2007
Trở Thành Công Cụ trong Tay Thượng Đế bằng cách Chăm Sóc Người Nghèo Khó và Túng Thiếu
Tháng Tư năm 2007


Tiếng Nói của Các Thánh Hữu Ngày Sau

Trở Thành Công Cụ trong Tay Thượng Đế bằng cách Chăm Sóc Người Nghèo Khó và Túng Thiếu

Hãy thành tâm chọn ra và đọc từ sứ điệp này những đoạn thánh thư và những lời giảng dạy đáp ứng nhu cầu của các chị em phụ nữ mà các chị em thăm viếng. Hãy chia sẻ các kinh nghiệm và chứng ngôn của các chị em. Mời những người mà các chị em giảng dạy cũng làm điều đó.

Chúa Phán Gì về việc Chăm Sóc Người Nghèo Khó và Túng Thiếu?

Anh Cả Russell M. Nelson thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ: “Cha Thiên Thượng của chúng ta quan tâm đến [người nghèo khó và túng thiếu]. Họ đều là con cái của Ngài… . Người nghèo khó—nhất là các góa phụ, những trẻ mồ côi và người lạ—đã từng là mối quan tâm của Thượng Đế và người ngay chính… . Các phước lành đã được hứa cho những người chăm sóc người nghèo khó” (“In the Lord’s Own Way,” Ensign, tháng Năm năm 1986, 25).

Ma Thi Ơ 25:3740: “Lúc ấy, người công bình sẽ thưa rằng: Lạy Chúa, khi nào chúng tôi đã thấy Chúa đói, mà cho ăn; hoặc khát, mà cho uống?

“Lại khi nào chúng tôi đã thấy Chúa là khách lạ mà tiếp rước; hoặc trần truồng mà mặc cho?

“Hay là khi nào chúng tôi đã thấy Chúa đau, hoặc bị tù, mà đi thăm viếng Chúa?

“Vua sẽ trả lời rằng: Quả thật, ta nói cùng các ngươi, hễ các ngươi đã làm việc đó cho một người trong những người rất hèn mọn này của anh em ta, ấy là đã làm cho chính mình ta vậy.”

Làm Thế Nào Tôi Có Thể Là Công Cụ trong Tay Thượng Đế để Chăm Sóc Những Người Khác?

Mô Si A 4:26: “Các người nên san xẻ những của cải của mình cho người nghèo khó, mỗi người tùy theo những gì mình có, như đem thức ăn cho kẻ đói, đem áo quần cho kẻ thiếu mặc, thăm viếng kẻ bệnh, và trợ giúp họ về tinh thần lẫn vật chất, tùy theo nhu cầu của họ.”

Anh Cả Henry B. Eyring thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ: “Tôi sẽ không bao giờ xem việc giảng dạy tại gia hoặc thăm viếng tại gia chỉ như là các chương trình… . Công việc như vậy là một cơ hội chứ không phải là một gánh nặng… . Mỗi tín hữu đã lập giao ước để làm những công việc nhân từ như Đấng Cứu Rỗi thường làm. Vậy nên, bất cứ sự kêu gọi nào để làm chứng và để chăm sóc những người khác đều không phải là một sự đòi hỏi để phục vụ thêm, mà đó là một phước lành đã được Cha Thiên Thượng nhân từ và Vị Nam Tử của Ngài, Chúa Giê Su Ky Tô ban cho… . Mỗi sự kêu gọi là một dịp để chứng tỏ các phước lành nào đang đến từ việc làm một dân giao ước và mỗi sự kêu gọi là một cơ hội mà các [anh] chị em đồng ý chịu trách nhiệm” (“Witnesses for God,” Ensign, tháng Mười Một năm 1996, 31).

Giám Trợ H. David Burton, Giám Trợ Chủ Tọa: “Tiên Tri Joseph Smith đã dạy rằng trách nhiệm của chúng ta là ‘cho người đói ăn, quần áo cho người thiếu mặc, lo liệu cho người góa bụa, lau khô lệ của trẻ mồ côi, an ủi người buồn khổ, dù trong giáo hội này hoặc trong bất cứ giáo hội nào khác, hay không ở trong một giáo hội nào cả, bất cứ nơi nào mà ta tìm thấy họ’ (Times and Seasons, ngày 15 tháng Ba năm 1842, 732). Cầu xin cho chúng ta được rộng rãi với thời giờ và hào phóng trong những đóng góp của mình để chăm sóc những người đau khổ” (“Go, and Do Thou Likewise,” Ensign, tháng Năm năm 1997, 77).

Bonnie D. Parkin, chủ tịch trung ương Hội Phụ Nữ: “Nhà Kho của Chúa—nơi mà ‘đầy đủ và còn dư nữa’—là [tượng trưng] cho sức mạnh mà Chúa đã đặt nơi mỗi người chúng ta (GLGƯ 104:17). Nhà kho đó chính là một người phụ nữ giúp đỡ một người khác. Đó là một chị phụ nữ phát triển một tình bạn thân thiết với chị phụ nữ mà mình thăm viếng giảng dạy. Đó là các chị em và tôi với sức mạnh, kỹ năng và tài năng của mình để ban phước cuộc sống của một người khác” (“Welfare, the Crowning Principle of a Christian Life,” BYU Women’s Conference, ngày 1 tháng Năm năm 2003, 3).

In