Viện Giáo Lý
Bài học 25 Tài Liệu Chuẩn Bị cho Lớp Học: Cầu Nguyện và Sự Mặc Khải Cá Nhân


“Bài học 25 Tài Liệu Chuẩn Bị cho Lớp Học: Cầu Nguyện và Sự Mặc Khải Cá Nhân”, Tài Liệu Những Lời Giảng Dạy và Giáo Lý của Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên (năm 2021)

“Bài học 25 Tài Liệu Chuẩn Bị cho Lớp Học”, Tài Liệu Những Lời Giảng Dạy và Giáo Lý của Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên

Bài học 25 Tài Liệu Chuẩn Bị cho Lớp Học

Cầu Nguyện và Sự Mặc Khải Cá Nhân

em thiếu nữ đang đọc thánh thư

Chúa Giê Su Ky Tô đã hứa: “Vì bất cứ ai xin thì sẽ được; ai tìm thì sẽ gặp; và ai gõ cửa thì sẽ được mở cho” (3 Nê Phi 14:8). Chủ Tịch Russell M. Nelson nói về lời hứa này: “Việc ban cho vô tận cung ứng sự mặc khải cá nhân này được dành cho tất cả các con cái của Ngài. Điều này dường như nghe quá lý tưởng. Nhưng đúng là như vậy!” (“Hãy Xin, Hãy Tìm, Hãy Gõ Cửa,” Liahona, tháng Mười Một năm 2009, trang 81). Khi nghiên cứu tài liệu này, anh chị em hãy suy ngẫm về tính hiệu quả của lời cầu nguyện của anh chị em và những điều anh chị em có thể làm để gia tăng khả năng tiếp nhận sự mặc khải cá nhân.

Phần 1

Tôi có thể làm gì để làm cho lời cầu nguyện thành một phần có ý nghĩa hơn trong cuộc sống của mình?

Khi An Ma và A Mu Léc dẫn một nhóm người truyền giáo đến để cải hóa dân Gia Rôm bội giáo, họ đã rất đỗi ngạc nhiên khi thấy cách thức dân Giô Ram thờ phượng và cầu nguyện trong nhà hội. Đứng trên một đài cao mà họ gọi là Ra Mê Um Tôm, mọi người thay phiên nhau dâng một lời cầu nguyện theo quy định, tuyên bố rằng sẽ chẳng có Đấng Ky Tô nào cả và rằng Thượng Đế đã chọn họ làm những người được cứu rỗi. Sau khi buổi lễ thờ phượng kết thúc, dân Giô Ram về nhà, “không còn nhắc nhở gì đến Thượng Đế của họ nữa” cho đến khi họ trở lại vào tuần sau. (Xin xem An Ma 31:12–24.) Sau đó, An Ma và A Mu Léc đã có thể giảng dạy phúc âm, bao gồm cả ý nghĩa và mục đích thật sự của lời cầu nguyện, cho một nhóm người Giô Ram khiêm nhường (xin xem An Ma 32–34).

Người Giô Ram cầu nguyện trên đài cao Ra Mê Um Tôm
biểu tượng, học tập

Học Tập để Chuẩn Bị cho Lớp Học

Hãy đọc An Ma 34:17–28 và xác định các nguyên tắc A Mu Léc đã giảng dạy cho dân Giô Ram về lời cầu nguyện.

biểu tượng, ghi lại

Ghi Lại Những Suy Nghĩ của Anh Chị Em

Chọn một hoặc hai câu từ An Ma 34:17–28 và viết lại câu đó hoặc những câu đó như thể A Mu Léc đang nói bằng ngôn ngữ của thời nay với một người ở độ tuổi của anh chị em. Ví dụ: hãy nghĩ về lời khuyên dạy để cầu nguyện “cho các đàn gia súc ngoài đồng” (câu 25) và áp dụng ý kiến đó vào hoàn cảnh ở thời hiện đại của chúng ta. Hãy chuẩn bị để chia sẻ những câu được anh chị em sửa lại với cả lớp. Hãy cân nhắc cách anh chị em có thể áp dụng những lời giảng dạy của A Mu Léc nhằm cải thiện sự chân thành và mức độ cầu nguyện thường xuyên của chính anh chị em.

Phần 2

Tôi có thể làm gì để tiếp nhận sự mặc khải cá nhân?

Ở gần phần đầu của Sách Mặc Môn, Nê Phi đã ghi lại ước muốn của ông để thấu hiểu và có được lời chứng cá nhân về giấc mơ của cha ông về cây sự sống và những lời giảng dạy khác của cha ông (xin xem 1 Nê Phi 10:17).

biểu tượng, học tập

Học Tập để Chuẩn Bị cho Lớp Học

Hãy đọc 1 Nê Phi 10:17–19 và tìm kiếm những điều chúng ta có thể học được từ Nê Phi về việc đạt được sự mặc khải cá nhân. (Xin lưu ý: “Những sự kín nhiệm của Thượng Đế là những lẽ thật thuộc linh mà con người chỉ biết được nhờ sự mặc khải mà thôi” [Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “Kín Nhiệm của Thượng Đế, Những”, scriptures.ChurchofJesusChrist.org].) Ví dụ: một điều kín nhiệm của Thượng Đế đã được mặc khải cho chúng ta khi chúng ta tiếp nhận một sự làm chứng từ Đức Thánh Linh rằng Sách Mặc Môn là chân chính.

Nê Phi đang cầu nguyện

Trong khi Nê Phi suy ngẫm về những lời giảng dạy của Lê Hi thì ông “được Thánh Linh của Chúa cảm hóa” và tiếp nhận khải tượng của riêng mình (1 Nê Phi 11:1). Trong khải tượng này, Nê Phi đã nhận được thêm sự hiểu biết về giấc mơ của cha ông về cây sự sống, giáo vụ trên trần thế của Đấng Cứu Rỗi, tương lai con cháu của ông và Sự Phục Hồi của phúc âm trong những ngày sau (xin xem 1 Nê Phi 11–14).

biểu tượng, suy ngẫm

Suy Ngẫm để Chuẩn Bị cho Lớp Học

Nê Phi đã tin cậy và tin tưởng điều gì nơi Thượng Đế mà đã làm gia tăng khả năng của ông để tiếp nhận sự mặc khải cá nhân?

Sau kinh nghiệm mặc khải này, Nê Phi trở về lều của cha mình và thấy các anh của ông “đang cãi vã nhau về những điều [Lê Hi] đã nói cho họ nghe” (1 Nê Phi 15:2).

Các anh của Nê Phi đang cãi vã nhau
biểu tượng, học tập

Học Tập để Chuẩn Bị cho Lớp Học

Hãy đọc 1 Nê Phi 15:3–4, 8–11 và suy ngẫm xem lý do tại sao La Man và Lê Mu Ên phải khó khăn lắm mới hiểu được những lời giảng dạy của Lê Hi.

biểu tượng, suy ngẫm

Suy Ngẫm để Chuẩn Bị cho Lớp Học

Anh chị em đã đặt ra những câu hỏi nào cho Chúa và kinh nghiệm của anh chị em là gì? Anh chị em còn những mối bận tâm hoặc câu hỏi nào để dâng lên Chúa trong lời cầu nguyện nhưng chưa thực hiện không? Nếu có thì điều gì ngăn anh chị em cầu nguyện về những mối bận tâm hoặc câu hỏi đó?

Sau đó, trong Sách Mặc Môn, chúng ta đọc về một luật sư tên là Giê Rôm, người đã cố gắng phá hoại những lời giảng dạy của An Ma và A Mu Léc. Sau khi A Mu Léc bắt được Giê Rôm nói dối, Giê Rôm trở nên khiêm nhường và bắt đầu hỏi An Ma những câu hỏi chân thành về phúc âm. An Ma đã dạy Giê Rôm rằng những điều kín nhiệm của Thượng Đế, hay sự mặc khải, chỉ có thể được ban cho những người khiêm nhường và trung tín. (Xin xem An Ma 11:21–13:31.)

An Ma thuyết giảng cho đám đông
biểu tượng, học tập

Học Tập để Chuẩn Bị cho Lớp Học

Hãy đọc An Ma 12:9–10 và suy ngẫm xem thái độ và hành động hiện tại của anh chị em có thể làm gia tăng hoặc làm giảm khả năng tiếp nhận sự mặc khải của anh chị em như thế nào.

Đề cập đến những điều chúng ta có thể làm để gia tăng khả năng tiếp nhận sự mặc khải, Chủ Tịch Nelson đã dạy:

Chủ Tịch Russell M. Nelson

Tìm một nơi yên tĩnh mà anh chị em có thể thường xuyên lui tới. Hạ mình khiêm nhường trước Thượng Đế. Trút lòng mình lên Cha Thiên Thượng. Tìm đến Ngài để có các câu trả lời và được an ủi.

Hãy cầu nguyện trong danh của Chúa Giê Su Ky Tô về những mối bận tâm, những sợ hãi, những yếu kém của anh chị em—vâng, những gì anh chị em khát khao trong lòng. Và rồi lắng nghe! Viết xuống những ý nghĩ đến trong tâm trí anh chị em. Ghi lại các cảm giác của mình và hành động theo những điều mà anh chị em được thúc giục. Khi anh chị em lặp lại tiến trình này, ngày này qua ngày khác, theo năm tháng, anh chị em sẽ “tăng trưởng theo nguyên tắc mặc khải” [Những Lời Giảng Dạy của Các Vị Chủ Tịch Giáo Hội: Joseph Smith (năm 2007), trang 132]. …

Không có gì mở được các tầng trời giống như sự tổng hợp bao gồm sự thanh khiết được gia tăng, sự vâng lời chính xác, việc tìm kiếm thiết tha, việc hằng ngày nuôi dưỡng những lời nói của Đấng Ky Tô trong Sách Mặc Môn [xin xem 2 Nê Phi 32:3] và thời gian thường xuyên được cam kết dành cho công việc đền thờ và lịch sử gia đình. …

… Tôi khẩn nài các anh chị em gia tăng khả năng thuộc linh của mình để nhận được sự mặc khải. (“Sự Mặc Khải cho Giáo Hội, Sự Mặc Khải cho Cuộc Đời Chúng Ta,” Liahona, tháng Năm năm 2018, trang 95, 96)

biểu tượng, suy ngẫm

Suy Ngẫm để Chuẩn Bị cho Lớp Học

Anh chị em đã làm điều gì trước đây mà giúp anh chị em nhiều nhất trong việc tiếp nhận sự mặc khải? Anh chị em có thể thực hiện những bước nào nữa để gia tăng khả năng của mình để tiếp nhận sự mặc khải?