Liahona
Tôi Có Thể Chuẩn Bị Như Thế Nào để Tiếp Nhận Đấng Cứu Rỗi?
Tháng Chín năm 2024


“Tôi Có Thể Chuẩn Bị Như Thế Nào để Tiếp Nhận Đấng Cứu Rỗi?” Liahona, tháng Chín năm 2024.

Hãy Đến Mà Theo Ta

Hê La Man 10; 3 Nê Phi

Tôi Có Thể Chuẩn Bị Như Thế Nào để Tiếp Nhận Đấng Cứu Rỗi?

Sau đây là bốn cách anh chị em có thể tiếp nhận Đấng Cứu Rỗi vào cuộc sống của mình.

Dân Nê Phi cần phải tự chuẩn bị để đón tiếp Đấng Cứu Rỗi bằng xương bằng thịt ngay trước mặt họ. Chúng ta có thể học được điều gì từ tấm gương của họ để giúp chúng ta tiếp nhận Đấng Cứu Rỗi vào cuộc sống của mình về mặt thuộc linh?

Hình Ảnh
mọi người đang đọc thánh thư

Suy Ngẫm Những Sự Việc của Thượng Đế

Thời đó: Khi tiên tri Nê Phi cảm thấy “buồn nản,” ông suy ngẫm “về những điều Chúa đã cho ông thấy” (Hê La Man 10:2–3).

Thời nay: Việc ghi nhớ những điều Thượng Đế đã làm cho chúng ta, trong lúc vui lẫn lúc buồn, sẽ mang đến cho chúng ta sức mạnh và lòng can đảm để ở gần Ngài và đương đầu với tương lai bằng đức tin.

Chủ Tịch Henry B. Eyring, Đệ Nhị Cố Vấn trong Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn, đề nghị chúng ta suy ngẫm hằng ngày và ghi lại những ấn tượng của mình. Ông nói: “Các anh chị em có thể cầu nguyện và suy ngẫm, khi tự hỏi: Có phải Thượng Đế đã gửi một sứ điệp chỉ dành cho riêng tôi không? Tôi đã thấy bàn tay của Ngài trong cuộc sống của mình hoặc cuộc sống của con cái tôi không?”

Anh chị em đã thấy tình yêu thương, sự soi dẫn, hoặc các phước lành của Thượng Đế trong cuộc sống của mình ngày nay ra sao?

Mang Lấy Danh của Đấng Ky Tô

Thời đó: Mặc Môn can đảm tuyên bố rằng ông là “một môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô” (3 Nê Phi 5:13).

Thời nay: Anh Cả Jonathan S. Schmitt thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi đã đề nghị rằng chúng ta có thể tập trung vào Chúa Giê Su Ky Tô bằng cách mang lấy những danh xưng khác nhau của Ngài. Ví dụ, Chúa Giê Su “lúc nào cũng vậy, hôm qua cũng như hôm nay và mãi mãi về sau” (1 Nê Phi 10:18). Anh Cả Schmitt đề nghị rằng chúng ta có thể mang lấy danh xưng này bằng cách kiên định trong việc sống theo phúc âm.

Anh chị em có thể nghĩ ra và áp dụng cho bản thân mình những danh xưng hoặc tước hiệu nào khác của Chúa Giê Su Ky Tô?

Hình Ảnh
Hình ảnh video Kinh Thánh về Đấng Cứu Rỗi

Hãy Để Đấng Cứu Rỗi Quy Tụ Anh Chị Em lại với Ngài

Thời đó: Trong 3 Nê Phi 10:4–6, Chúa Giê Su Ky Tô giống như gà mái túc con mình. Đây là hình ảnh đẹp đẽ vì Ngài luôn mời gọi cho chúng ta đến cùng Ngài để Ngài có thể bảo vệ và nuôi dưỡng chúng ta. Nhưng chúng ta phải chọn đến cùng Ngài. Ngài đã phán: “Phải, đã biết bao lần ta muốn quy tụ các ngươi lại như gà mái túc con mình, mà các ngươi đâu có khứng” (câu 5).

Thời nay: Ngày nay, Chúa Giê Su tiếp tục quy tụ chúng ta, nhưng chúng ta phải để bản thân mình được quy tụ lại với Ngài. Anh chị em có cho phép mình được quy tụ đến cùng Đấng Cứu Rỗi và tìm thấy sự bảo vệ nơi Ngài không, hay là anh chị em đang từ chối và liên tục gặp nguy hiểm?

Đấng Cứu Rỗi đang đưa ra lời mời gọi nào cho anh chị em, và anh chị em cần phải làm gì để chấp nhận lời mời đó?

Hướng đến Thời Vĩnh Cửu

Thời đó: Dân Nê Phi phải cố gắng ba lần mới nghe được tiếng nói của Thượng Đế. “Và một lần thứ ba nữa, họ lại nghe tiếng nói ấy, và họ mở hết tai ra để nghe; và họ hướng mắt nhìn về phía có tiếng vang lên; và họ nhìn chăm chú lên trời” (3 Nê Phi 11:5).

Thời nay: Một cách mà chúng ta có thể “nhìn chăm chú lên trời” là bằng cách “nghĩ tới những điều vĩnh cửu của thượng thiên,” trong cụm từ của Chủ Tịch Russell M. Nelson. Ông giải thích rằng một khía cạnh của việc nghĩ tới những điều vĩnh cửu của thượng thiên là “có tinh thần hướng về tâm linh.”

Anh chị em có thể làm gì để có tinh thần hướng về tâm linh hơn và “nhìn chăm chú lên trời”?

In