“Bài Học 11 Tài Liệu Chuẩn Bị cho Lớp Học: Tiến Bước trên Con Đường Giao Ước,” Tài Liệu Những Lời Giảng Dạy và Giáo Lý của Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên (Năm 2021)
“Bài Học 11 Tài Liệu Chuẩn Bị cho Lớp Học,” Tài Liệu Những Lời Giảng Dạy và Giáo Lý của Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên
Bài Học 11 Tài Liệu Chuẩn Bị cho Lớp Học
Tiến Bước trên Con Đường Giao Ước
Chủ Tịch Russell M. Nelson đã dạy: “Tôi xin nói với mỗi tín hữu của Giáo Hội, hãy tiếp tục ở trên con đường giao ước. Sự cam kết của anh chị em để noi theo Đấng Cứu Rỗi bằng cách lập giao ước với Ngài và rồi việc tuân giữ các giao ước đó sẽ mở ra cánh cửa cho mọi phước lành và đặc ân thiêng liêng dành sẵn cho nam giới, phụ nữ và trẻ em ở khắp mọi nơi” (“Khi Chúng Ta Tiếp Tục Cùng Nhau Tiến Bước,” Liahona, tháng Tư năm 2018, trang 4). Khi anh chị em tiếp tục học về giáo lý của Đấng Ky Tô, hãy cân nhắc cách mà việc lập và tuân giữ giao ước báp têm của anh chị em, tiếp nhận ân tứ Đức Thánh Linh, và kiên trì đến cùng sẽ giúp anh chị em trở nên giống như Cha Thiên Thượng của mình hơn.
Phần 1
Giao ước báp têm của tôi có thể ban phước cho tôi và tất cả những người mà tôi tiếp xúc với như thế nào?
Chúa gửi tiên tri A Bi Na Đi đến chỗ Vua Nô Ê và dân của ông để cảnh báo họ rằng nếu họ không hối cải, thì họ sẽ rơi vào cảnh tù đày. Vua Nô Ê đã khước từ sứ điệp của A Bi Na Đi và ra lệnh giết chết ông. An Ma, một trong các thầy tư tế của Nô Ê, đã ghi xuống và rồi bí mật giảng dạy những lời của A Bi Na Đi giữa dân chúng. Khi nhóm những tín đồ của An Ma trở nên đông đảo hơn, họ quy tụ tại dòng suối Mặc Môn và lập giao ước báp têm.
Bình luận về lời hứa của chúng ta để cùng than khóc và an ủi người khác, Anh Cả Dale G. Renlund thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã giải thích:
Trong Giáo Hội, để phục vụ hữu hiệu những người khác, chúng ta cần phải nhìn qua góc nhìn của người cha hay người mẹ, qua góc nhìn của Cha Thiên Thượng. Chỉ khi đó chúng ta mới có thể bắt đầu thấu hiểu giá trị thật sự của một con người. Chỉ khi đó chúng ta mới có thể cảm nhận được tình yêu thương mà Cha Thiên Thượng đã dành cho tất cả con cái của Ngài. Chỉ khi đó chúng ta mới có thể cảm nhận được mối quan tâm chu đáo của Đấng Cứu Rỗi dành cho họ. Chúng ta không thể hoàn toàn làm tròn bổn phận và giao ước của chúng ta để than khóc với những người đang than khóc và an ủi những người đang cần được an ủi trừ khi chúng ta nhìn họ qua góc nhìn của Thượng Đế. [Xin xem Mô Si A 18:8–10.] Quan điểm mở rộng này sẽ làm cho chúng ta cảm thông với những nỗi thất vọng, sợ hãi, và đau lòng của người khác. (“Xuyên Qua Góc Nhìn của Thượng Đế,” Liahona, tháng Mười Một năm 2015, trang 94)
Phần 2
Ân tứ Đức Thánh Linh có thể biến đổi cuộc sống của tôi như thế nào?
Trong phần ghi chép của ông về giáo lý của Đấng Ky Tô, Nê Phi đã dạy rằng những người nào noi theo tấm gương của Chúa Giê Su Ky Tô và chịu phép báp têm đều sẽ được ban cho Đức Thánh Linh từ Cha Thiên Thượng (xin xem 2 Nê Phi 31:12).
Chủ Tịch Boyd K. Packer thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã nói như sau về việc nói được ngôn ngữ của các thiên thần:
Nê Phi giải thích rằng các thiên thần nói bằng quyền năng của Đức Thánh Linh, và anh chị em có thể nói được ngôn ngữ của các thiên thần, mà đơn giản có nghĩa là anh chị em có thể nói với quyền năng của Đức Thánh Linh. Tiếng nói đó sẽ rất thầm lặng. … Nhưng sẽ có quyền năng ở đó. (“The Gift of the Holy Ghost: What Every Member Should Know,” Ensign, tháng Tám năm 2006, trang 49–50)
Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã giải thích về phép báp têm bằng lửa.
Hãy làm sinh hoạt sau đây:
-
Đọc lời phát biểu sau đây:
Đức Thánh Linh còn là một Đấng thánh hóa, thanh tẩy và giống như lửa đốt cháy cặn bã và điều ác ra khỏi linh hồn con người. [Xin xem 3 Nê Phi 27:19-21]. …
Là tín hữu của Giáo Hội phục hồi của Chúa, chúng ta được ban phước bởi sự thanh tẩy đầu tiên [của chúng ta] khỏi tội lỗi được liên kết với phép phép báp têm và bởi tiềm năng của một sự thanh tẩy liên tục khỏi tội lỗi đã có thể được thực hiện nhờ vào sự đồng hành và quyền năng của Đức Thánh Linh-chính là Đấng thứ ba của Thiên Chủ Đoàn. …
… Nhưng khi chúng ta tận tình chuẩn bị và tham dự giáo lễ [Tiệc Thánh] thiêng liêng này với một tấm lòng đau khổ và một tâm hồn thống hối thì lời hứa là chúng ta có thể luôn được Thánh Linh của Chúa ở cùng chúng ta. Và bằng quyền năng thánh hóa của Đức Thánh Linh là người bạn đồng hành thường xuyên, chúng ta có thể luôn được xá miễn các tội lỗi của mình. (“Luôn Luôn Được Xá Miễn Các Tội Lỗi của Mình,” Liahona, tháng Năm năm 2016, trang 61–62)
Phần 3
Bằng cách nào tôi có thể tìm thấy niềm hy vọng và niềm vui lớn lao hơn khi tôi cố gắng kiên trì đến cùng?
Cùng với đức tin, sự hối cải, phép báp têm, và tiếp nhận ân tứ Đức Thánh Linh, Nê Phi đã dạy rằng kiên trì đến cùng là một nguyên tắc cần thiết trong giáo lý của Đấng Ky Tô.
Xem hoặc đọc sứ điệp sau đây của Anh Cả Dieter F. Uchtdorf thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ, và cân nhắc cách anh chị em có thể kiên trì đến cùng với niềm vui lớn lao hơn.
Đọc sứ điệp sau đây của Anh Cả Dieter F. Uchtdorf thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ, và cân nhắc cách anh chị em có thể kiên trì đến cùng với niềm vui lớn lao hơn.
Việc kiên trì đến cùng, hoặc vẫn luôn luôn trung thành với các luật pháp và các giao ước của phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô trong suốt cuộc sống của chúng ta, là một điều kiện cơ bản cho sự cứu rỗi trong vương quốc của Thượng Đế. Sự tin tưởng này phân biệt Các Thánh Hữu Ngày Sau với nhiều giáo phái Ky Tô giáo khác mà giảng dạy rằng sự cứu rỗi được ban cho tất cả mọi người mà chỉ cần tin và tuyên xưng rằng Chúa Giê Su là Đấng Ky Tô. Chúa đã phán rõ rằng: “Nếu ngươi tuân giữ các giáo lệnh của ta và kiên trì đến cùng thì ngươi sẽ có được cuộc sống vĩnh cửu, là ân tứ lớn lao nhất trong tất cả mọi ân tứ của Thượng Đế” (GLGƯ 14:7).
Do đó, việc kiên trì đến cùng không phải đơn thuần là một vấn đề phải chịu đựng một cách thụ động hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống hoặc “tiếp tục tồn tại.” Tôn giáo của chúng ta là một tôn giáo tích cực, giúp đỡ con cái của Thượng Đế dọc theo con đường chật và hẹp để phát triển tiềm năng trọn vẹn của họ trong cuộc sống này và trở về cùng Ngài một ngày nào đó.
Nhìn từ viễn cảnh này thì việc kiên trì đến cùng là đầy tôn cao và vinh quang, chứ không phải tối tăm và ảm đạm. Đây là một tôn giáo vui vẻ, một tôn giáo của niềm hy vọng, sức mạnh và sự giải thoát. (“Chúng Ta Không Có Lý Do để Hoan Hỷ Sao?” Liahona, tháng Mười Một năm 2007, trang 20)