Viện Giáo Lý
Bài học 7 Tài Liệu Chuẩn Bị cho Lớp Học: Sự Phục Hồi Chức Tư Tế


“Bài học 7 Tài Liệu Chuẩn Bị cho Lớp Học: Sự Phục Hồi Chức Tư Tế”, Các Nền Tảng của Sự Phục Hồi, Tài Liệu Chuẩn Bị cho Lớp Học (năm 2019)

“Bài học 7 Tài Liệu Chuẩn Bị cho Lớp Học”, Các Nền Tảng của Sự Phục Hồi, Tài Liệu Chuẩn Bị cho Lớp Học

Bài học 7 Tài Liệu Chuẩn Bị cho Lớp Học

Sự Phục Hồi Chức Tư Tế

Joseph Smith Baptizes Oliver Cowdery (Joseph Smith Làm Phép Báp Têm cho Oliver Cowdery), tranh do Del Parson họa

Hãy nghĩ về lần cuối cùng các em tham gia vào một giáo lễ chức tư tế hoặc nhận được một phước lành chức tư tế. Các em đã cảm nhận điều gì từ kinh nghiệm đó? Khi các em học, hãy cân nhắc cách thẩm quyền và các chìa khóa của chức tư tế đã cung cấp cho các em quyền nhận được các phước lành của phúc âm phục hồi của Chúa Giê Su Ky Tô.

Phần 1

Chúa đã phục hồi thẩm quyền của chức tư tế cho thế gian như thế nào?

Joseph Smith và Oliver Cowdery có câu hỏi về thẩm quyền của chức tư tế khi họ phiên dịch Sách Mặc Môn. Joseph và Oliver đã đọc trong Nê Phi 3 rằng sau khi Chúa Giê Su dạy mười hai môn đồ Nê Phi của Ngài rằng phép báp têm là cần thiết cho sự cứu rỗi, sau đó, Ngài ban thẩm quyền chức tư tế cho các môn đồ để làm phép báp têm (xin xem Joseph Smith—Lịch Sử 1:68; 3 Nê Phi 11:21–27).

Joseph và Oliver rất quan tâm đến những lời giảng dạy này. … Joseph chưa bao giờ được làm phép báp têm, và ông muốn biết thêm về giáo lễ và thẩm quyền cần thiết để thực hiện phép báp têm.

Vào ngày 15 tháng Năm năm 1829, trời hết mưa, Joseph và Oliver bước vào khu rừng gần Sông Susquehanna. Họ quỳ xuống, cầu vấn Thượng Đế về phép báp têm và sự xá miễn các tội lỗi. Khi họ cầu nguyện, tiếng nói của Đấng Cứu Chuộc đã phán sự bình an với họ và một thiên sứ hiện đến trong đám mây ánh sáng. Người tự giới thiệu mình là Giăng Báp Tít và đặt tay lên đầu họ. Niềm vui tràn ngập lòng họ khi tình yêu thương của Thượng Đế bao quanh họ. (Các Thánh Hữu: Câu Chuyện về Giáo Hội của Chúa Giê Su Ky Tô trong Những Ngày Sau, tập 1, Cờ Hiệu về Lẽ Thật, 1815–1846 [2018], trang 66–67)

Upon You My Fellow Servants (Hỡi Các Ngươi Cũng Là Tôi Tớ Như Ta), tranh do Linda Curley Christensen họa

Sau đó, Giăng Báp Tít đã truyền giao Chức Tư Tế A Rôn cho họ, như được ghi lại trong Joseph Smith—Lịch SửGiáo Lý và Giao Ước 13.

biểu tượng, học tập

Học Tập để Chuẩn Bị cho Lớp Học

Đọc Joseph Smith—Lịch Sử 1:68–70, 72. (Xin xem Giáo Lý và Giao Ước 13.)

Một thời gian sau khi Joseph Smith và Oliver Cowdery nhận được Chức Tư Tế A Rôn từ Giăng Báp Tít, họ nhận được Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc từ Phi Ê Rơ, Gia Cơ, và Giăng (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 27:12–13). Không rõ ngày cụ thể của sự kiện này. Tuy nhiên, bằng chứng lịch sử cho thấy là sự kiện này xảy ra vào tháng Năm hoặc tháng Sáu năm 1829. (Xin xem Larry C. Porter, “The Restoration of the Aaronic and Melchizedek Priesthoods,” Ensign, tháng Mười Hai năm 1996, trang 30–47.)

Tiếng Nói của Phi Ê Rơ, Gia Cơ, và Giăng, tranh do Linda Curley Christensen họa

Chúa dần dần mặc khải thêm về chức tư tế và các chức năng của nó và đã gửi những sứ giả có cam kết ban thêm chìa khoá của chức tư tế cho Joseph Smith và Oliver Cowdery. Biểu đồ sau đây minh họa cho sự phục hồi này.

Sự Phục Hồi của Thẩm Quyền, Các Chìa Khóa và Sự Hiểu Biết của Chức Tư Tế

Ngày

Các Sứ Giả Thiên Thượng và Những Điều Mặc Khải

Thẩm Quyền, Chìa Khóa và Sự Hiểu Biết của Chức Tư Tế Đã Phục Hồi

Ngày

1829

Các Sứ Giả Thiên Thượng và Những Điều Mặc Khải

Giăng Báp Tít

Thẩm Quyền, Chìa Khóa và Sự Hiểu Biết của Chức Tư Tế Đã Phục Hồi

Truyền giao thẩm quyền và các chìa khoá của Chức Tư Tế A Rôn (Giáo Lý và Giao Ước 13)

Ngày

1829

Các Sứ Giả Thiên Thượng và Những Điều Mặc Khải

Phi E Rơ, Gia Cơ, và Giăng

Thẩm Quyền, Chìa Khóa và Sự Hiểu Biết của Chức Tư Tế Đã Phục Hồi

Truyền giao Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc và các chìa khóa của vương quốc (Giáo Lý và Giao Ước 27:12-13)

Ngày

1830

Các Sứ Giả Thiên Thượng và Những Điều Mặc Khải

Giáo Lý và Giao Ước 20

Thẩm Quyền, Chìa Khóa và Sự Hiểu Biết của Chức Tư Tế Đã Phục Hồi

Mặc khải các thủ tục cho phép báp têm và Tiệc Thánh và đề ra bổn phận của những người nắm giữ chức tư tế

Ngày

1832

Các Sứ Giả Thiên Thượng và Những Điều Mặc Khải

Giáo Lý và Giao Ước 84

Thẩm Quyền, Chìa Khóa và Sự Hiểu Biết của Chức Tư Tế Đã Phục Hồi

Mặc khải lịch sử, mục đích và giao ước của chức tư tế

Ngày

1831, 1835

Các Sứ Giả Thiên Thượng và Những Điều Mặc Khải

Giáo Lý và Giao Ước 107

Thẩm Quyền, Chìa Khóa và Sự Hiểu Biết của Chức Tư Tế Đã Phục Hồi

Mặc khải việc đặt tên, quản trị và cấu trúc của các chức phẩm và nhóm túc số chức tư tế

Ngày

1836

Các Sứ Giả Thiên Thượng và Những Điều Mặc Khải

Môi Se

Thẩm Quyền, Chìa Khóa và Sự Hiểu Biết của Chức Tư Tế Đã Phục Hồi

Trao các chìa khóa để quy tụ gia tộc Y Sơ Ra Ên (Giáo Lý và Giao Ước 110:11)

Ngày

1836

Các Sứ Giả Thiên Thượng và Những Điều Mặc Khải

Ê Li A

Thẩm Quyền, Chìa Khóa và Sự Hiểu Biết của Chức Tư Tế Đã Phục Hồi

Trao “gian kỳ phúc âm của Áp Ra Ham” (Giáo Lý và Giao Ước 110:12)

Ngày

1836

Các Sứ Giả Thiên Thượng và Những Điều Mặc Khải

Ê Li

Thẩm Quyền, Chìa Khóa và Sự Hiểu Biết của Chức Tư Tế Đã Phục Hồi

Trao các chìa khóa của quyền năng gắn bó (Giáo Lý và Giao Ước 110:13–16)

Ngày

1839

Các Sứ Giả Thiên Thượng và Những Điều Mặc Khải

Giáo Lý và Giao Ước 121:34–46

Thẩm Quyền, Chìa Khóa và Sự Hiểu Biết của Chức Tư Tế Đã Phục Hồi

Mặc khải sự hiểu biết về hành vi của những người nắm giữ chức tư tế

Ngày

Không Biết

Các Sứ Giả Thiên Thượng và Những Điều Mặc Khải

A Đam, Gáp Ri Ên, Raphael và các thiên sứ khác

Thẩm Quyền, Chìa Khóa và Sự Hiểu Biết của Chức Tư Tế Đã Phục Hồi

Rao truyền về gian kỳ, các quyền, các chìa khóa và quyền năng của chức tư tế (Giáo Lý và Giao Ước 128:21)

Ngày

1978

Các Sứ Giả Thiên Thượng và Những Điều Mặc Khải

Bản Tuyên Ngôn Chính Thức 2

Thẩm Quyền, Chìa Khóa và Sự Hiểu Biết của Chức Tư Tế Đã Phục Hồi

Mặc khải rằng tất cả các tín hữu nam xứng đáng của Giáo Hội Chúa Giê Su Ky Tô có thể nhận được chức tư tế

Xin lưu ý: Ý nghĩa của các chìa khóa chức tư tế cụ thể sẽ được thảo luận nhiều hơn trong bài học 16, “Đền Thờ Kirtland và Các Chìa Khóa của Chức Tư Tế”.

biểu tượng, suy ngẫm

Suy Ngẫm để Chuẩn Bị cho Lớp Học

Làm thế nào chứng ngôn của các em về chức tư tế đã được củng cố qua việc biết về cách thức nó đã được phục hồi trên thế gian?

Phần 2

Mối quan hệ giữa thẩm quyền chức tư tế và các chìa khoá chức tư tế là gì?

Chủ Tịch Joseph F. Smith đã dạy:

Nói chung, Chức Tư Tế là thẩm quyền được ban cho người nam để hành động thay cho Thượng Đế. Mỗi người nam được sắc phong vào bất cứ đẳng cấp nào của Chức Tư Tế đều có thẩm quyền này ủy thác cho mình.

Nhưng điều cần thiết là mỗi hành động được thực hiện theo thẩm quyền này sẽ được thực hiện vào đúng thời gian và địa điểm, theo cách thích hợp, và theo đúng thứ tự. Quyền năng hướng dẫn những công việc này là một phần của các chìa khóa của Chức Tư Tế. (Những Lời Giảng Dạy của Các Vị Chủ Tịch Giáo Hội: Joseph F. Smith [năm 1998], trang 224)

Chủ Tịch Dallin H. Oaks thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn đã dạy:

“Các chìa khóa của chức tư tế là thẩm quyền Thượng Đế đã ban cho [những người nắm giữ] chức tư tế để chỉ dẫn, kiểm soát, và chi phối việc sử dụng chức tư tế của Ngài trên thế gian” [Sách Hướng Dẫn 2: Điều Hành Giáo Hội (năm 2010), 2.1.1]. Mỗi hành động hoặc giáo lễ được thực hiện trong Giáo Hội được thực hiện theo thẩm quyền trực tiếp hoặc gián tiếp của một người nắm giữ các chìa khóa cho chức năng đó. Như Anh Cả M. Russell Ballard đã giải thích: “Những người có các chìa khóa chức tư tế … thật sự làm cho tất cả những người phục vụ trung tín dưới sự hướng dẫn của họ có thể sử dụng thẩm quyền chức tư tế và được tiếp cận với quyền năng của chức tư tế.” …

Cuối cùng, tất cả các chìa khóa của chức tư tế đều do Chúa Giê Su Ky Tô nắm giữ, chức tư tế thuộc về Ngài. Ngài là Đấng xác định các chìa khóa nào được ủy thác cho con người và các chìa khóa đó sẽ được sử dụng như thế nào. (Dallin H. Oaks, “Các Chìa Khóa và Thẩm Quyền của Chức Tư Tế”, Liahona, tháng Năm năm 2014, trang 49–50)

Phần 3

Làm thế nào mà các giáo lễ của chức tư tế giúp chúng ta nhận được quyền năng chuộc tội của Đấng Cứu Rỗi?

Trong Giáo Hội, một giáo lễ là một hành động thiêng liêng, chính thức được thực hiện bởi thẩm quyền của chức tư tế. Một số giáo lễ rất cần thiết cho sự tôn cao của chúng ta. Các giáo lễ này được gọi là các giáo lễ cứu rỗi. Các giáo lễ này bao gồm phép báp têm, lễ xác nhận, lễ sắc phong Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc (cho nam giới), lễ thiên ân trong đền thờ, và lễ gắn bó hôn nhân. Với mỗi giáo lễ này, chúng ta lập các giao ước long trọng với Chúa. (“Ordinances,” Gospel Topics, topics.ChurchofJesusChrist.org)

Anh Cả Dale G. Renlund thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã giải thích về quyền năng chúng ta có thể nhận được qua các giáo lễ của chức tư tế:

Để những mục đích của Cha Thiên Thượng được hoàn thành, quyền năng chuộc tội của Đấng Ky Tô cần được có sẵn cho con cái của Thượng Đế [xin xem 1 Nê Phi 11:31; 2 Nê Phi 2:8]. Chức tư tế mang đến những cơ hội này. … Chức tư tế là thiết yếu bởi vì những giáo lễ và giao ước cần thiết trên thế gian chỉ được thực hiện bởi thẩm quyền của chức tư tế. Nếu chức tư tế không mang đến cơ hội để được lợi ích từ quyền năng chuộc tội của Đấng Cứu Rỗi thì mục đích của nó là gì? …

Thông qua chức tư tế, quyền năng của sự tin kính biểu lộ trong cuộc sống của tất cả những ai lập và giữ những giao ước của phúc âm và nhận những giáo lễ liên quan [xin xem Giáo Lý và Giao Ước 84:19–21]. Đây là cách thức mỗi người chúng ta đến cùng Đấng Ky Tô, được thanh tẩy, và hòa thuận với Thượng Đế. Quyền năng chuộc tội của Đấng Ky Tô có sẵn cho chúng ta thông qua chức tư tế. (Dale G. Renlund, “Chức Tư Tế và Quyền Năng Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi,” Liahona, tháng Mười Một năm 2017, trang 65)

Chủ Tịch Oaks cũng đưa ra lời giải thích sau đây về cách Chức Tư tế A Rôn là một phương tiện để nhận được quyền năng thanh tẩy của Chúa:

Phép báp têm là để được xá miễn tội lỗi, và Tiệc Thánh là sự tái lập các giao ước và các phước lành của phép báp têm. Cả hai giáo lễ này cần phải xảy ra sau sự hối cải. …

Không một ai trong [chúng ta] đã sống mà không phạm tội kể từ phép báp têm [của chúng ta]. Nếu không có một số quy định nào đó để thanh tẩy thêm sau lễ báp têm của chúng ta, thì mỗi người chúng ta bị mất đi những sự việc thuộc linh. …

Chúng ta được truyền lệnh phải hối cải tội lỗi của mình và đến cùng Chúa với một tấm lòng đau khổ và một tâm hồn thống hối cùng dự phần Tiệc Thánh đúng theo các giao ước Tiệc Thánh. Khi chúng ta tái lập các giao ước báp têm của mình theo cách này, thì Chúa sẽ làm mới tác dụng thanh tẩy của phép báp têm của chúng ta. …

Chúng ta không thể nào nói quá nhiều về tầm quan trọng của Chức Tư Tế A Rôn trong điều này. Tất cả các bước quan trọng liên quan đến sự xá miễn tội lỗi được thực hiện qua giáo lễ cứu rỗi của phép báp têm và giáo lễ đổi mới của Tiệc Thánh. (Dallin H. Oaks, “The Aaronic Priesthood and the Sacrament,” Ensign, tháng Mười Một năm 1998, trang 38)

thầy tư tế đang truyền Tiệc Thánh đến giáo đoàn
biểu tượng, ghi lại

Ghi Lại Những Suy Nghĩ của Các Em