“Bài Học 6 Tài Liệu Chuẩn Bị cho Lớp Học: Sử Dụng Biểu Tượng để Hiểu Rõ Hơn Quyền Năng Cứu Chuộc của Đấng Ky Tô,” Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu của Ngài dành cho Giảng Viên (năm 2023)
“Bài Học 6 Tài Liệu Chuẩn Bị cho Lớp Học,” Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu của Ngài dành cho Giảng Viên
Bài Học 6 Tài Liệu Chuẩn Bị cho Lớp Học
Sử Dụng Biểu Tượng để Hiểu Rõ Hơn Quyền Năng Cứu Chuộc của Đấng Ky Tô
Anh chị em có nhận thấy thánh thư thường xuyên sử dụng các biểu tượng để dạy chúng ta về Chúa Giê Su Ky Tô không? Ví dụ, Ngài được so sánh với nước (xin xem Giăng 4:14), bánh (xin xem Giăng 6:48), sự sáng (xin xem Giăng 8:12), đá (xin xem Hê La Man 5:12), mặt trời (xin xem Ma La Chi 4:2), và người chăn chiên (xin xem Thi Thiên 23:1). Ngay cả trước khi Ngài giáng sinh, Đấng Giê Hô Va đã sử dụng các biểu tượng để giúp các tín đồ của Ngài trông đợi sự hiện đến của Ngài và quyền năng cứu chuộc của Ngài. Khi anh chị em học một số ví dụ trong bài học này, hãy suy ngẫm cách mà các biểu tượng trong thánh thư có thể gia tăng sự hiểu biết và tình yêu thương của anh chị em dành cho Đấng Cứu Chuộc của mình.
Phần 1
Tôi có thể học được điều gì về Chúa Giê Su Ky Tô qua biểu tượng của sự hy sinh các con vật?
Một bài viết về tính hiệu quả của biểu tượng ghi rằng: “Một biểu tượng phúc âm có thể là một đồ vật, sự kiện, hành động, hoặc lời giảng dạy tượng trưng cho một lẽ thật thuộc linh. … ‘Các biểu tượng cho phép chúng ta định hình các khái niệm cho những ý tưởng và cảm xúc mà ngôn từ khó làm được. Các biểu tượng đưa chúng ta vượt xa ngôn từ và cho chúng ta khả năng hùng biện trong việc bày tỏ những cảm nghĩ’ [Joseph Fielding McConkie và Donald W. Parry, Guide to Scriptural Symbols (năm 1990), trang 1]” (“Why Symbols?,” Ensign, tháng Hai năm 2007, trang 13, 14).
Trong thánh thư, một trong những biểu tượng mạnh mẽ đầu tiên về Đấng Cứu Rỗi là của lễ hy sinh con vật. Sau khi A Đam và Ê Va ăn trái cấm và phải rời khỏi Vườn Ê Đen, họ được truyền lệnh phải thờ phượng Chúa và dâng lên một con chiên làm của lễ hy sinh cho Ngài.
Từ biểu tượng của việc dâng con vật làm của lễ hy sinh, Sứ Đồ Phi E Rơ đã làm chứng rằng chúng ta chỉ có thể được cứu chuộc “bởi huyết báu Đấng Ky Tô, dường như huyết của chiên con không lỗi không vết” (1 Phi E Rơ 1:19, cũng xem An Ma 34:36).
Dân giao ước của Chúa đã tuân giữ luật dâng thú vật làm của lễ hy sinh như biểu tượng cho sự hy sinh của Chúa Giê Su Ky Tô—và sự hy sinh đó là một lời nhắc nhở rằng Ngài sẽ chuộc tội lỗi của họ. Điều đó đã giúp họ trông chờ ngày ấy.
Anh Cả Jeffrey R. Holland thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy:
Bằng việc hiến dâng các con chiên con nhỏ bé mang tính biểu tượng trong cuộc sống trần thế, A Đam và hậu duệ của ông cho thấy sự hiểu biết và sự lệ thuộc của họ vào sự hy sinh chuộc tội của Chúa Giê Su Đấng Chịu Xức Dầu. (“Kìa, Chiên Con của Đức Chúa Trời,” Liahona, tháng Năm năm 2019, trang 44)
Phần 2
Làm thế nào các biểu tượng về Lễ Vượt Qua có thể soi dẫn tôi để tìm kiếm quyền năng cứu chuộc của Đấng Cứu Rỗi trong cuộc sống của mình?
Việc hy sinh các con chiên đầu lòng được tiếp nối trong suốt thời Cựu Ước. Lối thực hành này trở nên đặc biệt có ý nghĩa đối với dân Y Sơ Ra Ên khi họ được giải thoát khỏi cảnh làm nô lệ cho người Ê Díp Tô.
Câu chuyện về sự giải thoát dân Y Sơ Ra Ên khỏi cảnh tù đày ở Ê Díp Tô có thể giúp chúng ta hiểu cách Chúa giải cứu chúng ta khỏi các hình thức tù đày khác nhau mà chúng ta trải qua. Mặc dù sự tù đày của dân Y Sơ Ra Ên chủ yếu là về thể chất, nhưng Anh Cả Quentin L. Cook thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy rằng chúng ta cũng có thể trải qua cảnh nô lệ vì tội lỗi, thói nghiện ngập, hoặc những ý nghĩ sai lạc (xin xem “Sách Ca Thương của Giê Rê Mi: Hãy Coi Chừng Ách Nô Lệ,” Liahona, tháng Mười Một năm 2013, trang 88–91).
Dân Y Sơ Ra Ên đã sống khoảng 400 năm trong cảnh nô lệ ở Ê Díp Tô. Nhưng Chúa không quên họ. Ngài biết những nỗi buồn phiền của họ và lắng nghe những tiếng than khóc của họ. Ngài đến để giải cứu họ và kêu gọi Môi Se giúp đỡ. Vào đêm trước sự giải thoát của Y Sơ Ra Ên, Chúa đã giới thiệu Lễ Vượt Qua, mà đầy dẫy các biểu tượng nhằm giảng dạy về quyền năng của Đấng Cứu Rỗi để cứu chuộc tất cả những ai sẽ noi theo Ngài.
Biểu tượng về Lễ Vượt Qua
Câu |
Biểu Tượng |
Ý Nghĩa Có Thể Có |
Các Câu Thánh Thư Hỗ Trợ* |
---|---|---|---|
Câu | Biểu Tượng Mỗi nhà hy sinh một con chiên | Ý Nghĩa Có Thể Có Quyền năng cứu chuộc của Chúa Giê Su Ky Tô là dành cho tất cả mọi người. | Các Câu Thánh Thư Hỗ Trợ* |
Câu | Biểu Tượng Con chiên đực không tì vết | Ý Nghĩa Có Thể Có
| Các Câu Thánh Thư Hỗ Trợ* |
Câu | Biểu Tượng Máu được bôi lên các khung cửa của mỗi ngôi nhà | Ý Nghĩa Có Thể Có
| Các Câu Thánh Thư Hỗ Trợ* |
Câu | Biểu Tượng Bánh mì không men (bánh mì không được làm bằng men, men khiến bánh mì bị hỏng và mốc) | Ý Nghĩa Có Thể Có
| Các Câu Thánh Thư Hỗ Trợ* |
Câu | Biểu Tượng Rau đắng | Ý Nghĩa Có Thể Có
| Các Câu Thánh Thư Hỗ Trợ* |
Câu | Biểu Tượng Dây lưng cột, chân mang giày, tay cầm gậy, ăn hối hả | Ý Nghĩa Có Thể Có
| Các Câu Thánh Thư Hỗ Trợ* |
Những chỉ dẫn sau đây có thể giúp anh chị em hiểu rõ hơn cách diễn giải các biểu tượng thánh thư:
-
Tìm cách để hiểu biểu tượng trong văn cảnh của đoạn thánh thư đó.
-
Sử dụng những sự giúp đỡ học tập, như cước chú, Sách Hướng Dẫn Thánh Thư.
-
Tìm hiểu xem các vị tiên tri thời xưa hoặc thời hiện đại có nhận xét về các câu thánh thư và biểu tượng của các câu này không.
-
Suy ngẫm và cầu nguyện về đoạn thánh thư và các biểu tượng của đoạn thánh thư đó.
Phần 3
Những biểu tượng nào khác trong Kinh Cựu Ước có thể dạy tôi về quyền năng cứu chuộc của Đấng Cứu Rỗi?
Anh Cả Bruce R. McConkie thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy:
Mỗi giáo lễ hoặc cách thực hiện thiêng liêng được Thượng Đế quy định, mỗi sự hy sinh, biểu tượng, và hình ảnh so sánh … [đã] được thiết lập … để làm chứng về [Chúa Giê Su Ky Tô]. …
Thật là bổ ích và thích hợp để tìm kiếm những điều biểu tượng cho Đấng Ky Tô ở khắp mọi nơi và lặp lại việc này nhiều lần để giữ cho Ngài và luật pháp của Ngài luôn là ưu tiên hàng đầu trong tâm trí chúng ta. (The Promised Messiah: The First Coming of Christ [năm 1978], trang 28, 453)