Viện Giáo Lý
Bài Học 13 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Sự Quy Tụ Y Sơ Ra Ên trong Những Ngày Sau


“Bài Học 13 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Sự Quy Tụ Y Sơ Ra Ên trong Những Ngày Sau,” Tài Liệu Những Lời Giảng Dạy và Giáo Lý của Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên (Năm 2021)

“Bài Học 13 Tài Liệu dành cho Giảng Viên,” Tài Liệu Những Lời Giảng Dạy và Giáo Lý của Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên

Bài Học 13 Tài Liệu dành cho Giảng Viên

Sự Quy Tụ Y Sơ Ra Ên trong Những Ngày Sau

Trong đơn vị này chúng ta sẽ thảo luận về những lời giảng dạy đặc biệt về sự phân tán và quy tụ của Y Sơ Ra Ên. Chúa phân tán dân Y Sơ Ra Ên thời xưa vì họ chối bỏ giao ước của Ngài, nhưng Ngài đã hứa quy tụ họ lại trong những ngày sau. Trong bài học này học viên sẽ có cơ hội để giải thích các phước lành và trách nhiệm của việc thuộc vào gia tộc Y Sơ Ra Ên. Họ cũng sẽ được khuyến khích cân nhắc cách họ có thể giúp một người nào đó “ở cả hai bên bức màn che … tiến một bước đến việc lập giao ước với Thượng Đế” (Russell M. Nelson và Wendy W. Nelson, “Niềm Hy Vọng của Y Sơ Ra Ên” [buổi họp đặc biệt devotional dành cho giới trẻ toàn cầu, ngày 3 tháng Sáu năm 2018], phụ san cho tạp chí New EraEnsign, trang 15, HopeofIsrael.ChurchofJesusChrist.org).

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

Cải Thiện Việc Giảng Dạy và Học Hỏi của Chúng Ta

Giúp học viên khám phá mức độ liên quan. Khi học viên cảm thấy là những điều họ đang học liên quan tới những hoàn cảnh trong cuộc sống họ, thì nhiều khả năng là họ sẽ tham gia hơn vào việc học hỏi mà giúp họ hành động ngay chính. Khi anh chị em chuẩn bị bài học, hãy lưu tâm đến lý lịch, những trải nghiệm về văn hóa, sở thích, thắc mắc, và khó khăn của học viên của mình. Hãy cẩn thận đừng nói cho học viên biết điều gì liên quan tới cuộc sống của họ; thay vì thế, giúp họ tự mình khám phá sự liên quan đó.

Lê Hi và Nê Phi dạy về sự phân tán và quy tụ của Y Sơ Ra Ên.

Trưng bày tình huống sau đây:

Bạn của anh chị em là Becky mới vừa tham dự buổi lễ Tiệc Thánh lần đầu tiên. Sau nhà thờ, anh chị em hỏi bạn ấy xem bạn ấy cảm thấy thế nào về buổi lễ. Bạn ấy trả lời: “Mọi người đều thân thiện và các bài nói chuyện rất thú vị, nhưng mình thật sự hoang mang khi có một người nói về sự quy tụ Y Sơ Ra Ên và còn nói rằng đó là điều quan trọng nhất đang diễn ra trên thế gian ngày nay.” Rồi bạn ấy hỏi: “Sự quy tụ Y Sơ Ra Ên là gì, và tại sao nó lại quan trọng đến thế trong giáo hội của bạn?”

Mời học viên thảo luận với một người bạn cách họ sẽ trả lời câu hỏi của Becky. (Nếu cần, học viên cũng có thể xem lại phần 1 của tài liệu chuẩn bị.) Sau khi học viên đã đưa ra câu trả lời của mình, hãy mời một vài học viên chia sẻ điều họ học được hoặc cảm thấy về gia tộc Y Sơ Ra Ên trong khi họ thảo luận với nhau.

Cân nhắc trưng bày hình ảnh đi kèm. Mời học viên xem lại phần 2 của tài liệu chuẩn bị (đặc biệt là 1 Nê Phi 10:12–141 Nê Phi 15:12–15). Sau đó mời một học viên giải thích vắn tắt cách mà Lê Hi và Nê Phi đã sử dụng một cây ô liu để nói về sự phân tán và sự quy tụ của Y Sơ Ra Ên.

cây ô liu

Anh chị em có thể muốn viết câu chưa hoàn chỉnh sau đây lên trên bảng: Một người được quy tụ vào gia tộc Y Sơ Ra Ên khi người đó …

Trong khi học viên chia sẻ những hiểu biết sâu sắc của họ, hãy ghi xuống câu trả lời của họ, mà có thể gồm có lẽ thật sau đây: Một người được quy tụ vào gia tộc Y Sơ Ra Ên khi người đó tiếp nhận phúc âm trọn vẹn, có sự hiểu biết rằng Chúa Giê Su Ky Tô là Chúa và Đấng Cứu Rỗi của chúng ta, và lập cùng tuân giữ các giao ước của phúc âm. Anh chị em có thể sử dụng một vài câu hỏi sau đây để giúp học viên gia tăng sự hiểu biết của họ về sự quy tụ Y Sơ Ra Ên:

  • Sự quy tụ Y Sơ Ra Ên có liên quan như thế nào đến những người còn sống lẫn những người đã chết?

  • Anh chị em nghĩ tại sao Chủ Tịch Nelson đã nói rằng sự quy tụ Y Sơ Ra Ên là “điều quan trọng nhất đang diễn ra trên thế gian ngày nay” (“Niềm Hy Vọng của Y Sơ Ra Ên,” trang 8)? (Anh chị em có thể muốn xem lại những lời phát biểu này trong phần giới thiệucác phần 12 của tài liệu chuẩn bị.)

  • Chúng ta tôn vinh cuộc đời và sự hy sinh của Chúa Giê Su Ky Tô theo những cách thức nào khi chúng ta tham gia vào sự quy tụ Y Sơ Ra Ên?

  • Cuộc sống của anh chị em đã được ảnh hưởng như thế nào hoặc cuộc sống của mọi người trong gia đình anh chị em đã được ban phước như thế nào nhờ có sự quy tụ Y Sơ Ra Ên?

Cân nhắc mời học viên suy ngẫm những gì họ có thể cảm thấy và cách họ có thể phản hồi nếu vị tiên tri đích thân hỏi họ câu hỏi này: “Anh chị em có muốn tham gia vào một thử thách gay go nhất, chính nghĩa lớn nhất, và công việc vĩ đại nhất trên thế gian ngày nay không?” (“Niềm Hy Vọng của Y Sơ Ra Ên,” trang 8).

Chúa Giê Su Ky Tô kêu gọi các tôi tớ phụ giúp trong công việc quy tụ Y Sơ Ra Ên.

Hãy ôn lại ngắn gọn cách Gia Cốp đã sử dụng truyện ngụ ngôn của Giê Nốt về cây ô liu để giảng dạy về sự quy tụ và sự phân tán của Y Sơ Ra Ên (xin xem phần 3 của tài liệu chuẩn bị). Nêu ra rằng đoạn giữa câu chuyện ngụ ngôn, Chúa của vườn nho rất đau buồn vì những cây ô liu (mà tượng trưng cho dân của Chúa) không sinh ra trái tốt. Mời học viên đọc Gia Cốp 5:47, 51, tìm kiếm cảm nghĩ của Chúa về gia tộc Y Sơ Ra Ên.

  • Các cụm từ này dạy chúng ta điều gì về đức tính của Chúa Giê Su Ky Tô?

  • Làm thế nào việc biết được mối lo lắng sâu thẳm của Chúa dành cho anh chị em ảnh hưởng đến cảm nghĩ của anh chị em về Ngài?

Mời học viên xem lại Gia Cốp 5:61–62, 70–72, tìm kiếm vai trò của chúng ta trong việc giúp đỡ Chúa quy tụ Y Sơ Ra Ên. (Giúp học viên nhận ra nguyên tắc sau đây: Khi chúng ta cần mẫn lao nhọc với Chúa để giúp quy tụ Y Sơ Ra Ên, chúng ta sẽ được ban phước có được niềm vui.)

  • Tại sao là điều quan trọng đối với mỗi chúng ta để phụ giúp Chúa trong việc quy tụ Y Sơ Ra Ên?

  • Chúng ta có thể làm gì để quy tụ Y Sơ Ra Ên? (Học viên có thể dành ra thời gian để liệt kê những ý tưởng và nói về cách mà họ tham gia vào sự quy tụ Y Sơ Ra Ên. Anh chị em cũng có thể muốn xem lại lời phát biểu của Chủ Tịch Nelson trong phần 3 của tài liệu chuẩn bị.)

  • Anh chị em đã cảm thấy như thế nào khi giúp đỡ một người nào đó ở cả hai bên bức màn che được quy tụ vào gia tộc Y Sơ Ra Ên?

Anh chị em có thể muốn kết thúc bài học bằng cách chia sẻ lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Nelson từ bài nói chuyện “Niềm Hy Vọng của Y Sơ Ra Ên”:

Chủ Tịch Russell M. Nelson

Mỗi vị tiên tri đã nói về thời kỳ của chúng ta khi Y Sơ Ra Ên sẽ được quy tụ và thế gian sẽ được sẵn sàng cho Ngày Tái Lâm của Đấng Cứu Rỗi. Hãy nghĩ về điều đó! Trong số tất cả những người từng sống trên trái đất, chúng ta là những người được tham gia vào sự kiện quy tụ cuối cùng vĩ đại này. Thật là phấn khởi biết bao! (“Niềm Hy Vọng của Y Sơ Ra Ên,” trang 8)

Hãy nhắc học viên nhớ rằng để chuẩn bị cho bài học này, họ đã được mời để nhận ra một người nào đó—ở cả hai bên của bức màn che—mà họ có thể giúp tiến bước đến việc lập giao ước với Thượng Đế (xin xem phần 2 và 3 của tài liệu chuẩn bị). Cho học viên thời gian để ngẫm nghĩ, ghi xuống những ấn tượng của họ, và hoàn thiện kế hoạch hành động của họ. Nếu anh chị em cảm thấy thích hợp, hãy mời một vài học viên chia sẻ điều mà họ cảm thấy được soi dẫn để làm.

Cho Buổi Học Lần Sau

Giải thích cho học viên rằng để giúp quy tụ Y Sơ Ra Ên, chúng ta được mời gọi trở thành những công cụ trong tay của Thượng Đế và chia sẻ phúc âm của Ngài với tất cả mọi người. Trong khi học viên đọc trong phần chuẩn bị cho buổi học lần sau, hãy mời họ cân nhắc điều họ có thể làm để trở thành các công cụ hữu hiệu trong tay Thượng Đế để chia sẻ phúc âm.