đường đó với cuộc sống của chúng ta. Hoặc có lẽ anh chị em có thể chia sẻ những kinh nghiệm khi anh chị em trở nên yếu đuối hoặc gặp nguy hiểm và cần một người nào đó để cứu mình. (Video “Where Justice, Love, and Mercy Meet” [5:36] đưa ra một ví dụ rất hay.) Điều này có thể dẫn đến một cuộc trò chuyện về lý do tại sao tất cả chúng ta đều cần Chúa Giê Su Ky Tô cứu rỗi chúng ta.

Tìm hiểu thêm

Phần 2

Chúa Giê Su Ky Tô Chiến Thắng Cái Chết cho Chúng Ta

Ngài đã sống lại

Có ít nhất một điều chung mà mọi người trên thế gian đều có: cuối cùng tất cả chúng ta đều sẽ chết. Qua người mẹ trần thế của Ngài, là Ma Ri, Chúa Giê Su đã thừa hưởng khả năng chết. Nhưng với tư cách là Con Trai của Thượng Đế, Ngài cũng có quyền năng chế ngự cái chết. Ngài sống lại từ cõi chết, và bằng cách đó, Ngài đã bẻ gãy những xiềng xích của sự chết mà đã giam giữ tất cả chúng ta. Vì Ngài đã phục sinh, nên tất cả chúng ta cũng sẽ được phục sinh và trở nên bất diệt (xin xem 1 Cô Rinh Tô 15:20–22). Đó là một cách chúng ta trở nên giống như Cha Thiên Thượng hơn, là Đấng có một thể xác vinh quang, bất diệt.

Những điều để suy nghĩ

  • Trong Sách Mặc Môn, những lời giảng dạy của A Mu Léc về sự phục sinh đã thay đổi cuộc sống của Giê Rôm. Đọc An Ma 11:42–46 để biết được điều A Mu Léc đã nói với ông, và suy ngẫm việc hiểu được những lẽ thật này có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của anh chị em như thế nào.

  • Thư Viện Phúc Âm có một bộ sưu tập các video về lễ Phục Sinh giảng dạy về Sự Phục Sinh của Chúa Giê Su Ky Tô và niềm hy vọng cùng niềm vui mà Ngài ban cho chúng ta. Hãy cân nhắc xem một hoặc hơn một video này. Anh chị em có những cảm nghĩ nào về Chúa Giê Su Ky Tô khi xem các video này?

Sinh hoạt học hỏi với người khác

  • Nhiều vị tiên tri đã nói về “nọc” của sự chết (xin xem 1 Cô Rinh Tô 15:55–57; Mô Si A 16:7–8; An Ma 22:14; Mặc Môn 7:5). Tại sao sự chết “tạo ra đau khổ” khi một người mà chúng ta yêu thương qua đời? Hãy nói về đức tin của anh chị em nơi Chúa Giê Su Ky Tô làm giảm bớt nọc của sự chết như thế nào cho anh chị em.

Tìm hiểu thêm

Phần 3

Chúa Giê Su Ky Tô Khắc Phục Tội Lỗi cho Chúng Ta

cây thập tự

Hầu hết chúng ta đang cố gắng để trở thành những người tốt. Nhưng dù cố gắng nhiều đến đâu đi nữa thì chúng ta cũng đều làm những điều mà mình biết là mình không nên làm. Chúng ta đều phạm tội, và điều đó ngăn giữ chúng ta khỏi việc có thể sống trong sự thánh thiện và thanh khiết nơi hiện diện của Thượng Đế—điều đó sẽ không công bằng (xin xem An Ma 42:12–15). Nhưng Thượng Đế muốn chúng ta sống vĩnh viễn nơi hiện diện của Ngài, vì thế với lòng thương xót, Ngài đã chuẩn bị một đường lối cho chúng ta để khắc phục những hậu quả của tội lỗi: Ngài đã gửi Chúa Giê Su Ky Tô đến để tự mang lấy những tội lỗi đó. Do đó, tất cả những ai chân thành hối cải đều có thể được tha thứ và trở về sống với Cha Thiên Thượng.

Những điều để suy nghĩ

  • Làm thế nào kế hoạch của Thượng Đế làm cho Chúa Giê Su có thể chịu hình phạt vì tội lỗi của chúng ta? Cân nhắc việc nghiên cứu An Ma 42:9–27 với câu hỏi đó trong tâm trí. Những ý nghĩ và ấn tượng thuộc linh nào đến với anh chị em?

Sinh hoạt học hỏi với người khác

  • Một vài bài thánh ca làm chứng về quyền năng của Chúa Giê Su Ky Tô để cứu chúng ta khỏi tội lỗi của mình. Các bài thánh ca Tiệc Thánh đáp ứng điều này một cách đặc biệt xuất sắc (xin xem ví dụ, “Reverently and Meekly Now hoặc “Lòng Cảm Kích Vô Cùng). Anh chị em có thể cân nhắc việc cùng nhau hát hoặc lắng nghe một vài bài thánh ca ưa thích của mình. Có bất cứ cụm từ nào trong các bài thánh ca này mà xây đắp đức tin của anh chị em nơi Đấng Cứu Rỗi và Sự Chuộc Tội của Ngài không?

Tìm hiểu thêm

Phần 4

Chúa Giê Su Ky Tô Hiểu và Có Thể Giúp Đỡ Chúng Ta

bé gái đang suy ngẫm

Những kinh nghiệm của anh chị em—kể cả những kinh nghiệm khó khăn nhất—cũng đều là của anh chị em. Những người khác cũng có thể đã trải qua những điều tương tự, nhưng chỉ có một người mới biết chính xác cảm nghĩ của anh chị em. Chúa Giê Su Ky Tô “chịu đựng mọi sự đau đớn, thống khổ, cùng mọi cám dỗ.” Ngài mang lấy “những đau đớn và bệnh tật của dân Ngài” (An Ma 7:11). Tại sao Ngài lại làm thế? Để “Ngài có thể theo thể cách xác thịt mà biết được cách giúp đỡ dân Ngài theo những sự yếu đuối của họ” (An Ma 7:12). Ngài đã làm như vậy để anh chị em có thể có một người nào đó để tìm đến, một người nào đó biết thông cảm, một người nào đó có khả năng và sức mạnh để giúp đỡ, dù anh chị em có thể đang đau khổ như thế nào đi nữa (xin xem Hê Bơ Rơ 4:14–16).

Những điều để suy nghĩ

Sinh hoạt học hỏi với người khác

  • Anh chị em có bao giờ tự hỏi ý nghĩa của việc Đấng Cứu Rỗi phải chịu “hứng lấy những sự đau đớn của từng sinh linh một, cả đàn ông lẫn đàn bà và trẻ con”? (2 Nê Phi 9:21). Có lẽ anh chị em có thể cùng những người khác suy nghĩ về một số nỗi đau mà sẽ gồm có—chẳng hạn như những nỗi đau thể xác và cảm xúc mà anh chị em đã trải qua, rằng những người thân yêu của anh chị em đã cảm thấy, và những nỗi đau mà anh chị em có thể đã nghe từ những người khác. Bản liệt kê của anh chị em sẽ không bao giờ được đầy đủ, nhưng một phần bản liệt kê của anh chị em ảnh hưởng như thế nào đến cách anh chị em đọc An Ma 7:11–13? Việc biết được điều Chúa Giê Su Ky Tô đã chịu đau khổ ảnh hưởng như thế nào đến cảm nghĩ của anh chị em về Ngài?

Tìm hiểu thêm

Ghi Chú

  1. Lord, I Would Follow Thee,” Hymns, số 220.

  2. Dallin H. Oaks, “Đấng Cứu Rỗi Đã Làm Gì cho Chúng Ta?,” Liahona, tháng Năm năm 2021, trang 75–77.

  3. Reverently and Meekly Now,” Hymns, số 185.

  4. Lòng Cảm Kích Vô Cùng,” Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 22.