“Các Giao Ước và Các Giáo Lễ,” Các Đề Tài và Câu Hỏi (năm 2023)
Sách Hướng Dẫn Học Tập Phúc Âm
Các Giao Ước và Các Giáo Lễ
Các giao ước và các giáo lễ thiết yếu giúp đỡ chúng ta trên con đường dẫn đến sự tôn cao và cuộc sống vĩnh cửu
Với công nghệ ngày nay, chúng ta có thể nhanh chóng tìm thấy những chỉ dẫn chi tiết và bản đồ để giúp chúng ta đi đến bất cứ nơi nào chúng ta muốn đi. Phúc âm phục hồi của Chúa Giê Su Ky Tô là bản đồ và những chỉ dẫn chi tiết của chúng ta để tìm ra ý nghĩa trong cuộc sống này cũng như cuộc sống vĩnh cửu trong thế giới mai sau. Khi chúng ta chọn noi theo Đấng Ky Tô và sống theo phúc âm, Thượng Đế ban cho chúng ta các giao ước thiêng liêng cùng các giáo lễ cứu rỗi và tôn cao, mà kết nối chúng ta với Ngài và hướng dẫn chúng ta trên con đường dẫn đến cuộc sống vĩnh cửu.
Tiết 1
Con Đường Giao Ước Sẽ Dẫn Anh Chị Em đến Cuộc Sống Vĩnh Cửu
Nếu anh chị em tưởng tượng cuộc sống của mình như một cuộc hành trình trở về với Thượng Đế, thì việc lập các giao ước và tiếp nhận các giáo lễ cũng giống như việc tuân theo các cột chỉ dẫn dọc theo con đường dẫn đến cuộc sống vĩnh cửu (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 14:7). Đây là những bước chính yếu trong nỗ lực của anh chị em để đến cùng Chúa Giê Su Ky Tô, là Đấng giúp anh chị em tiến triển trên con đường đó (xin xem 2 Nê Phi 9:41). Trong Giáo Hội, đôi khi chúng ta gọi con đường này là “con đường giao ước,” là một phép ẩn dụ về việc sống theo phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô. Việc xem phúc âm như một con đường nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lập và tuân giữ các giao ước cũng như tiếp nhận các giáo lễ khi chúng ta tiến triển hướng đến cuộc sống vĩnh cửu với Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô.
Việc ở trên con đường giao ước sẽ mang đến cho anh chị em sự an toàn, bình an, và niềm vui lâu dài. Nó sẽ mang đến cho anh chị em sức mạnh trong những lúc khó khăn. Chủ Tịch Russell M. Nelson đã hứa: “Giờ đây, tôi xin nói với mỗi tín hữu của Giáo Hội, hãy tiếp tục ở trên con đường giao ước. Sự cam kết của anh chị em để noi theo Đấng Cứu Rỗi bằng cách lập giao ước với Ngài và rồi việc tuân giữ các giao ước đó sẽ mở ra cánh cửa cho mọi phước lành và đặc ân thiêng liêng dành sẵn cho nam, nữ và trẻ em ở khắp mọi nơi.”
Những điều để suy nghĩ
-
Đấng Cứu Rỗi phục sinh đã mời gọi dân chúng quy tụ tại đền thờ ở Xứ Phong Phú đến cùng Ngài (xin xem 3 Nê Phi 11:14–17). Xem video “Covenants and Ordinances” (1:37), lắng nghe điều Anh Cả David A. Bednar giảng dạy về cách các giao ước và các giáo lễ giúp chúng ta đến cùng Chúa Giê Su Ky Tô. Các phước lành nào đến với những người lập giao ước với Thượng Đế và tiếp nhận các giáo lễ của Ngài một cách xứng đáng?
-
Tiên Tri Lê Hi đã ghi lại một giấc mơ mà trong đó ông đã thấy con đường dẫn đến cây sự sống. Đọc 1 Nê Phi 8:19–24, 30. Chúng ta có thể học được điều gì từ đoạn này về tầm quan trọng của việc ở trên con đường giao ước? Anh chị em đã thực hiện những nỗ lực nào trong cuộc sống của mình để tiếp tục ở trên con đường giao ước? Làm thế nào sự hối cải có thể giúp anh chị em luôn tập trung vào con đường của Thượng Đế?
Các sinh hoạt học hỏi với người khác
-
Qua ân tứ Đức Thánh Linh, những người lập giao ước có thể nhận được sự giúp đỡ thiêng liêng để trở thành những người tuân giữ giao ước. Xem “The Covenant Path” (2:30). Hãy nói về những cách thức để tuân giữ các giao ước như đã được Anh Cả D. Todd Christofferson nhấn mạnh trong video này. Một số phước lành của việc theo đuổi con đường giao ước là gì?
-
Cân nhắc việc yêu cầu các thành viên trong nhóm của anh chị em nghiên cứu bài “Why Ordinances and Covenants Matter.” Mời các thành viên trong nhóm nhận ra vai trò quan trọng của ngôi nhà của Chúa trong các nỗ lực của chúng ta để theo đuổi và ở lại trên con đường giao ước.
Tìm hiểu thêm
-
2 Nê Phi 31:17–20; 33:9; Hê La Man 3:27–30; Giáo Lý và Giao Ước 84:20–21; Những Tín Điều 1:3
-
Sách Hướng Dẫn Tổng Quát: Phục Vụ trong Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô, đoạn 1.3.2, 3.5.1, 3.5.2, Thư Viện Phúc Âm
-
D. Todd Christofferson, “Tại Sao Con Đường Giao Ước Là Cần Thiết,” Liahona, tháng Năm năm 2021, trang 116–119
-
Randy D. Funk, “Covenants, Ordinance and Blessings,” Liahona, tháng Chín năm 2021, trang 30–35
-
“Why Ordinances and Covenants Matter,” ChurchofJesusChrist.org.
Tiết 2
Thượng Đế Mời Gọi Anh Chị Em Ràng Buộc Mình với Chúa Giê Su Ky Tô qua Các Giao Ước
Việc lập và tuân giữ các giao ước thiêng liêng ràng buộc anh chị em với Chúa Giê Su Ky Tô (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 35:24). Chủ Tịch Russell M. Nelson đã giải thích: “Việc lập mối quan hệ giao ước với Thượng Đế ràng buộc chúng ta với Ngài theo cách mà làm cho mọi điều về cuộc sống được dễ dàng hơn. Xin đừng hiểu lầm tôi: Tôi đã không nói rằng việc lập giao ước làm cho cuộc sống được dễ dàng. … Nhưng việc gánh ách của mình với Đấng Cứu Rỗi có nghĩa là anh chị em có quyền tiếp cận sức mạnh và quyền năng cứu chuộc của Ngài.”
Mọi điều trong phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô đều nhằm chuẩn bị cho anh chị em noi theo Ngài và trở nên giống như Ngài hơn. Anh Cả David A. Bednar đã nói: “Các giao ước và các giáo lễ là những viên gạch cho phép chúng ta xây đắp cuộc sống của mình trên ‘đá của Đấng Cứu Chuộc chúng ta’ [Hê La Man 5:12] và Sự Chuộc Tội của Ngài.” Khi tìm cách chịu đựng đến cùng bằng việc tuân giữ các giao ước của mình, anh chị em sẽ vui hưởng sự cứu rỗi và sự cứu chuộc do Chúa Giê Su Ky Tô ban cho (xin xem Ôm Ni 1:26).
Những điều để suy nghĩ
-
Mặc dù các giáo lễ chúng ta nhận được rất khác nhau, nhưng chúng đều có một điểm chung—chúng giúp chúng ta đến gần Chúa Giê Su Ky Tô hơn và mang tới sự tiếp cận với quyền năng của Ngài. Một số giáo lễ của chức tư tế trong Giáo Hội giúp chúng ta đến gần Chúa Giê Su Ky Tô hơn nhưng không được coi là thiết yếu cho sự cứu rỗi và cuộc sống vĩnh cửu (chẳng hạn như lễ đặt tên và ban phước cho trẻ em, thánh hóa dầu, hoặc cung hiến mộ phần).
Các giáo lễ khác đều cần thiết cho sự cứu rỗi và sự tôn cao của chúng ta (phép báp têm, lễ xác nhận và tiếp nhận ân tứ Đức Thánh Linh, lễ sắc phong Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc cho nam giới, lễ thiên ân trong đền thờ, và lễ gắn bó trong đền thờ với người phối ngẫu). Làm thế nào việc học hỏi về các giáo lễ thiết yếu này và các giao ước liên quan có thể giúp anh chị em đo lường sự tiến triển của mình trên con đường giao ước?
Sinh hoạt học hỏi với người khác
-
Tiên tri Áp Ra Ham trong Kinh Cựu Ước là tấm gương của một người thành tín trong việc lập và tuân giữ các giao ước với Thượng Đế. Xem video “Elder Nelson Talks about Covenants” (4:45), lắng nghe các phước lành mà Thượng Đế đã hứa với Áp Ra Ham. Phước lành nào trong số các phước lành đã được hứa này dành sẵn cho các tín hữu của Giáo Hội ngày nay? Làm thế nào các phước lành giao ước này giúp chúng ta hiểu rõ hơn kế hoạch yêu thương của Cha Thiên Thượng dành cho con cái của Ngài?
Tìm hiểu thêm
-
1 Nê Phi 17:40; An Ma 13:16; 3 Nê Phi 20:24–26; Giáo Lý và Giao Ước 43:9; 82:15
-
Russell M. Nelson, “Thắng Thế Gian và Tìm Sự Yên Nghỉ,” Liahona, tháng Mười Một năm 2022, trang 95–98
-
David A. Bednar, “Nhưng Chúng Tôi Không Lưu Ý Đến Họ,” Liahona, tháng Năm năm 2022, trang 14–16
-
David A. Bednar, “Bound to the Savior through Covenants,” For the Strength of Youth, tháng Hai năm 2022, trang 3–5
-
Dale G. Renlund, “Tiếp Cận Quyền Năng của Thượng Đế qua Giao Ước,” Liahona, tháng Năm năm 2023, trang 35–37