2012
Thông Tin Mới dành cho Các Chuyên Gia về Khuyết Tật Được Thêm Vào Trang Mạng LDS.org
Tháng Năm năm 2012


Thông Tin Mới dành cho Các Chuyên Gia về Khuyết Tật Được Thêm Vào Trang Mạng LDS.org

Julie Brink ở Indiana, Hoa Kỳ, có một đứa con gái bị điếc và đã phục vụ trong nhiều năm với tư cách là thông dịch viên Ngôn Ngữ Ra Dấu tiếng Mỹ trong giáo khu của mình. Elaine Allison ở Arizona, Hoa Kỳ, là một giáo viên trường công lập lâu năm, ở đó chị đã tiếp xúc trực tiếp lẫn gián tiếp với các học sinh bị khuyết tật. Chị cũng có một người cháu trai mắc hội chứng Down và những người bạn thân mắc bệnh đa xơ cứng và ALS (teo cơ), hay bệnh Lou Gehrig.

Chị Brink cũng như Chị Allison không tự cho mình là “chuyên gia” trong lãnh vực khuyết tật, nhưng cả hai chị đều phục vụ với tư cách là chuyên gia về khuyết tật trong giáo khu,đó là một sự kêu gọi nhờ đó thông tin mới đã được thêm vào trong phần Phục Vụ trong Giáo Hội của trang mạng LDS.org bằng 10 ngôn ngữ. (Sự kêu gọi có thể thật sự tồn tại ở cấp giáo khu hay tiểu giáo khu, hoặc nơi nào cần, ở cả hai nơi.)

Mặc dù sự kêu gọi của chuyên gia về khuyết tật ở tiểu giáo khu hay giáo khu được đề cập vắn tắt trong sách Handbook 2: Administering the Church,nhưng một số vị lãnh đạo muốn biết sự kêu gọi đó có thể đòi hỏi điều gì.

Giám đốc Dịch Vụ Khuyết Tật cho Giáo Hội là Christopher Phillips nói rằng: “Có những tình huống mà các vị lãnh đạo tiểu giáo khu có thể không nhận ra nhu cầu hay biết phải làm gì để đáp ứng một nhu cầu đặc biệt khi họ thật sự nhận ra nhu cầu đó.” “Có nhiều tình huống mà một chuyên gia về khuyết tật có thể giúp ích nhưng không phải ai cũng biết rằng có sự kêu gọi này.

Ông nói tiếp: “Phần Phục Vụ trong Giáo Hội trực tuyến mới này không mô tả chi tiết mọi điều mà một người có sự kêu gọi này cần làm, nhưng phần này thật sự đưa ra những ý kiến và tài liệu để một người phục vụ trong chức vụ này có thể giúp đỡ các vị lãnh đạo, giảng viên và gia đình đang có vấn đề liên quan đến khuyết tật.”

Thông tin này được đăng trên trang mạng LDS.org bằng 10 ngôn ngữ tập trung vào cách các chuyên gia có thể giúp đỡ các vị lãnh đạo tiểu giáo khu và giáo khu:

  • Nhận ra và làm quen với những người có khuyết tật và gia đình của họ ở trong tiểu giáo khu hay giáo khu.

  • Mời các tín hữu có khuyết tật đến các buổi họp và sinh hoạt.

  • Trả lời những thắc mắc và nỗi lo lắng liên quan đến khuyết tật từ cha mẹ, các vị lãnh đạo và những người khác.

  • Nhận ra những cơ hội phục vụ đầy ý nghĩa dành cho các tín hữu có khuyết tật.

  • Nhận ra những nhu cầu cụ thể của gia đình (kể cả các nhu cầu chăm sóc) và nơi nào thích hợp, hãy nhận ra những nguồn tài liệu có sẵn từ cộng đồng, tiểu giáo khu và giáo khu để phụ giúp với các nhu cầu đó.

Nên lưu ý rằng chuyên gia về khuyết tật không phải là người duy nhất làm những việc này. Thay vì thế, vai trò của người ấy là nhằm giúp các vị lãnh đạo khác hiểu rõ và phục vụ tốt cho những người có khuyết tật. Ngoài ra, chuyên gia về khuyết tật cũng “giúp các cá nhân và cha mẹ bị ảnh hưởng bởi khuyết tật chia sẻ thông tin với các tín hữu và các vị lãnh đạo tiểu giáo khu một cách hữu ích.”

Thông tin mới trên trang mạng LDS.org bằng 10 ngôn ngữ giúp những người được kêu gọi với tư cách là các chuyên gia về khuyết tật trong giáo khu củng cố các tín hữu Giáo Hội có khuyết tật.