Thư Viện
Chức Tư Tế A Rôn


“Chức Tư Tế A Rôn,” Các Đề Tài và Câu Hỏi (năm 2023)

thiếu niên ban phước Tiệc Thánh

Sách Hướng Dẫn Học Tập Phúc Âm

Chức Tư Tế A Rôn

Nắm giữ các chìa khóa của phúc âm về sự hối cải và phép báp têm để được xá miễn tội lỗi

Trong Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô, các tín đồ của Thượng Đế cố gắng phụ giúp Ngài trong công việc cứu rỗi và tôn cao. Chức tư tế, hay quyền năng và thẩm quyền vĩnh cửu của Thượng Đế, đã được phục hồi trên thế gian để giúp con cái của Thượng Đế trở về với Ngài bằng cách lập và tuân giữ các giao ước thiêng liêng với Ngài.

Chức tư tế được tổ chức thành hai phần, mỗi phần có trách nhiệm về các khía cạnh quan trọng của việc sống theo phúc âm. Chức Tư Tế A Rôn là chức tư tế “dự bị” hoặc “thấp hơn”. Chức Tư Tế A Rôn nắm giữ các chìa khóa phù trợ của các thiên sứ, của phúc âm về sự hối cải, và của phép báp têm bằng cách dìm mình xuống nước để được xá miễn tội lỗi (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 13:1). Những người nắm giữ Chức Tư Tế A Rôn chuẩn bị, ban phước, và ban phước lành bánh và nước Tiệc Thánh. Họ cũng phục sự trong các khía cạnh thế tục của Giáo Hội, chẳng hạn như trông nom các tín hữu và thu góp các của lễ nhịn ăn.

Chức Tư Tế A Rôn Là Gì?

Chức tư tế là quyền năng và thẩm quyền vĩnh cửu của Thượng Đế. Những người nắm giữ chức tư tế phụ giúp Thượng Đế trong việc mang lại sự cứu rỗi và sự tôn cao cho con cái của Ngài bằng cách cung cấp các giao ước và các giáo lễ thiêng liêng. Chức Tư Tế A Rôn là một chức tư tế phụ thuộc vào Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc cao hơn (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 107:1, 6, 13–14). Trong Giáo Hội ngày nay, các nam tín hữu xứng đáng có thể nhận được Chức Tư Tế A Rôn bắt đầu vào tháng Một của năm mà họ lên 12 tuổi. Các chức phẩm của Chức Tư Tế A Rôn gồm có thầy trợ tế, thầy giảng, thầy tư tế, và giám trợ.

Khái quát về đề tài: Chức Tư Tế A Rôn

Các sách hướng dẫn học tập phúc âm có liên quan: Sự Phục Hồi Chức Tư Tế, Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc, Các Chìa Khóa của Chức Tư Tế

Tiết 1

Giăng Báp Tít Phục Hồi Chức Tư Tế A Rôn cho Joseph Smith và Oliver Cowdery

Giăng Báp Tít ban chức tư tế cho Joseph Smith

Các vị tiên tri nắm giữ Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc từ thời A Đam đến Môi Se. Nhưng rồi trong lúc giáo vụ của Môi Se, dân Y Sơ Ra Ên đã từ chối các phước lành của Đức Giê Hô Va và chức tư tế cao hơn này nói chung bị rút khỏi dân chúng. Các vị tiên tri đã tiếp tục nắm giữ Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc. Các nam tín hữu của chi tộc Lê Vi, kể cả con cháu của A Rôn, được ban cho Chức Tư Tế A Rôn. (Xin xem Giáo Lý và Giao Ước 84:23–27).

Là con cháu của A Rôn và là con trai đầu lòng, Giăng Báp Tít nắm giữ Chức Tư Tế A Rôn (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 68:16–18; 84:26–27). Sau cái chết của Chúa Giê Su và Các Sứ Đồ của Ngài, người ta có những thay đổi trái phép đối với các giáo lễ chức tư tế và Giáo Hội. Vì sự bội giáo này, Chức Tư Tế A Rôn, cùng với chức tư tế cao hơn được truyền giao cho Phi E Rơ, Gia Cơ, Giăng, và các môn đồ khác của Đấng Ky Tô (Lu Ca 9:1–2), đã bị cất khỏi thế gian. Vào năm 1829, Giăng Báp Tít phục sinh đã hiện đến cùng Joseph Smith và Oliver Cowdery và truyền giao cho họ Chức Tư Tế A Rôn, phục hồi lại một lần nữa thẩm quyền này cho thế gian (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 13:1; 27:7–8; Joseph Smith—Lịch Sử 1:68–72).

Những điều để suy nghĩ

  • Cuộc đời và giáo vụ của Giăng Báp Tít có thể là một nguồn soi dẫn cho những người nắm giữ Chức Tư Tế A Rôn ngày nay. Đọc Ma Thi Ơ 11:7–13 (kể cả bản dịch Joseph Smith trong câu 13, cước chú a); Lu Ca 7:24–30; và Giăng 5:32–35. Anh chị em học được điều gì từ các câu này về cảm nghĩ của Đấng Cứu Rỗi đối với Giăng Báp Tít? Anh chị em nghĩ tại sao Chúa Giê Su đã mô tả Giăng như vậy? Các môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô ngày nay có thể noi theo gương của Giăng Báp Tít như thế nào?

  • Trong bài nói chuyện của ông “The Aaronic Priesthood—a Gift from God,” Chủ Tịch Gordon B. Hinckley đã dạy: “Trách nhiệm [của các thầy trợ tế, thầy giảng và thầy tư tế] là để trông coi Giáo Hội và thấy rằng không có sự bất chính và mời gọi tất cả mọi người đến cùng Đấng Ky Tô.” Trong Giáo Hội ngày nay, nhiều người nắm giữ Chức Tư Tế A Rôn là các thiếu niên. Làm thế nào những người trẻ tuổi này có thể làm tròn các bổn phận này một cách có ý nghĩa trong tiểu giáo khu và chi nhánh của họ ngày nay?

Sinh hoạt học hỏi với người khác

  • Câu chuyện của Oliver Cowdery về sự phục hồi Chức Tư Tế A Rôn bổ sung văn cảnh và chi tiết cho sự hiểu biết của chúng ta về điều đã xảy ra vào ngày hôm đó. Đọc câu chuyện của ông được tìm thấy ở cuối sách Joseph Smith—Lịch Sử. Mời những thành viên trong nhóm chia sẻ những chi tiết nào mà có ý nghĩa đặc biệt đối với họ. Sau đó mời các thành viên trong nhóm tưởng tượng việc được ở bên Joseph và Oliver vào ngày hôm đó có thể là như thế nào. Anh chị em nghĩ tại sao sự kiện này là thiết yếu cho Sự Phục Hồi phúc âm?

Tìm hiểu thêm

Tiết 2

Chức Tư Tế A Rôn Cung Ứng Các Chìa Khóa và Sự Phục Vụ Thiết Yếu

các thiếu niên đang nói chuyện với người phụ nữ

Chức Tư Tế A Rôn đôi khi được gọi là chức tư tế “thấp hơn” và được nói đến trong thánh thư là “phụ thuộc” vào Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc (Giáo Lý và Giao Ước 107:14). Nhưng Chức Tư Tế A Rôn nắm giữ quyền năng và thẩm quyền thiết yếu để cung ứng các giao ước và giáo lễ thiêng liêng mà cần thiết cho sự cứu rỗi và sự tôn cao.

Chức Tư Tế A Rôn gồm có các chìa khóa phù trợ của các thiên sứ, của phúc âm về sự hối cải, và về phép báp têm bằng cách dìm mình xuống nước để được xá miễn tội lỗi (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 13:1; 107:20).

Những điều để suy nghĩ

  • Giăng Báp Tít đã chuẩn bị con đường cho thế gian để tiếp nhận Chúa Giê Su Ky Tô. Ông giảng dạy phúc âm về sự hối cải và về phép báp têm để được xá miễn tội lỗi, và ông còn làm phép báp têm cho Đấng Cứu Rỗi (xin xem Mác 1:1–11; Giăng 1:15–34). Anh chị em nghĩ tại sao những nguyên tắc và giáo lễ này được coi là sự chuẩn bị thiết yếu cho sự giáng lâm của Đấng Ky Tô? Sự hối cải và phép báp têm chuẩn bị như thế nào cho các môn đồ của Đấng Ky Tô ngày nay để tiếp nhận các giáo lễ đền thờ và lập cùng tuân giữ các giao ước liên quan?

  • Khi nói chuyện với những người nắm giữ Chức Tư Tế A Rôn về Giáo Lý và Giao Ước 13, Chủ Tịch Gordon B. Hinckley đã khuyên: “Tôi khuyên nhủ các em hãy mở ra sách Giáo Lý và Giao Ước … và đọc cùng học thuộc lòng những lời này. Những lời này mô tả chức tư tế. … Chúng là bằng chứng cho thấy rằng chức tư tế này có giá trị và chân thật trong mọi phương diện.” Làm thế nào Giáo Lý và Giao Ước 13 có thể hướng dẫn sự tập trung và hành động của một người trẻ tuổi nắm giữ chức tư tế? Làm thế nào việc hiểu được các lẽ thật này về Chức Tư Tế A Rôn có thể giúp tất cả các tín hữu Giáo Hội hiểu được giá trị của các giáo lễ như phép báp têm và việc dự phần Tiệc Thánh mỗi tuần và các giao ước liên quan đến các giáo lễ đó?

Sinh hoạt học hỏi với người khác

  • Điều quan trọng cho tất cả các tín hữu của Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô là phải hiểu các bổn phận và phước lành của Chức Tư Tế A Rôn, nhưng nhiều tín hữu của Giáo Hội không nhận ra rằng các giáo lễ và trách nhiệm của Chức Tư Tế A Rôn là thiết yếu như thế nào. Nhóm của anh chị em có thể tìm hiểu về các quyền và trách nhiệm của Chức Tư Tế A Rôn bằng cách nghiên cứu các nguồn tài liệu sau đây, riêng cá nhân hoặc chung với các nhóm nhỏ:

Một khi các thành viên trong nhóm đã đọc các đoạn tham khảo ở trên, hãy mời họ chia sẻ với những thành viên khác trong nhóm điều họ đã học được.

Tìm hiểu thêm

Tiết 3

Chức Tư Tế A Rôn Là Chức Tư Tế Dự Bị

các thiếu niên trong lớp học

Trong nhiều thế hệ, Chức Tư Tế A Rôn đã chuẩn bị con cái của Y Sơ Ra Ên cho luật pháp cao hơn mà cuối cùng đã được Chúa Giê Su Ky Tô đã ban cho. Sứ mệnh của Giăng Báp Tít là chuẩn bị thế gian cho sự giáng lâm của Đấng Ky Tô. Do đó, Chức Tư Tế A Rôn được biết đến là “chức tư tế dự bị.” Thánh thư cũng dạy rằng Chức Tư Tế A Rôn nắm giữ các chìa khóa của phúc âm dự bị, mà gồm có sự hối cải và phép báp têm để được xá miễn tội lỗi (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 84:26–27).

Ngày nay, những người nắm giữ Chức Tư Tế A Rôn giúp chuẩn bị thế gian cho Ngày Tái Lâm của Chúa Giê Su Ky Tô. Họ giúp mọi người chuẩn bị để lập và tuân giữ các giao ước cùng tiếp nhận các giáo lễ trong ngôi nhà của Chúa bằng cách hối cải tội lỗi và chịu phép báp têm. Và việc nắm giữ Chức Tư Tế A Rôn cũng chuẩn bị các tín đồ của Chúa Giê Su Ky Tô cho sự phục vụ suốt đời trong Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc.

Những điều để suy nghĩ

  • Chủ đề của nhóm túc số Chức Tư Tế A Rôn có thể giúp mỗi thiếu niên hiểu được nguồn gốc thiêng liêng và mục đích của em ấy với tư cách là người nắm giữ chức tư tế. Đọc chủ đề được tìm thấy trong Sách Hướng Dẫn Tổng Quát, đoạn 10.1.2. Anh chị em nghĩ chủ đề này truyền cảm hứng cho các thiếu niên như thế nào để đưa ra những lựa chọn ngay chính? Những khía cạnh nào của chủ đề của nhóm túc số Chức Tư Tế A Rôn mà anh chị em có thể kết hợp hay hơn vào vai trò môn đồ của mình?

  • Các giáo lễ và giao ước nhận được qua Chức Tư Tế A Rôn chuẩn bị chúng ta cho các giáo lễ và giao ước liên quan đến Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc. Làm thế nào sự hối cải, phép báp têm bằng cách dìm mình xuống nước để được xá miễn tội lỗi, Tiệc Thánh, và việc sống theo các giao ước liên quan có thể chuẩn bị cho anh chị em để lập và tuân giữ các giao ước cùng tiếp nhận các giáo lễ trong ngôi nhà của Chúa?

Sinh hoạt học hỏi với người khác

  • Chức Tư Tế A Rôn là một phần thiết yếu của Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô nói chung, nhưng cũng ban phước cho từng người mang chức tư tế. Xem video “Let Every Man Learn His Duty: Aaronic Priesthood” (3:34). Anh chị em nghĩ việc nắm giữ chức tư tế ảnh hưởng như thế nào đến các quyết định của các thiếu niên này? Khi nhóm của anh chị em lắng nghe nhiều thiếu niên khác nhau chia sẻ quyền năng và thẩm quyền chức tư tế có ý nghĩa gì đối với họ, hãy mời các thành viên trong nhóm chia sẻ những ấn tượng và ý kiến của họ.

Tìm hiểu thêm

Ghi Chú

  1. Gordon B. Hinckley, “The Aaronic Priesthood—a Gift from God,” Ensign, tháng Năm năm 1988, trang 46.

  2. Gordon B. Hinckley, “The Priesthood of Aaron,” Ensign, tháng Mười Một năm 1982, trang 44.