Viện Giáo Lý
Bài Học 6 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Sự Chuộc Tội Vô Hạn của Chúa Giê Su Ky Tô


“Bài Học 6 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Sự Chuộc Tội Vô Hạn của Chúa Giê Su Ky Tô,” Tài Liệu Những Lời Giảng Dạy và Giáo Lý của Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên (Năm 2021)

“Bài Học 6 Tài Liệu dành cho Giảng Viên,” Tài Liệu Những Lời Giảng Dạy và Giáo Lý của Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên

Bài Học 6 Tài Liệu dành cho Giảng Viên

Sự Chuộc Tội Vô Hạn của Chúa Giê Su Ky Tô

Sách Mặc Môn là chứng thư hùng hồn về Chúa Giê Su Ky Tô và sự cứu chuộc mà sẽ đến qua Ngài. Bài học này sẽ giúp học viên giải thích cách chúng ta có thể được cứu chuộc khỏi Sự Sa Ngã qua Chúa Giê Su Ky Tô và Sự Chuộc Tội của Ngài. Học viên cũng sẽ xác định điều gì họ có thể làm để trông cậy vào Đấng Cứu Rỗi nhiều hơn để giúp họ khắc phục những khuynh hướng của con người thiên nhiên của riêng mình.

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

Cải Thiện Việc Giảng Dạy và Học Hỏi của Chúng Ta

Truyền đạt kết quả học tập của học viên. Kết quả học tập là báo cáo mô tả sự hiểu biết và kỹ năng mà học viên cần phát triển trong một kinh nghiệm học tập. Cân nhắc chia sẻ với học viên những kết quả mong đợi được liệt kê trong phần giới thiệu của mỗi bài học. Các kết quả được đưa ra này có thể giúp giảng viên và học viên cùng nhau đánh giá sự thành công của việc học tập và thảo luận của họ.

Các vị tiên tri trong Sách Mặc Môn làm chứng về sự cần thiết cho Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô.

Trưng bày câu chưa hoàn chỉnh sau đây: Cuộc sống của tôi sẽ khác biệt ra sao nếu không có …?

Để giúp học viên cân nhắc những cách thức mà họ có thể hoàn thành câu hỏi này, hãy trưng bày một vài hình ảnh hoặc từ ngữ. Mời học viên thảo luận sơ qua với một học viên khác cách thức họ sẽ trả lời câu hỏi cho mỗi điều hoặc mỗi ý tưởng. Anh chị em có thể sử dụng những hình ảnh kèm theo bài học hoặc một số hình ảnh mà anh chị em tự chọn. Hãy chắc chắn rằng hình ảnh cuối cùng minh họa cho sự hy sinh chuộc tội của Chúa Giê Su Ky Tô để cho học viên có thể thảo luận về cuộc sống của họ sẽ ra sao nếu không có Chúa Giê Su Ky Tô và Sự Chuộc Tội của Ngài.

người thiếu nữ đang cầm điện thoại
các em thiếu nữ đang cười
cha mẹ và em bé đang cười
Christ in Gethsemane (Đấng Ky Tô trong Vườn Ghết Sê Ma Nê), tranh do Harry Anderson họa

Viết câu chưa hoàn chỉnh sau đây lên trên bảng: Nếu không có Đấng Cứu Rỗi và Sự Chuộc Tội của Ngài, thì chúng ta sẽ …

Nhắc học viên nhớ rằng Gia Cốp và A Mu Léc đã đưa ra những bài giảng quan trọng về Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô. Mời học viên xem lại 2 Nê Phi 9:6–10An Ma 34:9, tìm kiếm những cụm từ mà họ có thể sử dụng để hoàn thành câu trên bảng.

  • Một số cụm từ nào trong các đoạn này mà chúng ta có thể sử dụng để hoàn thành câu trên bảng? (Trong khi học viên chia sẻ các cách thức khác nhau để hoàn thành câu, hãy ghi câu trả lời của họ ở dưới câu đó trên bảng. Học viên có thể nhận ra một lẽ thật tương tự như lẽ thật sau đây: Nếu không có Đấng Cứu Rỗi và Sự Chuộc Tội của Ngài, thì chúng ta sẽ không tránh khỏi bị diệt vong. Các lẽ thật khác mà họ có thể nhận ra gồm có: Nếu không có Đấng Cứu Rỗi và Sự Chuộc Tội của Ngài, thì chúng ta sẽ bị loại trừ khỏi sự hiện diện của Chúa, không bao giờ trỗi dậy được nữa, phải lệ thuộc vào quỷ dữ, trở thành giống như quỷ dữ, ở mãi trong sự khốn cùng, và bị lệ thuộc vào con yêu quỷ ghê gớm ấy là sự chết và ngục giới. Mời học viên giải thích xem họ nghĩ các cụm từ này có ý nghĩa gì.)

  • “Con yêu quỷ” mà Gia Cốp mô tả trong 2 Nê Phi 9:10 là gì? Tại sao nó ghê gớm đến thế? (Khi cần, giúp học viên hiểu tại sao cái chết thể xác vĩnh viễn và cái chết thuộc linh sẽ ngăn cản chúng ta trở thành giống như Cha Thiên Thượng. Lưu ý rằng cái chết thuộc linh là kết quả của Sự Sa Ngã và sự không vâng lời của cá nhân chúng ta. [Xin xem “Death, Spiritual (Cái Chết Thuộc Linh)” và “Death, Physical (Cái Chết Thể Chất),” Gospel Topics, topics.ChurchofJesusChrist.org.])

  • Làm thế nào việc nhận ra những ảnh hưởng của Sự Sa Ngã giúp chúng ta hiểu lý do tại sao chúng ta cần Chúa Giê Su Ky Tô?

Cùng đọc 2 Nê Phi 9:11–12, 19–22, và mời học viên tìm kiếm những cách thức mà Chúa Giê Su Ky Tô cứu chuộc chúng ta khỏi “con yêu quỷ ghê gớm ấy” (câu 10) của sự chết và ngục giới.

  • Chúa Giê Su Ky Tô cung ứng cho chúng ta một lối thoát khỏi “con yêu quỷ ghê gớm ấy” của sự chết và ngục giới như thế nào?

  • Anh chị em cảm thấy thế nào về Đấng Cứu Rỗi khi biết rằng Ngài vừa sẵn lòng vừa có thể giải cứu anh chị em khỏi sự chết và ngục giới?

Nhắc học viên nhớ rằng cả Gia Cốp và A Mu Léc đều mô tả là cần phải có một sự chuộc tội hoặc sự hy sinh “vô hạn” (xin xem 2 Nê Phi 9:7; An Ma 34:10). Mời học viên xem lại các lời phát biểu của Chủ Tịch Russell M. NelsonChủ Tịch Tad R. Callister trong phần 1 của tài liệu chuẩn bị, tìm kiếm những cách thức mà Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi là vô hạn.

  • Anh chị em nghĩ tại sao là điều quan trọng để hiểu rằng Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi là vô hạn?

  • Việc biết được rằng Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi là vô hạn ảnh hưởng như thế nào đến cách anh chị em hiểu và phản ứng trước những nỗi khó khăn và lo âu của riêng mình?

  • Anh chị em có thể làm gì để cho Chúa thấy anh chị em tin rằng Sự Chuộc Tội vô hạn của Ngài có thể giúp đỡ và giải cứu anh chị em? (Cân nhắc cho học viên thời giờ để ghi lại những suy nghĩ của họ.)

Vua Bên Gia Min dạy dân ông rằng họ có thể từ bỏ con người thiên nhiên qua Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô.

Trưng bày câu sau đây: “Vì con người thiên nhiên là một kẻ thù của Thượng Đế, và từ lúc sự sa ngã của A Đam đến nay” (Mô Si A 3:19). Nhắc học viên nhớ rằng Vua Bên Gia Min đã dạy lẽ thật này.

Cùng cả lớp đọc Mô Si A 3:19, và mời học viên tìm kiếm những điều mà Vua Bên Gia Min đã dạy dân ông về việc khắc phục con người thiên nhiên.

  • Chúng ta có thể học được nguyên tắc nào từ những lời giảng dạy của Vua Bên Gia Min mà có thể giúp chúng ta khắc phục con người thiên nhiên bên trong mình? (Học viên có thể nhận ra một lẽ thật tương tự với lẽ thật sau đây: Khi chúng ta chịu theo những sự khuyên dỗ của Đức Thánh Linh, Chúa Giê Su Ky Tô sẽ giúp chúng ta từ bỏ con người thiên nhiên và trở thành các thánh hữu qua Sự Chuộc Tội của Ngài.)

Để giúp học viên gia tăng sự hiểu biết của họ về nguyên tắc này, hãy cân nhắc hỏi một hoặc nhiều hơn những câu hỏi sau đây tùy theo nhu cầu của học viên:

  • Việc “chịu theo những sự khuyên dỗ của Đức Thánh Linh” có nghĩa là gì đối với anh chị em? Đức Thánh Linh đã giúp anh chị em khắc phục những khuynh hướng của con người thiên nhiên như thế nào?

  • Tại sao việc từ bỏ con người thiên nhiên chỉ có thể xảy ra khi chúng ta trông cậy vào Chúa Giê Su Ky Tô và Sự Chuộc Tội của Ngài?

  • Việc trông cậy vào Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi đã giúp anh chị em như thế nào trong nỗ lực của mình để trở thành một thánh hữu—một người được thánh hóa và giống như Đấng Ky Tô?

  • Làm thế nào mà những lời giảng dạy trong Mô Si A 3:19 mang đến cho chúng ta niềm hy vọng và sức mạnh khi chúng ta cảm thấy là mình không thể kiềm chế hoặc khắc phục được những sự thèm khát và thôi thúc của con người thiên nhiên?

Cân nhắc mời học viên suy nghĩ về một khía cạnh trong cuộc sống mà họ có thể vật lộn với những sự thèm khát, ham muốn, hoặc thôi thúc của con người thiên nhiên. Trưng bày các câu hỏi sau đây, và mời học viên suy ngẫm và ghi lại những suy nghĩ và ấn tượng của họ:

  • Điều gì có thể ngăn cản tôi không nghe theo sự khuyên dỗ của Đức Thánh Linh?

  • Tôi cần phát triển trọn vẹn hơn những đặc tính nào giống như Đấng Ky Tô được mô tả trong Mô Si A 3:19?

  • Tôi cần phải thực hiện những hành động nào để có thể nhận được sự giúp đỡ nhiều hơn từ Đấng Cứu Rỗi khi tôi cố gắng phát triển đặc tính này giống như Đấng Ky Tô?

Hãy kết thúc bằng cách chia sẻ chứng ngôn của anh chị em rằng Chúa Giê Su Ky Tô đã cứu chuộc chúng ta khỏi Sự Sa Ngã và có thể cứu chuộc chúng ta khỏi tội lỗi cá nhân và biến đổi chúng ta để trở nên giống như Ngài và Cha Thiên Thượng của chúng ta hơn.

Cho Buổi Học Lần Sau

Mời học viên suy nghĩ về một khó khăn về thể chất, tâm thần, cảm xúc, hoặc thuộc linh mà họ có thể đang trải qua. Hãy khuyến khích họ suy ngẫm cách mà Chúa Giê Su Ky Tô có thể giúp họ với khó khăn của họ trong khi họ học tài liệu chuẩn bị cho buổi học lần sau.