2007
Các Cửa Sổ trên Trời
Tháng Tư năm 2007


Các Cửa Sổ trên Trời

Hình Ảnh

Tôi nhận được công việc làm thật sự được trả tiền khi tôi khoảng 13 tuổi. Tôi là cậu bé đi giao báo. Tôi vẫn còn nhớ cưỡi chiếc xe đạp của mình quanh khu xóm của tôi ở Thành Phố Salt Lake, ném tờ báo lên trên các bậc thềm trước nhà của những người hàng xóm. Tôi đã không kiếm được nhiều tiền với công việc làm ấy, nhưng mỗi tháng khi tôi nhận được tiền lương của mình, thì chắc chắn là tôi sẽ đóng tiền thập phân. Cha mẹ của tôi đã nêu gương đóng tiền thập phân và tôi biết đó là lệnh truyền từ Chúa (xin xem GLGƯ 119:3õ4).

Tôi nhớ đã tham dự buổi họp giải quyết tiền thập phân với cha mẹ tôi khi tôi còn là một đứa bé. Buổi họp với vị giám trợ và việc tự mình khai là một người đóng tiền thập phân trọn vẹn là điều rất tự nhiên. Ngay cả khi tôi đã lớn tuổi hơn và bắt đầu kiếm được nhiều tiền hơn thì tôi vẫn luôn luôn đóng tiền thập phân trước tiên.

Khi trở thành một người cha, thì điều quan trọng cho tôi là mỗi đứa con của tôi đi gặp riêng vị giám trợ tại buổi họp giải quyết tiền thập phân. Vợ tôi và tôi cố gắng dạy cho chúng từ lúc còn nhỏ về việc đóng tiền thập phân trên số tiền nhỏ mà chúng tôi cho chúng để khi chúng lớn lên thì đó là một điều mà chúng đã thấy được các phước lành về việc đóng tiền thập phân và biết điều chúng cần phải làm.

Các Phước Lành Sẽ Đến

Khi Chị Richards và tôi mới kết hôn thì chúng tôi đang đi học và có rất ít lợi tức để tiêu xài. Việc đóng tiền thập phân của chúng tôi là một sự hy sinh lớn lao. Nhưng Chị Richards ngay cả không bao giờ nghĩ đến việc sử dụng tiền thập phân của chúng tôi cho những thứ khác mà chúng tôi rất cần, như thức ăn và tiền mướn nhà. Vợ tôi nhất định rằng chúng tôi phải đóng tiền thập phân trước và chúng tôi luôn luôn làm vậy. Đôi khi chúng tôi chỉ còn lại một xu khi tất cả các hóa đơn của mình đã được thanh toán, nhưng dường như chúng tôi luôn luôn có vừa đủ để thanh toán các hóa đơn. Đó là một phước lành từ việc sử dụng đức tin của mình để đóng tiền thập phân.

Một phước lành mà tôi tin rằng đã đến từ việc đóng tiền thập phân là trong nghề nghiệp của mình, tôi chưa bao giờ phải bị thất nghiệp lâu. Vào thời điểm đầu của nghề nghiệp của mình, tôi đã bị cho nghỉ việc và trong vòng hai tuần tôi đã có được một công việc làm khác kiếm được nhiều tiền hơn công việc làm trước đó. Trong 25 năm làm việc cho một công ty, tôi đã trải qua nhiều giai đoạn mà các nhân viên quanh tôi bị cho nghỉ việc nhưng tôi thì không. Tôi tin rằng Chúa đã ban phước cho tôi vì tôi đóng tiền thập phân.

Các em trẻ tuổi thân mến, nếu các em chịu sử dụng đức tin cần thiết để đóng tiền thập phân, thì tôi hứa với các em rằng các em sẽ được phước. Bất kể số tiền đóng góp của các em dường như nhỏ như thế nào đi nữa thì cũng cứ đóng nó một cách không ngần ngại. Hãy làm điều đó đầu tiên khi các em kiếm được tiền. Các em sẽ phát triển đức tin để làm những điều mà các em có lẽ không nghĩ rằng các em có khả năng để đạt được. Các em sẽ khôn ngoan hơn trong cách mà các em quản lý tiền bạc của mình, và các em sẽ đạt được sự bảo đảm tuyệt vời mà có được từ việc biết rằng các em đang làm điều mà Chúa đòi hỏi nơi các em. Điều này sẽ là một nguồn sức mạnh, và các em sẽ có thể tận dụng sức mạnh đó trong tương lai.

Tôi biết rằng Chị Richards và tôi đã nhận được nhiều phước lành do việc đóng tiền thập phân. Tôi cũng làm chứng về sự dư dật các phước lành mà đến với Các Thánh Hữu Ngày Sau trung tín trong những phần đất hẻo lánh của thế giới nhờ vào việc họ sẵn lòng đóng tiền thập phân.

Giáo Hội ở Ấn Độ

Một việc tình cờ đặc biệt đã tạo một ấn tượng mạnh mẽ đối với tôi. Vào năm 2000, tôi có cơ hội tham dự lễ động thổ của ngôi nhà Thánh Hữu Ngày Sau đầu tiên ở Ấn Độ mà sẽ được xây cất mới hoàn toàn. Địa điểm của ngôi giáo đường này là ở Rajahmundry, một thành phố gần bờ biển phía đông của quốc gia ấy. Đó là một thành phố khá nhỏ đối với Ấn Độ, mặc dù có khoảng ba triệu người dân sống ở đó.

Tôi đi đến Rajahmundry với vợ tôi; vị chủ tịch phái bộ truyền giáo, Ebenezer Solomon; và vợ của ông. Khi chúng tôi đến ga xe lửa đông đúc ở Rajahmundry, tôi cảm thấy thương hại cho nhiều người mà tôi thấy đang sống trong cảnh nghèo nàn cùng cực. Có rất nhiều người ngủ trên sàn nhà bất cứ nơi nào mà có một chỗ trống. Khi chúng tôi đến địa điểm hành lễ, tôi thấy một sự trái ngược giữa cảnh nghèo khổ mà tôi vừa chứng kiến với niềm vui mà tôi thấy trên gương mặt của các tín hữu đang quy tụ lại để chào đón chúng tôi. Họ tươi cười rạng rỡ và vẫy tay chào khi chúng tôi tiến đến gần. Họ thật vui vẻ và đầy phấn khởi. Trong khi đó họ cũng sống trong những hoàn cảnh nghèo nàn bởi một số tiêu chuẩn, nhưng không có dấu hiệu thất vọng hoặc chán nản.

Ngay lập tức tôi bắt đầu hiểu lý do tại sao địa điểm này đã được chọn cho một giáo đường. Tôi thú nhận rằng tôi có phần thiếu tự tin về lý do mà những tài nguyên của Giáo Hội đã được tập trung vào địa điểm hẻo lánh này. Nhưng sau khi tôi có một cuộc họp ngắn với Các Thánh Hữu ở Rajahmundry, thì tất cả mọi thắc mắc của tôi đã được giải đáp. Các Thánh Hữu Ngày Sau này đã rất trung tín và phấn khởi để có được nhà hội của riêng họ.

Đồng Tiền của Người Đàn Bà Góa

Sau buổi lễ động thổ, Chủ Tịch Solomon giới thiệu với tôi bốn góa phụ mà đã chịu phép báp têm vài năm trước đó. Họ đều ở vào khoảng 70 tuổi. Chủ Tịch cho tôi biết rằng các phụ nữ này đều là những người đóng tiền thập phân trọn vẹn kể từ lúc họ chịu phép báp têm. Tôi rất cảm kích rằng trong một khu vực mà có rất nhiều nhu cầu như thế, các chị phụ nữ trung tín này đã không bỏ lỡ cơ hội để đóng tiền thập phân của mình, mặc dù tôi biết chắc rằng đó là một sự hy sinh đối với họ.

Tôi hỏi Chủ Tịch Solomon là mỗi chị phụ nữ thường đóng khoảng bao nhiêu tiền thập phân mỗi tháng. Ông đưa cho tôi xem một con số bằng đồng rupi, loại tiền tệ được dùng ở Ấn Độ. Tôi không hiểu về số tiền đó nên tôi hỏi ông là họ thường đóng bao nhiêu bằng tiền Mỹ kim. Tôi sẽ không bao giờ quên câu trả lời của ông: “Họ thường đóng từ một xu rưỡi đến hai xu.” Tôi lại được nhắc nhở rằng việc đóng tiền thập phân không phải là về vấn đề tiền bạc mà nó đòi hỏi đức tin! Thật là điều khiêm nhường để nhận thấy rằng phước lành của một giáo đường đã đến với Các Thánh Hữu này nhờ vào sự sẵn lòng của họ để hy sinh bằng cách đóng tiền thập phân—mặc dù đó chỉ là những đồng xu. Tôi chắc rằng Chúa sẽ phải biến các đồng xu đó thành nhiều triệu Mỹ kim.

Tiền thập phân không phải là một lệnh truyền về tiền bạc—mà đó là một nguyên tắc của đức tin. Chúa đòi hỏi 10 phần trăm của lợi tức của chúng ta và chờ xem chúng ta có sử dụng đức tin nơi Ngài để thực hiện sự hy sinh đó không. Các Thánh Hữu ở Rajahmundry đã có được đức tin đó.

Tôi rất cảm kích khi chúng tôi đến địa điểm của tòa nhà sắp xây cất và thấy một tấm thảm đỏ trải ra từ con đường đến cái lều lớn nơi mà Các Thánh Hữu đang quy tụ. Tấm thảm dài khoảng 30 thước. Dưới cái lều đó là những cái ghế nhung đỏ. Chúng rất lớn và đồ sộ. Tấm thảm và những cái ghế đã sờn mòn nhưng đó là những gì tốt nhất mà Các Thánh Hữu có. Họ thường không cho những gì kém hơn. Đó là một kinh nghiệm đầy khiêm tốn đối với tôi. Các Thánh Hữu này ở Rajahmundry đã nêu gương để dâng lên Chúa một cách trung tín cho dù đó là việc đóng tiền thập phân hoặc cung ứng những tiện nghi tốt nhất cho các vị lãnh đạo Giáo Hội đến thăm viếng.

Có lẽ dường như đối với các em thì 10 phần trăm lợi tức của các em, nhỏ hay lớn, cũng không thể làm đuợc gì nhiều hoặc không quan trọng lắm. Tôi hứa với các em rằng nó rất quan trọng. Việc các em sống theo luật thập phân bây giờ thì rất quan trọng vì nó sẽ củng cố đức tin của các em và chuẩn bị các em cho những thử thách sau này.

Chúa ban cho chúng ta một lời hứa rằng nếu chúng ta chịu tuân theo các giáo lệnh của Ngài, thì chắc chắn Ngài cung ứng cho chúng ta phước lành đã được hứa (xin xem GLGƯ 82:10; 130:21). Tôi làm chứng về phước lành đó trong cuộc sống của Các Thánh Hữu ở Rajahmundry, và các em có thể làm chứng về phước lành đó trong cuộc sống của các em nếu các em chịu trung tín trong việc đóng tiền thập phân.

In