Thư Viện
Học hỏi giáo lý của Chúa Giê Su Ky Tô cho chính mình.


“Học hỏi giáo lý của Chúa Giê Su Ky Tô cho chính mình,” Các Kỹ Năng Phát Triển dành cho Giảng Viên (2022)

“Học hỏi giáo lý của Chúa Giê Su Ky Tô cho chính mình,” Các Kỹ Năng Phát Triển dành cho Giảng Viên

Giảng Dạy Giáo Lý

Học hỏi giáo lý của Chúa Giê Su Ky Tô cho chính mình.

Kỹ năng: Đưa ra các câu hỏi gợi mở tra cứu mà giúp học viên tự khám phá ra các nguyên tắc và giáo lý phúc âm và không dẫn dắt học viên đến một câu trả lời cụ thể.

Định nghĩa

Các câu hỏi gợi mở tra cứu mời học viên khám phá và hiểu các lẽ thật trong thánh thư cho chính họ thay vì dẫn họ đến một câu trả lời đã được định trước hoặc cụ thể. Phương pháp này có thể làm cho việc học thánh thư của một học viên trở nên phù hợp hơn và có thể cho phép Chúa giảng dạy và soi dẫn riêng cho họ. Những câu hỏi này (1) gồm có một lời mời cho học viên suy ngẫm xem điều gì là nổi bật đối với cá nhân họ, (2) loại bỏ sự cần thiết phải cho học viên tìm kiếm một câu trả lời cụ thể mà giảng viên có trong tâm trí, và (3) có thể cho phép học viên suy ngẫm cách mà các lẽ thật được nhận ra và hiểu có thể được áp dụng trong cuộc sống cá nhân của họ. Những câu hỏi này có thể được sử dụng khi mời học viên tra cứu các câu thánh thư để nhận ra các lẽ thật và tìm cách hiểu thêm các lẽ thật mà họ đã nhận ra.

Mẫu

Sau đây là một số ví dụ về cách anh chị em có thể giúp học viên tự khám phá và hiểu được các lẽ thật bằng những câu hỏi gợi mở tra cứu:

  • Thay vì mời “Hãy tìm câu mà Chúa dạy cho chúng ta về tầm quan trọng của sự vâng lời,” anh chị em có thể hỏi “Trong những câu này, nguyên tắc nào là nổi bật đối với các em?”

  • Thay vì nói, “Trong các câu này, Chúa Giê Su nhấn mạnh rằng chúng ta cần phải có đức tin nơi Ngài,” thì anh chị em có thể hỏi: “Chúng ta có thể học được các nguyên tắc nào từ những lời giảng dạy và tấm gương của Chúa Giê Su trong những câu này?”

  • Thay vì hỏi “Các em có thể thấy cách Chúa đang nhắc nhở chúng ta phải luôn cầu nguyện trong câu này không?” anh chị em có thể hỏi: “Chúa đang cố gắng giúp các em hiểu sứ điệp nào về sự cầu nguyện trong câu này?”

Bấm vào đây để xem video của mẫu này.

Thực tập

Sử dụng ít nhất một trong các cách thực tập sau đây để cải thiện khả năng của anh chị em để giúp học viên tự khám phá và hiểu được các lẽ thật:

  • Hãy xem Mô Rô Ni 10:32–33. Thực hành việc nhận ra nhiều hơn một nguyên tắc để xem làm thế nào học viên có thể nhận ra nhiều nguyên tắc khác nhau từ những câu này. Viết xuống một câu hỏi mà sẽ cho phép học viên khám phá ra nhiều nguyên tắc.

  • Hãy cân nhắc một nhóm thánh thư mà anh chị em dự định sẽ học với các học viên trong một bài học sắp tới. Thay vì hoạch định yêu cầu học viên đọc những câu này và tìm kiếm một nguyên tắc cụ thể mà anh chị em đã nhận ra, hãy tập viết từ hai đến ba câu hỏi gợi mở tra cứu để giúp họ tự khám phá ra một nguyên tắc.

  • Hãy xem một giáo án cho bài học sắp tới. Chọn ra một nguyên tắc mà học viên có thể nhận ra từ các câu đang được nghiên cứu. Tập viết hai hoặc ba câu hỏi đơn giản để giúp họ hiểu rõ hơn nguyên tắc này theo cách mà không dẫn họ đến một câu trả lời đã được xác định trước hoặc cụ thể.

Thảo Luận hoặc Suy Ngẫm

Hãy suy ngẫm điều mà anh chị em đã học được từ kinh nghiệm này. Có lẽ anh chị em có thể ghi lại một số ý nghĩ này vào nhật ký ghi chép việc học tập. Hãy cân nhắc đặt ra những câu hỏi sau đây:

  • Trước đây, tôi đã làm gì để giúp học viên học hỏi qua các câu hỏi gợi mở tra cứu?

  • Tôi đã học được điều gì trong kinh nghiệm này mà có thể cải thiện khả năng của tôi để đặt ra những câu hỏi gợi mở tra cứu?

  • Tôi sẽ phải làm gì để tiếp tục cải thiện?

Kết Hợp

Khi anh chị em chuẩn bị các bài học của mình trong tuần này, hãy tạo ra hai đến ba câu hỏi gợi mở tra cứu mà giúp học viên tự khám phá ra giáo lý và các nguyên tắc phúc âm và không dẫn dắt học viên đến một câu trả lời cụ thể. Viết chúng xuống và thử hỏi một người trong gia đình, một đồng nghiệp, hoặc chính bản thân mình. Hỏi một câu hỏi trong lớp học, và sử dụng nó trong bài học của anh chị em.

Muốn Thêm Thông Tin?

  • Chad H. Webb, “We Have Not Come This Far to Only Come This Far,” (Buổi Phát Sóng Chương Trình Huấn Luyện Thường Niên của S&I, ngày 9 tháng Sáu năm 2020), broadcasts.ChurchofJesusChrist.org

  • Phần 2.1–2.3, “Unit 2: Teach the One,” Inservice Leaders’ Resources (learner-focused teaching)

  • Help Learners Find Scriptural Truths,” in “Teach the Doctrine,” Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi (năm 2016), trang 21

In