Viện Giáo Lý
Bài học 22 Tài Liệu Chuẩn Bị cho Lớp Học: Tham Gia với Chúa Giê Su Ky Tô trong Sự Phục Hồi Liên Tục


“Bài học 22 Tài Liệu Chuẩn Bị cho Lớp Học: Tham Gia với Chúa Giê Su Ky Tô trong Sự Phục Hồi Liên Tục,” Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu của Ngài dành cho Giảng Viên (năm 2023)

“Bài học 22 Tài Liệu Chuẩn Bị cho Lớp Học,” Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu của Ngài dành cho Giảng Viên

các thiếu niên ở bên ngoài đền thờ

Bài học 22 Tài Liệu Chuẩn Bị cho Lớp Học

Tham Gia với Chúa Giê Su Ky Tô trong Sự Phục Hồi Liên Tục

Anh chị em có bao giờ suy nghĩ về lý do tại sao Cha Thiên Thượng gửi anh chị em đến thế gian vào thời điểm này không? Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf, lúc bấy giờ là cố vấn trong Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn, đã dạy rằng Sự Phục Hồi vẫn tiếp tục trong thời kỳ của chúng ta và chúng ta sống trong “một trong các thời kỳ đáng chú ý nhất của lịch sử thế giới!” (“Các Anh Em Có Đang Ngủ suốt Thời Kỳ Phục Hồi Không?,” Liahona, tháng Năm năm 2014, trang 59). Đấng Cứu Rỗi tiếp tục tích cực lãnh đạo Giáo Hội của Ngài và làm việc cho sự cứu rỗi của mọi người trên thế gian. Khi anh chị em học bài học này, hãy suy ngẫm cách anh chị em có thể tham gia với Ngài trong công việc vĩ đại của Ngài.

Phần 1

Phần vụ của tôi trong Sự Phục Hồi liên tục là gì?

Qua Tiên Tri Joseph Smith, Chúa đã phục hồi phúc âm của Ngài và tái thiết lập “giáo hội chân chính và sinh động” của Ngài trên thế gian (Giáo Lý và Giao Ước 1:30). Anh Cả LeGrand R. Curtis Jr. của Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi đã nói:

Anh Cả LeGrand R. Curtis Jr.

Cũng tuyệt vời như những gì mà Thượng Đế đã mặc khải qua Joseph Smith, Sự Phục Hồi chưa chấm dứt trong cuộc đời của Joseph. Qua các vị tiên tri kế nhiệm ông chúng ta nhận được những sự việc như sự phát triển liên tục của công việc đền thờ; các thánh thư bổ sung; sự phiên dịch thánh thư ra nhiều ngôn ngữ; việc mang phúc âm ra khắp thế gian; việc tổ chức Trường Chủ Nhật, Hội Thiếu Nữ, Hội Thiếu Nhi, và các nhóm túc số chức tư tế. …

Chủ Tịch Russell M. Nelson đã nói: “Chúng ta là các nhân chứng cho tiến trình của sự phục hồi. Nếu anh chị em nghĩ là Giáo Hội đã được phục hồi một cách trọn vẹn, thì thật ra anh chị em chỉ đang thấy sự khởi đầu. Còn nhiều điều nữa sẽ tới.” (“Sự Phục Hồi Liên Tục,” Ensign, tháng Tư năm 2020, trang 21)

những người truyền giáo cầu nguyện với người đàn ông và người phụ nữ

Khi Chúa tiếp tục mở ra công việc của Ngài, thì điều quan trọng là mỗi người chúng ta phải suy ngẫm cách chúng ta có thể tham gia. Chủ Tịch Uchtdorf đã hỏi:

Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf

Khi thời gian của mình trên trần thế đã hoàn tất, thì chúng ta sẽ có thể chia sẻ những kinh nghiệm nào về những đóng góp của mình cho thời kỳ quan trọng này của cuộc sống và để đẩy mạnh hơn nữa công việc của Chúa? …

Là các cá nhân, gia đình, và Giáo Hội của Đấng Ky Tô, chúng ta có quá nhiều nguy cơ để chỉ bỏ ra một phần nỗ lực cho công việc thiêng liêng này.

Việc làm một môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô không phải là một việc để làm mỗi tuần một lần hoặc một lần một ngày. …

Chúng ta hãy thức tỉnh và không mệt mỏi để làm điều thiện, vì chúng ta “đang đặt nền móng cho một công việc lớn lao” [Giáo Lý và Giao Ước 64:33], chính là việc chuẩn bị cho sự trở lại của Đấng Cứu Rỗi. (“Các Anh Em Có Đang Ngủ suốt Thời Kỳ Phục Hồi Không?,” Liahona, tháng Năm năm 2014, trang 59, 62)

biểu tượng, suy ngẫm

Suy Ngẫm để Chuẩn Bị cho Lớp Học

Hãy nghĩ về những lời giảng dạy gần đây từ các vị lãnh đạo Giáo Hội, những điều chỉnh trong chính sách của Giáo Hội, hoặc các thông báo chung của Giáo Hội góp phần vào Sự Phục Hồi liên tục. Hãy suy ngẫm những điều được giảng dạy trong đại hội trung ương, được đăng trên trang mạng của Giáo Hội (ChurchofJesusChrist.org), hoặc được loan báo trong Church’s Newsroom (newsroom.ChurchofJesusChrist.org). Những lời giảng dạy hoặc sự điều chỉnh này có thể có ý nghĩa gì đối với anh chị em?

Phần 2

Làm thế nào tôi có thể tham gia vào Sự Phục Hồi liên tục?

Chủ Tịch Nelson dạy rằng một cách để chúng ta có thể tham gia vào Sự Phục Hồi liên tục là giúp quy tụ Y Sơ Ra Ên. Ngài phán:

Chủ Tịch Russell M. Nelson

Sự quy tụ đó là điều quan trọng nhất xảy ra trên thế gian ngày nay. Không gì khác có thể so sánh được về tầm cỡ, về tầm quan trọng, hay về sự oai nghiêm của việc này. …

… [Anh chị em] có muốn trở thành một phần tử quan trọng của thử thách gay go nhất, chính nghĩa lớn nhất và công việc vĩ đại nhất trên thế gian ngày nay không?

[Anh chị em] có muốn giúp quy tụ Y Sơ Ra Ên trong những ngày sau quý báu này không? Là những người chọn lọc, [anh chị em] có sẵn lòng giúp tìm kiếm những người chọn lọc chưa được nghe sứ điệp về phúc âm phục hồi không? (Russell M. Nelson và Wendy Nelson, “Niềm Hy Vọng của Y Sơ Ra Ên” [buổi họp đặc biệt devotional dành cho giới trẻ toàn cầu, ngày 3 tháng Sáu năm 2018], các trang phụ lục trong New EraEnsign, trang 8, ChurchofJesusChrist.org)

Sự quy tụ của Y Sơ Ra Ên là vô cùng quan trọng vì nó làm cho các giao ước và các phước lành được hứa cho con cháu của Áp Ra Ham, Y Sác, và Gia Cốp đến với tất cả mọi người (xin xem Sáng Thế Ký 26:3–4; 35:11–12; Áp Ra Ham 2:8–11).

Thời xưa, gia tộc Y Sơ Ra Ên, dân giao ước của Thượng Đế, đã vi phạm các giao ước của họ và chối bỏ Chúa. Họ bị phân tán “trong khắp các quốc gia” (1 Nê Phi 22:3, xin xem thêm các câu 4–5). Tuy nhiên, các vị tiên tri đã báo trước rằng trong những ngày sau cùng Chúa sẽ thực hiện một “công việc kỳ diệu” (1 Nê Phi 22:8) giữa Y Sơ Ra Ên và tất cả các dân tộc trên thế gian. Ngài sẽ quy tụ dân Y Sơ Ra Ên bị phân tán và làm cho các giao ước của Ngài được biết đến (xin xem 1 Nê Phi 15:12–16; 22:8–10).

biểu tượng, học tập

Học Tập để Chuẩn Bị cho Lớp Học

Hãy đọc 1 Nê Phi 22:11–12, và tìm kiếm cách mà sự quy tụ của Y Sơ Ra Ên có thể ban phước cho tất cả mọi người.

Chủ Tịch Nelson cũng nói điều này về sự quy tụ của Y Sơ Ra Ên:

Chủ Tịch Russell M. Nelson

Sự quy tụ của Y Sơ Ra Ên không phải là mục tiêu cuối cùng. Mà đó chỉ là sự khởi đầu. Mục đích khiến chúng ta kiên trì gồm có các giáo lễ thiên ân và gắn bó của đền thờ. Điều này gồm có việc chúng ta bước vào một mối quan hệ giao ước với Thượng Đế bởi nhờ dòng dõi hoặc qua sự nhận nuôi và sau đó sống với Ngài và gia đình chúng ta mãi mãi. Đó là vinh quang của Thượng Đế—cuộc sống vĩnh cửu cho con cái của Ngài. (“The Book of Mormon, the Gathering of Israel, and the Second Coming,” Ensign, tháng Bảy năm 2014, trang 31)

các phụ nữ trẻ đang đứng trước một đền thờ

Khi nghĩ về phạm vi của sự quy tụ của Y Sơ Ra Ên, anh chị em có thể tự hỏi mình có thể làm gì để tham gia. Chủ Tịch Nelson giải thích: “Bất cứ khi nào chúng ta làm điều gì nhằm giúp đỡ bất cứ ai—ở bên này hoặc bên kia bức màn che—để lập và tuân giữ các giao ước với Thượng Đế, thì chúng ta cũng đang giúp quy tụ Y Sơ Ra Ên” (“Hãy Để Thượng Đế Ngự Trị,” Liahona, tháng Mười Một năm 2020, trang 92–93).

Chủ Tịch Bonnie H. Cordon thuộc Chủ Tịch Đoàn Trung Ương Hội Thiếu Nữ đã dạy cách anh chị em có thể khám phá ra phần vụ của mình trong sự quy tụ:

Chủ Tịch Bonnie H. Cordon

Hãy thành tâm cầu vấn Cha Thiên Thượng xem anh chị em có thể làm gì để trở thành một phần của sự quy tụ này, trong việc mang những người khác đến cùng Đấng Ky Tô. Viết xuống những ấn tượng của anh chị em, và sau đó hãy dũng cảm và hành động theo những ấn tượng đó! Các khả năng của chúng ta là khác nhau. Tôi biết ơn vị tiên tri đang thử thách mỗi người chúng ta để vươn lên một mức độ cao hơn. (Facebook, ngày 3 tháng Sáu năm 2018, facebook.com/YWPresident)

biểu tượng, ghi lại

Ghi Lại Những Suy Nghĩ của Anh Chị Em

Thành tâm cân nhắc một hoặc hai cách anh chị em có thể phụ giúp trong việc quy tụ Y Sơ Ra Ên. Lập và ghi lại một kế hoạch để hành động theo những ấn tượng của anh chị em.

0:53

Phần 3

Tôi có thể thực sự tạo ra một sự khác biệt không?

Đôi khi anh chị em có thể cảm thấy không đủ khả năng khi cố gắng làm công việc của Chúa. Khi anh chị em cảm thấy như vậy, điều quan trọng là phải nhớ rằng anh chị em không bao giờ làm công việc của Ngài một mình.

Trong chuyện ngụ ngôn về cây ô liu, tiên tri Giê Nốt đã so sánh vườn nho với thế gian. Gia tộc Y Sơ Ra Ên được tượng trưng bởi một cây ô liu lành, và Dân Ngoại được tượng trưng bởi cây ô liu dại. Khi câu chuyện gần kết thúc, Chúa vườn, Chúa Giê Su Ky Tô, làm mọi điều trong quyền năng của Ngài để giúp tất cả các cây kết trái (xin xem Gia Cốp 5:47).

biểu tượng, học tập

Học Tập để Chuẩn Bị cho Lớp Học

Hãy đọc kỹ Gia Cốp 5:70–72 và tìm kiếm mối quan hệ giữa Chúa và các tôi tớ của Ngài khi họ làm việc trong vườn nho.

Hãy nghĩ về ý nghĩa của việc lao nhọc với Chúa. Đấng Cứu Rỗi phán cùng Các Thánh Hữu trong những ngày sau: “Và kẻ nào tiếp nhận các ngươi thì ta cũng sẽ ở đó, vì ta sẽ đi trước mặt các ngươi. Ta sẽ ở bên tay mặt các ngươi và ở bên trái các ngươi, và Thánh Linh của ta sẽ ở trong tấm lòng các ngươi, và các thiên sứ của ta sẽ vây quanh các ngươi để nâng đỡ các ngươi” (Giáo Lý và Giao Ước 84:88).

bàn tay của Đấng Cứu Rỗi

Anh Cả Kim B. Clark, trong khi phục vụ với tư cách là một thành viên của Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi, đã nói về sự hỗ trợ của Đấng Cứu Rỗi:

Anh Cả Kim B. Clark

Xin hãy nhớ những lời này của Đấng Cứu Rỗi: “Ta không ở một mình, vì Cha ở cùng ta” [Giăng 16:32]. Chúng ta cũng vậy. Chúng ta không đơn độc một mình đâu. Chúa Giê Su Ky Tô và Cha Thiên Thượng yêu thương chúng ta, và Hai Ngài ở cùng chúng ta. Bởi vì Chúa Giê Su Ky Tô đã trông cậy Cha của Ngài và hoàn thành sự hy sinh chuộc tội lớn lao, nên chúng ta có thể trông cậy Chúa Giê Su Ky Tô với sự chắc chắn rằng Ngài sẽ giúp đỡ chúng ta. (“Hãy Hướng về Chúa Giê Su Ky Tô,” Liahona, tháng Năm năm 2019, trang 56)

biểu tượng, thảo luận

Thảo Luận để Chuẩn Bị cho Lớp Học

Hãy nghĩ về một thời gian anh chị em đã cảm thấy sự giúp đỡ của Chúa khi anh chị em làm công việc của Ngài. Cũng hãy cân nhắc yêu cầu một người trong gia đình hoặc một người bạn chia sẻ một ví dụ từ cuộc sống của người ấy. Sẵn sàng chia sẻ với lớp học.