Viện Giáo Lý
Bài học 19 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Sống Ngay Chính trong Thời Đại Tà Ác


“Bài học 19: Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Sống Ngay Chính trong Thời Đại Tà Ác”, Tài Liệu Những Lời Giảng Dạy và Giáo Lý của Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên (năm 2021)

“Bài học 19 Tài Liệu dành cho Giảng Viên”, Tài Liệu Những Lời Giảng Dạy và Giáo Lý của Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên

Bài học 19 Tài Liệu dành cho Giảng Viên

Sống Ngay Chính trong Thời Đại Tà Ác

Chủ Tịch Russell M. Nelson đã nhận xét: “Sách Mặc Môn vừa làm sáng tỏ những lời giảng dạy của Đức Thầy vừa phơi bày những chiến thuật của kẻ nghịch thù” (“Sách Mặc Môn: Cuộc Sống Của Chúng Ta Sẽ Ra Sao Nếu Không Có Sách Này?Liahona, tháng Mười Một năm 2017, trang 62; xin xem 2 Nê Phi 26–33). Đơn vị 6 sẽ giúp học viên phát hiện tốt hơn các chiến thuật của kẻ nghịch thù và xác định những điều họ có thể làm để củng cố bản thân chống lại những kế hoạch tà ác của hắn. Trong bài học này, học viên sẽ nhận ra những điều họ có thể làm để tiếp tục vững mạnh khi gặp sự ngược đãi và những điều họ có thể làm để sống ngay chính trong thế gian đầy dẫy sự tà ác.

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

Cải Thiện Việc Giảng Dạy và Học Hỏi của Chúng Ta

Sử dụng các tình huống giả định thực tế. Khi học viên nhìn thấy mối liên hệ giữa cuộc sống của chính họ và những gì họ đang học trong thánh thư, họ sẽ được chuẩn bị tốt hơn để hiểu rõ tầm quan trọng của lời Thượng Đế và xem lời đó có thể dẫn đến hành động hiệu quả và ngay chính như thế nào. Những tình huống giả định thực tế và giải quyết các câu hỏi, mối quan tâm và thử thách thực tế mà học viên phải đương đầu có thể giúp học viên kết nối cuộc sống của họ với giáo lý và nguyên tắc được tìm thấy trong lời của Thượng Đế. Các tình huống giả định thực tế cũng có thể giúp học viên tự khám phá rằng đôi khi cuộc sống rất phức tạp và không phải lúc nào cũng dễ dàng để tìm ra câu trả lời.

Những tín đồ ngay chính của Chúa Giê Su Ky Tô được củng cố giữa sự ngược đãi.

Để bắt đầu buổi học, hãy cân nhắc chia sẻ tình huống sau đây hoặc một tình huống khác có liên quan mà anh chị em nghĩ ra.

Akari là một tín hữu mới báp têm vào Giáo Hội. Cha mẹ cô đã từ mặt cô khi cô chịu phép báp têm. Lúc đầu, mọi người trong tiểu giáo khu của cô ấy rất thân thiện. Tuy nhiên, gần đây một số tín hữu đã nói những điều không tốt đẹp về quá khứ của Akari và thậm chí còn nhạo báng cô ấy vì sự háo hức sống theo phúc âm. Cô ấy muốn trở thành một tín hữu trung tín của Giáo Hội nhưng cảm thấy thực sự chán nản.

  • Tại sao việc bị các tín hữu khác của Giáo Hội ngược đãi có thể là đặc biệt khó khăn đối với Akari?

  • Nếu Akari nhờ anh chị em giúp đỡ, anh chị em sẽ nói gì hay làm gì?

Nhắc học viên nhớ rằng trong Hê La Man 3:24–34, chúng ta đọc được rằng hàng chục ngàn người đã gia nhập Giáo Hội và dân chúng thịnh vượng vô cùng. Tuy nhiên, cuối cùng, tính kiêu căng đã len lỏi vào lòng của một số tín hữu Giáo Hội, là những người bắt đầu ngược đãi những ai vẫn tiếp tục khiêm nhường và trung tín.

Mời học viên xem lại Hê La Man 3:33–35 và tìm xem điều gì đã giúp các tín hữu khiêm nhường của Giáo Hội vững vàng trước sự ngược đãi. Hãy cân nhắc xem anh chị em có thể hỏi những câu hỏi nào sau đây để thúc đẩy việc học tập tốt nhất cho học viên:

  • Những lời giảng dạy nào trong những câu này có thể giúp Akari hoặc một người nào đó trong tình huống tương tự? (Anh chị em có thể liệt kê một số lẽ thật mà học viên tìm thấy, chẳng hạn như sau: Khi chúng ta nhịn ăn, cầu nguyện và hiến dâng lòng mình lên Thượng Đế, lòng khiêm nhường và đức tin của chúng ta nơi Chúa Giê Su Ky Tô sẽ vững mạnh hơn và lòng ta sẽ được thánh hóa—cho dù hành vi gây tổn thương của người khác là gì.)

  • Trong những phương diện nào mà việc nhịn ăn, cầu nguyện và hiến dâng lòng mình lên Thượng Đế đã ảnh hưởng đến đức tin của anh chị em nơi Chúa Giê Su Ky Tô? (xin xem Hê La Man 3:35). Những hành động ngay chính này đã giúp anh chị em như thế nào khi đối phó với hành vi gây tổn thương của người khác?

Cân nhắc trưng bày các câu hỏi sau đây và cho học viên một chút thời gian riêng để đánh giá một hoặc nhiều câu hỏi trong số đó và lập kế hoạch về cách họ sẽ phản ứng với bất kỳ sự thúc giục nào mà họ nhận được:

  • Anh chị em đang chào mừng và kết bạn với những tín hữu khác trong Giáo Hội của Chúa Giê Su Ky Tô như thế nào?

  • Anh chị em hiến dâng lòng mình lên Thượng Đế như thế nào?

  • Làm thế nào anh chị em có thể gia tăng đức tin của mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô, bất kể hành vi gây tổn thương của người khác có là gì đi nữa?

Chia sẻ lời chứng của anh chị em hoặc mời một học viên làm chứng về quyền năng sẽ đến khi chúng ta hành động theo đức tin và hiến dâng lòng minh lên Thượng Đế.

Khi dân Nê Phi ngày càng trở nên tà ác, Mặc Môn và Mô Rô Ni vẫn trung tín với Chúa.

Mời học viên chia sẻ ví dụ về việc tin tức, xu hướng văn hóa và đề tài trò chuyện trên các phương tiện truyền thông xã hội có thể khiến việc sống theo phúc âm trong thời kỳ của chúng ta trở nên khó khăn.

  • Hoàn cảnh nào đã khiến việc sống theo phúc âm trong thời Mặc Môn và con trai ông là Mô Rô Ni trở nên khó khăn? (Nếu cần, hãy mời học viên xem lại phần 2 của tài liệu chuẩn bị hoặc đọc lướt các tiêu đề của chương Mặc Môn 1–6Mô Rô Ni 9.)

  • Anh chị em tưởng tượng cuộc sống ở thời Mặc Môn và Mô Rô Ni có thể sẽ như thế nào?

Mời học viên xem lại Mặc Môn 1:1–2, 15Mô Rô Ni 9:25–26, tìm kiếm những lý do khả dĩ giải thích nguyên nhân tại sao Mặc Môn và Mô Rô Ni vẫn có thể tiếp tục trung tín với Chúa khi họ phải đương đầu với một xã hội chìm trong sự tà ác.

  • Chúng ta có thể học được nguyên tắc gì từ những câu này về cách để tiếp tục trung tín với Chúa trong thời kỳ tà ác? (Giúp học viên nhận ra một nguyên tắc tương tự như sau: Chúng ta có thể vượt qua sự tà ác của thế gian này khi chúng ta nhận thấy lòng nhân từ của Chúa Giê Su Ky Tô và tiếp tục trung tín với Ngài.)

  • Anh chị em nghĩ việc biết được lòng nhân từ của Chúa Giê Su Ky Tô có nghĩa là gì?

  • Làm thế nào mà việc trông cậy vào Chúa Giê Su Ky Tô và cảm nhận được lòng nhân từ của Ngài có thể giúp chúng ta tiếp tục ngay chính khi sự tà ác vây quanh mình? (Anh chị em có thể muốn mời học viên xem lại các phát biểu của Chủ Tịch Joy D. JonesAnh Cả Neil L. Andersen trong phần 2 của tài liệu chuẩn bị.)

  • Làm thế nào mà chứng ngôn của anh chị em về lòng nhân từ của Chúa Giê Su Ky Tô và đức tin của anh chị em nơi Ngài đã giúp anh chị em đưa ra những lựa chọn ngay chính khi đương đầu với sự tà ác?

Nhắc học viên rằng trong phần 2 của tài liệu chuẩn bị, họ được mời nhận ra một cá nhân hoặc một nhóm người trong Sách Mặc Môn hoặc một người nào đó mà họ quen biết đã đương đầu với sự tà ác và vẫn tiếp tục trung tín. (Nếu cần, hãy cho học viên thời gian để xem lại những gì họ đã viết.) Tùy thuộc vào quy mô lớp học, hãy chọn một phương pháp giúp mỗi học viên có cơ hội chia sẻ tấm gương của mình.

Hãy trưng ra những câu hỏi sau đây:

  • Dựa trên những gì anh chị em đã học và cảm nhận được ngày hôm nay, anh chị em sẽ làm gì để gia tăng khả năng của mình để giữ vững những cam kết với Chúa khi đương đầu với sự tà ác của thế gian? (Khuyến khích học viên ghi lại bất kỳ lời thúc giục nào mà họ nhận được từ Đức Thánh Linh và hành động theo những thúc giục đó.)

Cho Buổi Học Lần Sau

Hãy chia sẻ câu trích dẫn này từ Tiên Tri Joseph Smith: “Chính là sự yêu mến tự do đã soi dẫn tâm hồn của tôi—sự tự do của một công dân và tôn giáo cho toàn thể nhân loại” (Những Lời Giảng Dạy của Các Vị Chủ Tịch Giáo Hội: Joseph Smith [năm 2007], trang 370). Khi học viên nghiên cứu tài liệu chuẩn bị cho buổi học tiếp theo, hãy mời họ suy ngẫm ý nghĩa của sự tự do tôn giáo đối với họ và chuẩn bị thảo luận về những gì họ có thể làm để giúp đẩy mạnh hoặc bảo vệ quyền tự do đó.