“Bài học 27 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Đức Tin, Hy Vọng và Lòng Bác Ái”, Tài Liệu Những Lời Giảng Dạy và Giáo Lý của Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên (năm 2021)
“Bài học 27 Tài Liệu dành cho Giảng Viên”, Tài Liệu Những Lời Giảng Dạy và Giáo Lý của Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên
Bài học 27 Tài Liệu dành cho Giảng Viên
Đức Tin, Hy Vọng và Lòng Bác Ái
Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf, khi đó thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn, đã dạy: “Đức tin, hy vọng và lòng bác ái bổ sung cho nhau, và khi một điều gia tăng, thì hai điều kia cũng gia tăng theo” (“Quyền Năng Vô Tận của Niềm Hy Vọng,” Liahona, tháng Mười Một năm 2008, trang 23). Trong bài học này, học viên có thể giải thích cách phát triển và gia tăng đức tin và hy vọng của họ nơi Đấng Cứu Rỗi Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài. Họ cũng sẽ có thể xác định những điều họ có thể làm để phát triển trọn vẹn hơn thuộc tính giống như Đấng Ky Tô về lòng bác ái.
Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy
Mặc Môn dạy về mối liên hệ giữa đức tin và hy vọng.
Cho học viên xem hình ảnh đi kèm của một sợi dây nhiều màu và các khối xếp chồng lên nhau. Giải thích rằng các màu sắc khác nhau ở những đồ vật này tượng trưng cho đức tin, hy vọng và lòng bác ái.
-
Trong những phương diện nào mà đức tin, hy vọng và lòng bác ái có thể giống như những sợi dây đan xen nhau hơn là những khối chồng lên nhau?
Trưng ra lời phát biểu sau đây của Anh Cả Chi Hong (Sam) Wong thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi:
Đức tin, hy vọng và lòng bác ái … được đan xen với nhau. Chúng ta không xây đắp xong đức tin rồi mới có hy vọng, hoặc sau khi có hy vọng, cuối cùng mới phát triển lòng bác ái. Tất cả những đức tính này đều phát triển cùng nhau. Và khi những đức tính này đan xen với nhau, chúng sẽ giúp hình thành đặc tính và chứng ngôn của chúng ta. (“Faith, Hope, and Charity: Interlacing Virtues,” Ensign, tháng Mười Hai năm 2016, trang 19)
Mời học viên xem lại Mô Rô Ni 7:33, 38, 40–43 và tìm kiếm xem những câu này dạy cho chúng ta điều gì về mối liên hệ giữa đức tin và hy vọng.
-
Chúng ta học được điều gì từ các câu này về mối liên hệ giữa đức tin và hy vọng? (Học viên có thể nói một số lẽ thật, bao gồm những lẽ thật sau đây: Khi phát triển đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô, chúng ta có được hy vọng rằng qua Sự Chuộc Tội và Sự Phục Sinh của Ngài, chúng ta có thể được nâng lên đến cuộc sống vĩnh cửu.)
-
Tại sao hy vọng lại có mối liên hệ chặt chẽ với đức tin và sự tin cậy nơi Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô và Sự Phục Sinh của Ngài?
Mời học viên xem lại lời phát biểu của Chủ Tịch M. Russell Ballard trong phần 1 của tài liệu chuẩn bị.
-
Anh chị em có thể nghĩ về những tấm gương mà có thể anh chị em đã nhìn thấy trong cuộc sống của mọi người phản ánh những lẽ thật mà Chủ tịch Ballard đã dạy không?
Hãy cân nhắc chia sẻ đoạn trích sau đây trong một lá thư được gửi đến Chủ Tịch Russell M. Nelson từ một người bạn đang gặp khó khăn với một vấn đề cá nhân:
“Cảm giác tội lỗi và thất bại khiến tôi gần như không thể hối cải. Tôi đang mất đức tin của mình. Đầu tiên là những tội lỗi; sau đó là nỗi nghi ngờ. …
“Sự thiếu quyết đoán đầy đau đớn của tôi, sự chần chừ, thiếu định hướng, tê liệt ý chí, sự kém tự tin của tôi đã gây ra nỗi khốn khổ và trầm cảm. Gia đình tôi, tương lai và đức tin của tôi đang bị đe dọa. Tôi đang mất hy vọng của mình.” (“A More Excellent Hope,” Ensign, tháng Hai năm 1997, trang 60)
Mời học viên xem lại Ê The 12:4, 32 và lời phát biểu của Chủ Tịch Uchtdorf trong phần 2 của tài liệu chuẩn bị và thảo luận về những điều tác giả của bức thư này có thể làm để phục hồi niềm hy vọng.
-
Điều gì đã giúp anh chị em nhiều nhất để làm cho hy vọng trở thành một phần tích cực trong cuộc sống hàng ngày của mình?
-
Dựa trên những suy nghĩ và cảm nghĩ của mình trong bài học này, anh chị em cảm thấy được soi dẫn để thực hiện những thay đổi nào nhằm gia tăng khả năng cảm nhận niềm hy vọng? (Anh chị em có thể cho học viên thời gian để ghi xuống những suy nghĩ và cảm nghĩ của họ.)
Mặc Môn dạy về tầm quan trọng của việc tìm kiếm ân tứ của lòng bác ái.
Hãy hỏi học viên câu hỏi sau đây:
-
Từ việc học tập và kinh nghiệm của anh chị em, anh chị em sẽ giải thích lòng bác ái có nghĩa là gì?
Mời một học viên đọc Mô Rô Ni 7:43–44, 48 và hỏi:
-
Anh chị em nghĩ đức tin và hy vọng nơi Chúa Giê Su Ky Tô có mối liên hệ như thế nào đến ân tứ của lòng bác ái?
-
Mặc Môn đã khuyên dạy chúng ta phải làm gì nếu chúng ta thật sự mong muốn ân tứ của lòng bác ái? (Hãy giúp học viên nhận ra một nguyên tắc tương tự như sau: Nếu chúng ta cầu nguyện với tất cả mãnh lực của lòng mình và tuân theo Chúa Giê Su Ky Tô, thì chúng ta có thể được tràn đầy lòng bác ái.)
Hãy cân nhắc cho học viên một vài phút để suy ngẫm về những thời điểm họ đã cầu nguyện xin được giúp đỡ để có lòng bác ái và kết quả.
Mời học viên tạo thành các nhóm nhỏ và cung cấp cho mỗi nhóm giấy phát tay sau đây.
Sau khi thấy có đủ thời gian, hãy mời một vài học viên chia sẻ những điều họ đã học được trong nhóm.
Trưng bày các câu hỏi sau đây và mời học viên chọn câu hỏi mà họ cảm thấy phù hợp nhất với hoàn cảnh hiện tại của họ. Khuyến khích học viên ghi lại bất kỳ cảm nghĩ hoặc ấn tượng nào mà họ có hay nhận được.
-
Ai cần cảm thấy tình yêu thương của Đấng Cứu Rỗi qua tôi? Tôi có thể làm gì để giúp người này cảm thấy tình yêu thương của Ngài?
-
Làm thế nào tôi được ban phước bởi những lời nói hoặc hành động giống như Đấng Ky Tô của người khác?
-
Có khi nào việc thể hiện tình yêu thương giống như Đấng Ky Tô đã đưa tôi đến gần Chúa Giê Su Ky Tô và Cha Thiên Thượng hơn?
-
Hiện tại tôi đang làm (hoặc không làm) gì mà ngăn tôi tìm kiếm (hoặc đạt được) ân tứ của lòng bác ái?
Hãy khuyến khích học viên đặt mục tiêu về cách thức họ có thể cố gắng để đạt được các thuộc tính giống như Đấng Ky Tô về đức tin, hy vọng và lòng bác ái để họ có thể trở nên giống như Ngài hơn.
Cho Buổi Học Lần Sau
Hãy yêu cầu học viên chuẩn bị cho buổi học lần sau để nói về cách mà Sách Mặc Môn dẫn dắt mọi người đến với Chúa Giê Su Ky Tô. Khuyến khích học viên suy ngẫm về những kinh nghiệm họ đã có với Sách Mặc Môn trong khóa học này mà đã củng cố chứng ngôn và mối quan hệ của họ với Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô.