Viện Giáo Lý
Bài Học 9 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Đức Tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô


“Bài Học 9 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Đức Tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô” Tài Liệu Những Lời Giảng Dạy và Giáo Lý của Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên (Năm 2021)

“Bài Học 9 Tài Liệu dành cho Giảng Viên,” Tài Liệu Những Lời Giảng Dạy và Giáo Lý của Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên

Bài Học 9 Tài Liệu dành cho Giảng Viên

Đức Tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô

Giáo lý của Đấng Ky Tô cho phép chúng ta thay đổi, trở thành giống như Đấng Cứu Rỗi của chúng ta, và tiếp nhận tất cả các phước lành mà Ngài đã dành sẵn cho chúng ta qua Sự Chuộc Tội của Ngài. Trong bài học này, học viên sẽ thảo luận yếu tố đầu tiên trong giáo lý của Chúa: đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Họ sẽ có cơ hội để nhận ra các phước lành của đức tin và giải thích cách để phát triển đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Học viên cũng sẽ xác định điều gì họ có thể làm để củng cố đức tin của họ nơi Chúa.

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

An Ma dạy cho dân Giô Ram cách gia tăng đức tin của họ nơi Chúa Giê Su Ky Tô.

Anh chị em có thể bắt đầu bài học bằng cách trưng bày đoạn giới thiệu trong tài liệu chuẩn bị và mời một học viên đọc to đoạn đó. Anh chị em có thể làm chứng rằng đức tin, sự hối cải, phép báp têm, ân tứ Đức Thánh Linh, và sự kiên trì đến cùng có thể tạo điều kiện để cho phép Chúa Giê Su Ky Tô thực sự biến đổi chúng ta thành những con người thánh thiện hơn và hạnh phúc hơn. Trong khi cả lớp cùng thảo luận, mời học viên cân nhắc cách họ có thể gia tăng đức tin của mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô và quyền năng của Ngài để thay đổi, chữa lành, và giúp đỡ họ.

Mời một học viên sẵn lòng chia sẻ cách học viên ấy sẽ giải thích ra sao về đức tin là gì và tại sao đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô lại quan trọng.

Trưng bày và cùng nhau đọc tình huống sau đây:

Người bạn đại học của anh chị em, tên là Victoria, sinh trưởng trong một gia đình theo Ky Tô giáo. Bạn ấy chưa bao giờ thắc mắc về thiên tính của Chúa Giê Su Ky Tô cho đến khi một giáo sư của bạn ấy nghi ngờ về tính chân thực của những phép lạ của Ngài, Sự Chuộc Tội, và Sự Phục Sinh của Ngài. Victoria cảm thấy bàng hoàng trước những điều bạn ấy đã nghe. Vì bạn ấy biết anh chị em là người theo đạo và tin vào Chúa Giê Su Ky Tô nên bạn ấy hỏi làm sao anh chị em biết được Chúa Giê Su thực sự là Con Trai của Thượng Đế và Đấng Cứu Rỗi của thế gian. Bạn ấy cũng hỏi bằng cách nào bạn ấy có thể có được đức tin lớn lao hơn nơi Ngài.

  • Em sẽ trả lời như thế nào cho câu hỏi của Victoria?

Khi học viên trả lời, hãy cân nhắc sử dụng các đoạn thánh thư và câu hỏi sau đây để giúp làm cho cuộc thảo luận có ý nghĩa hơn, tùy theo nhu cầu các học viên của anh chị em.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy và Học Hỏi của Chúng Ta

Hãy quan sát, lắng nghe, và phân biệt. Không có hai học viên nào hoặc lớp học nào là hoàn toàn giống nhau. Khi anh chị em quan sát và lắng nghe học viên của mình, hãy tìm cách để phân biệt những sở thích và nhu cầu thuộc linh thực sự của họ. Hãy hỏi những câu hỏi đúng lúc và phù hợp mà có thể dẫn đến hành động ngay chính. Những câu hỏi trong suốt bài học này có thể thúc giục, hướng dẫn, và soi dẫn anh chị em khi anh chị em hướng dẫn cuộc thảo luận trong lớp học. Một số câu hỏi sâu sắc nhất có thể là những câu hỏi mà đến với tâm trí anh chị em trong khi đang giảng dạy. Nhưng cũng nên nhớ rằng anh chị em không cần phải hỏi tất cả mọi câu hỏi. Học viên cũng có thể đặt ra những câu hỏi sâu sắc mà cho thấy sự hiểu biết sâu sắc đối với các lẽ thật phúc âm.

Nếu cần, hãy nhắc học viên nhớ rằng An Ma đã dạy một nhóm người Giô Ram nghèo khổ cách mà hành động với đức tin nơi lời của Thượng Đế có thể giúp củng cố đức tin của chúng ta. Anh chị em có thể mời học viên xem lại An Ma 32:21, 27–30, 41–43, tìm kiếm những nguyên tắc mà có thể giúp Victoria. Khi học viên chia sẻ các nguyên tắc mà An Ma đã giảng dạy, hãy cân nhắc hỏi một số câu hỏi sau đây:

  • Anh chị em sẽ giải thích như thế nào ý nghĩa của lời định nghĩa của An Ma về đức tin theo cách mà thậm chí một đứa trẻ cũng có thể hiểu được? (Xin xem An Ma 32:21.)

  • Theo như An Ma 32:27–30, làm thế nào việc thực hành đức tin có thể khiến đức tin gia tăng? (Học viên có thể nhận ra một nguyên tắc tương tự như nguyên tắc sau đây: Khi chúng ta thực hành đức tin và thử nghiệm lời của Thượng Đế, chúng ta sẽ nhận được sự xác nhận thuộc linh và đức tin của chúng ta sẽ được củng cố. Hãy cân nhắc viết lên trên bảng nguyên tắc này, hoặc một nguyên tắc tương tự bằng lời của học viên.) Có khi nào anh chị em đã áp dụng nguyên tắc này và cảm thấy đức tin của mình được củng cố chưa? Anh chị em có thể đưa ra lời khuyên bảo nào cho một người nào đó đang chán nản vì đã hành động trong đức tin nhưng chưa biết được thành quả của đức tin? (Có thể rất hữu ích để xem lại lời phát biểu của Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf trong phần 1 của tài liệu chuẩn bị.)

  • Theo như An Ma 32:28, làm sao chúng ta có thể biết được là lời của Thượng Đế có tốt không trong việc thử nghiệm đức tin của chúng ta? (Học viên có thể nhận ra các cụm từ như “nảy nở,” “mở rộng tâm hồn,” “soi sáng sự hiểu biết,” và “ngon ngọt đối với ta.”) Nếu anh chị em đã trải qua bất kỳ ảnh hưởng nào trong số này, thì anh chị em sẽ giải thích kinh nghiệm của mình với một người khác như thế nào?

  • Anh Cả Jeffrey R. Holland đã dạy điều gì về Chúa Giê Su Ky Tô và Ngài có liên quan thế nào với hạt giống, trái cây, và cái cây? (Xin xem phần 2 của tài liệu chuẩn bị.) Việc hành động trong đức tin và gieo vào lòng mình Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài ảnh hưởng đến chứng ngôn và sự cải đạo của anh chị em như thế nào? Anh chị em có thể làm gì để nuôi dưỡng cây này (đức tin của mình) một cách cẩn thận hơn để nó bén rễ sâu hơn trong lòng mình?

  • Anh chị em đã biết được điều gì về Đấng Cứu Rỗi mà làm gia tăng sự tin tưởng và tin cậy nơi Ngài?

Mặc Môn dạy về quyền năng và các phước lành của việc thực hành đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô.

Mời học viên xem lại Mô Rô Ni 7:25–26, 33, và làm chứng rằng khi chúng ta thực hành đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô, chúng ta sẽ có quyền năng để làm điều gì thích đáng đối với Đấng Ky Tô. (Anh chị em có thể muốn giải thích rằng trong bối cảnh này, từ thích đáng mô tả một điều gì đó sẽ ban phước cho chúng ta mà phù hợp với ý muốn của Thượng Đế.) Nhắc học viên nhớ rằng trong tài liệu chuẩn bị, họ đã được mời nhận ra những người trong Sách Mặc Môn mà đã tiếp nhận các phước lành hoặc trải qua những phép lạ khi họ thực hành đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô (xin xem phần 3). Mời học viên chia sẻ ví dụ của họ với cả lớp hoặc trong các nhóm thảo luận nhỏ. Các câu hỏi sau đây có thể giúp làm cho cuộc thảo luận của họ được sâu sắc hơn:

  • Những người này đã thực hành đức tin của họ nơi Chúa Giê Su Ky Tô như thế nào?

  • Họ đã nhận được một số những phước lành hoặc phép lạ nào bằng cách thực hành đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô?

  • Anh chị em đã nhận được các phước lành hoặc phép lạ nào bằng cách thực hành đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô? (Anh chị em có thể muốn xem lại lời phát biểu của Anh Cả Richard G. Scott trong phần 3 của tài liệu chuẩn bị.)

Cho học viên thời gian để suy ngẫm về đức tin của riêng họ nơi Chúa Giê Su Ky Tô và cân nhắc điều gì họ nên làm để củng cố và thực hành đức tin nơi Ngài.

Cho Buổi Học Lần Sau

Hãy giải thích rằng đức tin của chúng ta nơi Chúa Giê Su Ky Tô đương nhiên sẽ dẫn chúng ta đến sự hối cải, nguyên tắc thiết yếu thứ hai trong giáo lý của Đấng Ky Tô (xin xem Hê La Man 14:13). Mời học viên nghiên cứu tài liệu chuẩn bị và suy ngẫm lý do tại sao sự hối cải cần phải được xem như là một ân tứ thiêng liêng để đón nhận chứ không phải là một gánh nặng đáng sợ cần phải tránh.