2005
Các Ngươi Tìm Chi?
Tháng Năm năm 2005


Các Ngươi Tìm Chi?

Những người chân thành tìm kiếm lẽ thật thì đang tìm ra sự giải đáp cho những thắc mắc của họhọ đang tìm kiếm Chúa qua Giáo Hội phục hồi của Ngài.

Thường rất là khó để theo dõi phần trình diễn của ca đoàn tuyệt vời này. Xin cám ơn ca đoàn một lần nữa về phần âm nhạc tuyệt diệu của các anh chị em.

“Ngày mai, Giăng lại ở đó với hai môn đồ mình;

“Nhìn Đức Chúa Giê Su đi ngang qua, bèn nói rằng: Kìa, Chiên con của Đức Chúa Trời!

“Hai môn đồ nghe lời đó, bèn đi theo Đức Chúa Giê Su.

“Đức Chúa Giê Su vừa xây lại, thấy hai người đi theo mình, thì phán rằng: Các ngươi tìm chi?” (Giăng 1:35–38).

Chúng ta thấy một thế giới ngày nay đang tìm kiếm những sự giải đáp cho câu hỏi: Các ngươi tìm chi? trong nhiều cách thức khác nhau. Có quá nhiều người làm những việc mà không hữu ích cho phần thuộc linh của họ.

Tôi xin minh họa với một kinh nghiệm mà Chủ Tịch Đoàn Giáo Vùng Trung Âu đã có trong khi đi bằng xe lửa đến một buổi họp. Chúng tôi đang tận dụng thời gian với nhau để thảo luận về những công việc chỉ định của mình. Người đàn ông ngồi ngang dãy ghế với chúng tôi trở nên tò mò về cuộc nói chuyện của chúng tôi. Cuối cùng người ấy hỏi: “Các ông theo đạo Tin Lành hay Công Giáo?” Chúng tôi đáp: “Cả hai đều không, chúng tôi là tín hữu của Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô.” Ông nhìn nhận có nghe về Giáo Hội, nhưng rồi nói tiếp: “Các ông không thành công nhiều trong quốc gia này đâu. Chính quyền chỉ công nhận các giáo hội Công Giáo và Tin Lành mà thôi. Họ là các giáo hội duy nhất mà nhận được sự hỗ trợ tài chính của chính quyền. Một giáo hội không thể tồn tại nếu không có sự ủng hộ của chính quyền.”

Chúng tôi cố gắng giải thích rằng Giáo Hội của chúng tôi quản trị rất giỏi mà không cần sự giúp đỡ của chính quyền—rằng chúng tôi sử dụng phương pháp thập phân của Chúa. Người ấy vẫn khăng khăng cho rằng Giáo Hội của chúng ta sẽ không thành công nhiều trong quốc gia của người ấy, và đề nghị chúng tôi nên dồn các nỗ lực của mình vào một nơi nào khác. Dĩ nhiên, chúng tôi làm chứng rằng phương pháp của Chúa thì hữu hiệu và nói cho người ấy biết về tất cả các giáo đường và đền thờ mà chúng ta đang xây cất trên khắp thế giới mà không cần phải trông cậy vào đến những ngân quỹ vay mượn để xây cất chúng. Người ấy dường như rất ngạc nhiên những vẫn còn hoài nghi.

Thấy rằng chúng tôi không thể thuyết phục người ấy rằng một giáo hội có thể tồn tại mà không cần sự hỗ trợ của chính quyền, nên chúng tôi cố gắng thay đổi đề tài. Tôi hỏi: “Điều gì sẽ xảy ra trong quốc gia của ông với những thay đổi đang xảy đến? Dân số giảm và số người nhập cư ngày càng gia tăng cuối cùng sẽ làm cho quý vị thành thiểu số trong chính đất nước của mình.”

Với niềm tự hào dân tộc lớn lao, người ấy đáp: “Điều này sẽ không bao giờ xảy ra.”

Tôi hỏi gặng lại: “Làm thế nào ông có thể giữ vững sự tin tưởng như thế khi số người nhập cư vượt quá tỷ lệ sinh nở của quốc gia ông?” Ông vẫn tiếp tục khăng khăng rằng điều này sẽ không bao giờ xảy ra trong quốc gia của mình—“vâng, thì họ sẽ đóng cửa biên giới của mình trước khi họ để cho điều đó xảy ra.”

Tôi tiếp tục nói: “Làm thế nào quý vị ngăn chặn điều đó với chiều hướng hiện tại của quý vị?”

Lời nói kế tiếp của người ấy làm tôi sửng sốt: “Tôi đã 82 tuổi. Tôi sẽ chết từ lâu trước khi tôi phải đối phó với vấn đề đó.”

Một vấn đề nghiêm trọng mà chúng ta đương đầu trong việc giảng dạy phúc âm cho thế gian là sự hờ hững chung đối với tôn giáo, đối với những sự việc thuộc linh. Đa số người ta rất thoải mái với lối sống hiện tại của họ và cảm thấy không cần phải làm nhiều hơn là việc “hãy ăn đi, hãy uống đi, và hãy vui chơi thỏa thích” (Lu Ca 12:19). Họ không quan tâm đến bất cứ điều gì ngoại trừ bản thân họ—với thời gian ngay trước mắt.

Có quá nhiều người, phần lớn trong các quốc gia đang phát triển của thế giới, đã trở nên trần tục trong những tín ngưỡng và hành động của họ đến nỗi họ lý luận rằng con người có quyền tự trị hoàn toàn. Một cá nhân không cần phải giải trình cho bất cứ ai ngoại trừ cho bản thân mình và, cho đến một phạm vi giới hạn, cho xã hội mà người ấy đang sinh sống.

Xã hội mà lối sống trần tục này bén rễ có một cái giá thuộc linh và luân lý rất cao phải trả. Việc theo đuổi cái gọi là những sự tự do cá nhân, mà không đếm xỉa đến các luật pháp của Chúa đã thiết lập để chi phối con cái của Ngài trên thế gian, thì sẽ đưa đến tai họa cực kỳ trần tục và ích kỷ , sự suy đồi đạo lý của công chúng và cá nhân, và sự coi thường thẩm quyền.

Những xã hội trần tục như thế được mô tả trong Giáo Lý và Giao Ước 1:16: “Chúng không tìm đến Chúa để thiết lập sự ngay chính của Ngài, nhưng mọi người lại đi theo con đường riêng của mình, và theo hình ảnh một Thượng Đế riêng của mình, một hình ảnh theo kiểu thế gian.”

Vì lý do này, Giáo Hội của Chúa đã được chỉ thị phải tuân theo vị tiên tri và tìm kiếm một điều gì khác biệt với điều mà thế gian đang tìm kiếm. Tiếp tục với các câu 17–18 từ tiết 1:

“Vậy nên, ta là Chúa, vì biết trước tai họa sẽ đến với dân cư trên thế gian, nên ta gọi tôi tớ Joseph Smith, Junior của ta, và từ trên trời phán bảo hắn, và ban cho hắn các giáo lệnh;

“Và còn ban các giáo lệnh cho những người khác nữa, để họ cần phải rao truyền những điều này cho thế gian; và ta đã làm tất cả những điều này để những gì do các vị tiên tri đã ghi chép sẽ được ứng nghiệm.”

Chính qua Tiên Tri Joseph Smith mà Giáo Hội của Chúa Giê Su Ky Tô được phục hồi trên thế gian—“từng hàng chữ một, từng lời chỉ giáo một” (GLGƯ 98:12). Với sự trợ giúp của thiên thượng, ông đã phiên dịch và xuất bản Sách Mặc Môn. Các Chức Tư Tế A Rôn và Mên Chi Xê Đéc đã được truyền giao cho ông và Oliver Cowdery, và các giáo lễ thiêng liêng đã được phục hồi để cứu vớt nhân loại.

Chúng ta bạo dạn tuyên bố rằng Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô cung ứng những giải đáp cho câu hỏi: Các ngươi tìm chi? Giáo Hội của chúng ta là phương tiện mà qua đó những người nam và những người nữ tìm ra Đấng Cứu Rỗi và phúc âm của Ngài. Các anh chị em, là những người quy tụ nơi đây trong giáo đoàn đông đảo này, và còn có một số đông hơn các tín hữu xem đại hội này trên khắp thế giới, được ban phước dồi dào bởi vì các anh chị em đều tìm kiếm và tìm ra Giáo Hội phục hồi.

Giáo Hội ra đời là do kết quả của một sự phục hồi chứ không phải là một sự cải cách. Những kinh nghiệm mới đây của tôi ở Trung Âu chắc chắn đã gia tăng sự kính trọng của tôi đối với vai trò của các vị lãnh đạo Ky Tô Hữu đầu tiên mà đã tiến hành một sự cải cách. Nó bắt đầu với các nỗ lực của họ để sửa đổi một số lỗi lầm trong giáo lý mà đã đến trong thời kỳ bội giáo từ Giáo Hội mà đã được thiết lập bởi Đấng Cứu Rỗi của chúng ta trong thời gian giáo vụ trần thế của Ngài. Joseph Smith là vị tiên tri của Thượng Đế, phát ngôn viên của Chúa, và là người phục hồi mọi điều quan trọng để xây đắp vương quốc của Thượng Đế và chuẩn bị cho ngày tái lâm của Chúa Giê Su Ky Tô. Khi chúng ta tìm kiếm Ngài, thì điều quan trọng là chúng ta tìm kiếm Ngài qua Giáo Hội của Ngài. Chính qua Giáo Hội phục hồi của Ngài mà chúng ta nhận được tất cả các giáo lễ cứu rỗi cần thiết để trở về cùng Ngài.

Tôi muốn tất cả các tín hữu của Giáo Hội biết rằng tôi đã học được từ công việc chỉ định hiện nay của mình rằng việc chia sẻ Phúc Âm của Chúa Giê Su Ky Tô gồm có những thử thách mà tôi không hề tưởng tượng được trước đó. Vậy mà, mỗi ngày tôi thấy những dấu hiệu mới của sự hy vọng, hầu hết nhờ vào các phước lành của Chúa, mà cũng là các nỗ lực của các vị lãnh đạo, các tín hữu, và những người truyền giáo trong khu vực đó của thế giới. Những người chân thành tìm kiếm lẽ thật thì đang tìm ra sự giải đáp cho những thắc mắc của họ—họ đang tìm kiếm Chúa qua Giáo Hội phục hồi của Ngài. Tôi xin đưa ra cho các anh chị em ba ví dụ: một người cha, một người trẻ tuổi độc thân, và một chị phụ nữ độc thân mà đã tìm ra một đức tin và hy vọng mới trong cuộc sống của họ.

Một gia đình bốn người, thoạt đầu được những chị truyền giáo tiếp xúc, và ngay từ lúc đầu người mẹ và con cái của mình đã thường xuyên đọc Sách Mặc Môn, cầu nguyện hằng ngày, và muốn tham dự nhà thờ. Tuy nhiên, người cha đã phản đối—không giống như người vợ, ông ấy không thuộc vào tín ngưỡng Ky Tô hữu, và chưa cảm thấy sẵn sàng để tái đánh giá tín ngưỡng của mình.

Các chị truyền giáo được soi dẫn để tập trung những sự giảng dạy của họ về Chúa Giê Su Ky Tô. Theo lời của họ:

“Chúng tôi giảng dạy về Joseph Smith, về đức tin của ông nơi Đấng Ky Tô, về điều chúng tôi học biết về Đấng Ky Tô từ Khải Tượng Thứ Nhất, và chứng ngôn của Vị Tiên Tri về Đấng Cứu Rỗi. Mọi điều mà chúng tôi cùng đọc hoặc mời họ đọc chung với gia đình về Sách Mặc Môn đều giảng dạy họ thêm về Đấng Cứu Chuộc của chúng ta. Đó là khi chúng tôi bắt đầu thấy được sự tiến triển. Họ trưng bày hình của Đấng Ky Tô một cách hãnh diện trong phòng gia đình của họ—đó là bức hình mà chúng tôi tặng họ làm quà.”

Tấm lòng của người cha thay đổi khi người vợ thông báo rằng chị ấy muốn chịu phép báp têm, và các con trai của người ấy quyết định cầu nguyện để biết họ cũng nên chịu phép báp têm hay không. Từ giây phút đó trở đi, người ấy đã đều đặn đọc Sách Mặc Môn, và cầu nguyện về phép báp têm. Ước muốn chân thành của người ấy để biết Giáo Hội có chân chính không đã thay đổi người ấy, và người ấy trở thành người lãnh đạo tinh thần trong nhà của mình. Ngay trước khi người ấy và gia đình chịu phép báp têm, người ấy đã hỏi xin một giấy đóng tiền thập phân và một phong bì. Người ấy không muốn trì hoãn việc tuân giữ các lệnh truyền dù chỉ một giây.

Trong một trường hợp khác, một người anh em trẻ tuổi, kém tích cực được trở nên tích cực trở lại nhờ vào việc thiết lập chương trình Outreach Initiative để mang những người trẻ tuổi độc thân thuộc lứa tuổi 18 đến 30 đến sinh hoạt tích cực trong Giáo Hội. Vào đêm sinh hoạt đầu tiên ở một trong số các tòa nhà của Giáo Hội chúng ta, người anh em này là người độc nhất không phải là người truyền giáo tham dự, nhưng trong vòng một vài tuần, người ấy đã mang khoảng 30 người khác đến buổi họp tối gia đình và đến những sinh hoạt khác.

Người anh em này là người thiết kế Trang Mạng— người ấy và một người cộng sự đã mở một công ty thiết kế Trang Mạng của họ. Người ấy hiện sống chung với hai người ngoại đạo, cả hai đều làm việc cho công ty thiết kế trang mạng của người ấy. Người ấy rất bạo dạn về việc chia sẻ chứng ngôn của mình. Một trong những người bạn đồng nghiệp của người ấy trước đây đã nghiên cứu về thần học Ky Tô giáo và người anh em này giới thiệu người ấy với những người truyền giáo đang làm việc trong chương trình những người trẻ tuổi độc thân. Giờ đây, người bạn đồng nghiệp của người ấy tham dự đều đặn các sinh hoạt, và người anh em mà đã được giúp trở nên tích cực hoạt động trở lại phụ giúp những người truyền giáo khi họ giảng dạy người bạn đồng nghiệp, bằng cách thêm chứng ngôn của mình về lẽ trung thực của phúc âm vào chứng ngôn của những người truyền giáo.

Trong một trường hợp khác nữa, một thiếu nữ ở Hamburg, nước Đức đang vất vả tìm kiếm ý nghĩa thuộc linh cho cuộc sống của mình. Chị bắt đầu cầu nguyện và cầu vấn Thượng Đế điều mà chị nên làm. Một buổi sáng nọ, sau ba ngày nhịn ăn và cầu nguyện nhiều, chị đi bộ từ nhà mình đến trạm xe buý t. Khi đến đó, chị nhận biết rằng chị đã bỏ quên một số chìa khóa mà chị cần trong ngày đó ở nhà. Chị trở về nhà, lấy chìa khóa, và đi trở lại trạm xe buý t. Chị hoàn toàn rối trí khi chị thấy rằng chị đã bị trễ chuyến xe buý t mà chị thường đi.

Trong lúc ấy, hai người truyền giáo đang đi trên chiếc xe buý t gần thành phố Hamburg. Khi họ đang đi, đột nhiên họ có ấn tượng rằng họ nên nói chuyện với người đầu tiên mà họ gặp sau khi xuống xe buý t. Hai anh cả xuống xe buý t và lập tức trông thấy người phụ nữ này. Họ nói chuyện sơ qua với chị ấy về Giáo Hội và làm một cuộc hẹn để giảng dạy chị ấy. Chị có ngay một cảm giác rằng bằng cách nào đó những anh cả này được gửi đến chị như là một sự đáp ứng cho những lời cầu nguyện của mình. Các tín hữu tốt của Giáo Hội cùng với những người truyền giáo giảng dạy chị ấy và giúp chị ấy cảm thấy như là một phần tử đặc biệt của tiểu giáo khu. Chị ấy chấp nhận sứ điệp về phúc âm phục hồi của Chúa Giê Su Ky Tô và chịu phép báp têm trong vòng ba tuần. Chị ấy hiện đang làm việc trong chương trình Hội Thiếu Nữ của tiểu giáo khu.

Trong thời gian giáo vụ trần thế của Ngài, Chúa đã nhận biết nhu cầu để có được một cấu trúc vững vàng để xây đắp đức tin trong lòng của các tín hữu của Giáo Hội Ngài, và để giữ cho họ tăng trưởng trong phúc âm của Ngài. Gia đình này, người anh em này, và người chị em này đều tìm ra Đấng Cứu Rỗi qua việc tìm kiếm và được củng cố bởi Giáo Hội của Ngài.

Sau khi Các Sứ Đồ chết, không có sự lãnh đạo nòng cốt để chỉ dẫn và hướng dẫn Giáo Hội, nên Giáo Hội đã trôi giạt vào sự bội giáo. Bài học lịch sử đặc biệt này thì rất rõ ràng: cần phải có được một Giáo Hội quản trị trung ương dưới sự hướng dẫn của Đấng Cứu Rỗi, mà cung ứng các giáo lý và giao ước cần thiết cho sự cứu rỗi và sự tôn cao.

Kinh Thánh đưa ra nhiều bằng chứng rằng Chúa trong thời gian giáo vụ trần thế của Ngài đã thiết lập Giáo Hội của Ngài với thẩm quyền và tổ chức thích đáng. Chẳng hạn, Phao Lô đã tuyên bố:

“Ấy chính Ngài đã cho người nầy làm sứ đồ, kẻ kia làm tiên tri, người khác làm thầy giảng Tin lành, kẻ khác nữa làm mục sư và giáo sư.

“Để các thánh đồ được trọn vẹn về công việc chức dịch và sự gây dựng thân thể Đấng Ky Tô:

“Cho đến chừng chúng ta thảy đều hiệp một trong đức tin và trong sự hiểu biết Con Đức Chúa Trời, mà nên bậc thành nhơn, được tầm thước vóc giạc trọn vẹn của Đấng Ky Tô:

“Ngài muốn chúng ta không như trẻ con nữa, bị người ta lừa đảo, bị mưu chước dỗ dành làm cho lầm lạc, mà day động và dời đổi theo chiều gió của đạo lạc;

“Nhưng muốn cho chúng ta lấy lòng yêu thương nói ra lẽ chơn thật, để trong mọi việc chúng ta đều được thêm lên trong Đấng làm đầu, tức là Đấng Ky Tô” (Ê Phê Sô 4:11–15).

Chúng ta nói trong tín điều thứ sáu của mình: “Chúng tôi tin ở cùng một loại tổ chức mà đã có trong Giáo Hội Nguyên Thủy, nghĩa là cũng có các vị sứ đồ, tiên tri, giám trợ, thầy giảng, các vị rao giảng Phúc Âm, và vân vân.”

Như vậy chúng ta tuyên bố cùng thế giới rằng chức tư tế đã được phục hồi, chính quyền của Thượng Đế ở trên thế gian, mẫu mực của Ngài được thiết lập để dẫn dắt chúng ta trở về nơi hiện diện của Ngài. Chúng ta tin rằng chúng ta có sự giải đáp tốt nhất cho câu hỏi: Các ngươi tìm chi? Như Đấng Cứu Rỗi đã dạy: “Nhưng trước hết hãy tìm kiếm, hãy tìm kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài, thì Ngài sẽ cho thêm các ngươi mọi điều ấy nữa” (Ma Thi Ơ 6:33).

Cũng giống như một tòa nhà được xây cất mỗi lần một viên gạch, Giáo Hội chân chính của Đấng Cứu Rỗi được xây đắp mỗi lần trên một sự cải đạo, một chứng ngôn, một phép báp têm. Cầu xin cho tất cả chúng ta đều tìm kiếm, tìm ra và xây đắp Giáo Hội của Ngài bất cứ nơi nào chúng ta đang sống là lời cầu nguyện khiêm nhường của tôi, trong tôn danh của Đấng mà chúng ta tìm kiếm, chính là Chúa Giê Su Ky Tô, A Men.