2013
Làm Đại Hội Thành Một Phần của Cuộc Sống Chúng Ta
Tháng Năm năm 2013


Họ Ngỏ Lời cùng Chúng Ta

Làm Đại Hội Thành Một Phần của Cuộc Sống Chúng Ta

Hãy cân nhắc việc sử dụng một số sinh hoạt và câu hỏi này để bắt đầu cuộc thảo luận trong gia đình hay việc suy ngẫm riêng cá nhân.

Con số ở trên trang được liệt kê với ý kiến cho biết trang đầu của bài nói chuyện.

Dành cho Thiếu Nhi

  • Chủ Tịch Thomas S. Monson đã nói về tầm quan trọng của sự vâng lời và làm thế nào việc không vâng lời luôn luôn mang đến những hậu quả (trang 89). Hãy nghĩ về lúc các em tuân theo các quy tắc trong gia đình. Còn lúc mà các em tuân theo các quy tắc của Thượng Đế thì sao? Sự vâng lời làm cho các em cảm thấy như thế nào?

  • Anh Cả M. Russell Ballard thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ kể câu chuyện về một cô bé trồng cà chua từ một hạt giống nhỏ (trang 18). Đọc hoặc kể lại câu chuyện này cho gia đình nghe và nói về điều này giảng dạy gì về cách các em có thể trở thành giống như Cha Thiên Thượng. Các em có thể đặt mục tiêu để làm một điều gì đó nhằm đến gần Cha Thiên Thượng hơn.

  • Anh Cả Enrique R. Falabella thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi nói về những điều làm cho gia đình vững mạnh (trang 102). Ông dạy rằng một số từ quan trọng nhất để nói với gia đình các em là “con/em/anh/chị yêu cha/mẹ/anh/chị/em,” “Cám ơn rất nhiều,” và “Hãy tha thứ cho con/em.” Chị Rosemary M. Wixom, chủ tịch trung ương Hội Thiếu Nhi, đề nghị nên nói như người cha trong bài nói chuyện của chị: “Cha yêu tất cả mọi điều về con” (trang 81). Xem điều gì sẽ xảy ra khi các em sử dụng những lời này với gia đình của mình. Liệu điều này có làm cho họ vui lòng không? Các em cảm thấy như thế nào?

Dành cho Giới Trẻ

  • Chủ Tịch Thomas S. Monson giảng dạy về bốn nguyên tắc để chuẩn bị làm công việc truyền giáo—không phải giống như một người truyền giáo toàn thời gian mà còn là một tín hữu Giáo Hội (trang 66). Các em có thể nghiên cứu bài nói chuyện của ông với câu hỏi này trong tâm trí: Bây giờ tôi có thể làm gì để trở thành một người truyền giáo giỏi hơn?

  • Anh Cả Jeffrey R. Holland thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy rằng nếu có những nghi ngờ và thắc mắc thì cũng không sao, nhưng ông cũng dạy rằng: “Hãy bám chặt vào điều mà các anh chị em đã biết và đứng vững cho đến khi hiểu biết thêm. … Hãy duy trì đức tin các anh chị em có được” (trang 93). Hãy suy nghĩ về việc viết vào nhật ký của các em về niềm tin, chứng ngôn, và một số kinh nghiệm thuộc linh mà các em có. Cũng viết ra những câu hỏi các em có và giữ chúng theo cách mà khi các em đọc thánh thư và vấn đề này, thì các em có thể tìm kiếm những câu trả lời.

  • Nhiều người nói chuyện đã nói về sự vâng lời và các phước lành của sự vâng lời. Ví dụ, Chủ Tịch Monson đã dạy: “Sự hiểu biết về lẽ thật và câu trả lời cho những câu hỏi quan trọng nhất của chúng ta đến với chúng ta khi tuân giữ các giáo lệnh của Thượng Đế” (trang 89). Hãy suy xét về việc tra cứu vấn đề này để làm nổi bật hoặc ghi xuống nhiều phước lành của sự vâng lời. Việc nhận ra các phước lành này có thể soi dẫn các em để tiếp tục sống ngay chính.

  • Một vài người nói chuyện đã dạy rằng các em có thể phục vụ bất cứ lúc nào, không phải chỉ trong các dự án phục vụ mà thôi. Anh David L. Beck, chủ tịch trung ương Hội Thiếu Niên dạy rằng: “Hãy phục sự mỗi ngày. Cơ hội có ở xung quanh các em.” Trong bài nói chuyện của Anh Beck, các em có thể đọc một số ví dụ về giới trẻ phục vụ những người khác (trang 55).

Dành cho Người Lớn

  • Nhiều người trong số những người nói chuyện đã làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô. Các anh chị em có thể học được gì về thiên tính, sứ mệnh, và giáo vụ của Ngài từ các bài nói chuyện ở trang 22, 70, 96, 99, và 109?

  • Chủ đề chương trình giảng dạy cho giới trẻ vào tháng Năm là về các vị tiên tri và sự mặc khải. Nếu giảng dạy giới trẻ ở nhà thờ hoặc có con cái ở tuổi thiếu niên, các anh chị em có thể thảo luận với chúng về chương trình giảng dạy và câu hỏi này: Tại sao là điều quan trọng để lắng nghe và noi theo các vị tiên tri tại thế? Hãy cân nhắc việc nghiên cứu vấn đề này để nhận ra những lời tiên tri và lời báo trước rằng, nếu lưu tâm làm theo, những lời đó sẽ giúp chúng ta phát triển trong những lúc khó khăn.

  • Một vài người nói chuyện đã tập trung vào việc củng cố gia đình. Ví dụ, Anh Cả Richard G. Scott thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy: “Khi [Đấng Cứu Rỗi] là trọng tâm của căn nhà các anh chị em, thì sẽ có sự bình an và thanh thản” (trang 29). Hãy tìm cách để làm cho Đấng Cứu Rỗi là trọng tâm của nhà các anh chị em khi các anh chị em nghiên cứu bài nói chuyện của Anh Cả Scott cũng như những bài nói chuyện ở trang 6, 1, 83, và 102.