Đến Gần Ngài Hơn
Chức tư tế, qua sự tác động của Thánh Linh, mang con người đến gần Thượng Đế hơn qua sự sắc phong, các giáo lễ và sự cải tiến các bản tính cá nhân.
Cách đây nhiều năm, gia đình có con nhỏ của chúng tôi dọn đến một căn nhà thuộc khu vực mới nhất trong cộng đồng của chúng tôi mà có được quang cảnh núi non ở phía đông. Một sáng thứ Hai nọ, ngay khi tôi mặc đồ xong và sửa soạn chạy vội ra cửa để đi làm thì đứa con trai sáu tuổi, Craig, dắt tay của đứa em trai bốn tuổi của nó, Andrew, đi vào phòng. Với nét quả quyết, Craig nhìn lên tôi và nói: “Cha ơi, hôm qua trong Hội Thiếu Nhi, giảng viên của con nói với tụi con rằng nếu mình nắm giữ chức tư tế thì mình có thể dời đổi núi non. Con kể cho Andy nghe điều này mà nó không tin con. Cha nắm giữ chức tư tế phải không Cha?” Rồi nó xoay thân người nhỏ thó của nó lại, chỉ tay ra ngoài cửa sổ, nó ngoái ra sau nhìn tôi và nói: “Thấy các ngọn núi ở đằng kia không? Cha làm cho nó thấy được điều đó đi!”
Điều tiếp theo đó là một kinh nghiệm tuyệt vời. Tôi biết ơn biết bao về mấy đứa con trai nhỏ đã bắt đầu cả một cuộc đời học hỏi về chức tư tế.
Mặc dù Chúa đã thật sự giảng dạy cho những người mà Ngài đã ban cho chức tư tế rằng qua đức tin núi non sẽ dời đổi,1—và có những trường hợp như vậy đã được chép xuống2—nhưng hy vọng của tôi là mang đến một sự hiểu biết lơn lao hơn về khía cạnh đó của giáo lý của chức tư tế mà mang những cá nhân đến gần Thượng Đế hơn, đem lại cho họ cơ hội để trở thành giống như Ngài và sống vĩnh viễn nơi hiện diện của Ngài. Giáo lý này liên quan đến các con trai lẫn các con gái của Thượng Đế. Vì lý do đó, tôi cầu nguyện rằng điều tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho cả hai phái tính.
Năm 1823 thiên sứ Mô Rô Ni đã hiện đến cùng Joseph Smith và trích dẫn vài câu thánh thư kể cả câu thánh thư sau đây từ Ma La Chi: “Này, nhờ tay tiên tri Ê Li, ta sẽ tiết lộ cho các ngươi Chức Tư Tế.”3 Câu tham khảo đầu tiên này về chức tư tế đã được ghi chép trong gian kỳ này và đã biết trước một tiến trình mà sẽ bộc lộ ra trong các thập niên tới.
Năm 1829, Giăng Báp Tít đã phục hồi Chức Tư Tế A Rôn4 mà tiếp theo chẳng bao lâu sau đó Phi E Rơ, Gia Cơ, và Giăng đã phục hồi Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc.5
Năm 1836, Môi Se và Ê Li A phục hồi các chìa khóa của sự quy tụ Y Sơ Ra Ên và của gian kỳ phúc âm của Áp Ra Ham,6 rồi tiếp theo sau bởi Ê Li, phục hồi các chìa khóa gắn bó. Rồi sự mặc khải kết thúc với Ê Li cho Tiên Tri Joseph biết rằng: “Vậy nên, các chìa khóa của gian kỳ này được trao tận tay các ngươi.”7
Với tất cả thẩm quyền chức tư tế, các chức phẩm và các chìa khóa một lần nữa trên thế gian, vào năm 1841, Chúa đã nhấn mạnh cho Vị Tiên Tri biết về tầm quan trọng của việc xây cất đền thờ nơi mà Chúa có thể dành sẵn cho các con cái của Ngài các giáo lễ mà qua đó các con trai và các con gái của Ngài sẽ được chuẩn bị để trở về nơi hiện diện của Ngài.8
Ngài phán: “Hãy xây cất một ngôi nhà … để ta có thể mặc khải những giáo lễ của ta ở trong đó cho dân ta biết.
“Vì ta thấy thích hợp để mặc khải … về những điều thuộc về gian kỳ của thời kỳ trọn vẹn.“9
Trước đó ở Kirtland, Chúa đã dạy Tiên Tri Joseph về lời thề và giao ước của chức tư tế, giải thích về những điều kiện mà qua đó các phước lành đã hứa được thực hiện.10 Ở Nauvoo, sự hiểu biết phát huy thành phạm vi vĩnh cửu và quyền năng của chức tư tế11 trong việc ban phước cho tất cả con cái trung tín của Ngài, dù trong cuộc sống này hay cuộc sống mai sau.12 Mặc dù chức tư tế được ban cho các con trai xứng đáng của Thượng Đế, nhưng các con gái của Ngài cũng là một phần của dân Ngài mà Ngài mặc khải các giáo lễ chức tư tế của Ngài. Và phước lành được hứa ban cho “tất cả những gì Đức Chúa Cha có”13 đều có sẵn cho những người nam lẫn những người nữ mà sử dụng đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô, tiếp nhận các giáo lễ và kiên trì đến cùng trong đức tin. “Vậy nên, trong các giáo lễ [thuộc Chức Tư Tế], quyền năng của sự tin kính được biểu hiện rõ rệt.”14
Giáo lễ đền thờ cao quý nhất chỉ dành sẵn cho một người nam và một người nữ khi họ được làm lễ gắn bó với nhau nhằm tạo nên một đơn vị gia đình vĩnh cửu. Chính nhờ điều này và tất cả các giáo lễ chức tư tế khác mà các gia đình trên thế gian sẽ được phước.15 Giáo lễ gắn bó này là chính yếu đối với các mục tiêu của Chúa đến nỗi Ngài đã hứa ban cho những người trung tín, là những người đã không được làm lễ gắn bó trong cuộc sống này mà không phải do lỗi của họ, phước lành này trong cuộc sống mai sau.16 Không có một giáo lý nào khác trong tất cả các tôn giáo xác nhận rõ hơn tình thương yêu vô song của Thượng Đế đối với các con trai và các con gái của Ngài.
Chức tư tế cũng có quyền năng để thay đổi chính bản tính của chúng ta. Như Phao Lô đã viết: “Tất cả những người nào được sắc phong cho chức tư tế này đều được giống như Vị Nam Tử của Thượng Đế.”17 Sự giống nhau này không những biểu hiện trong sự sắc phong và giáo lễ mà còn trong việc làm cho tâm hồn cá nhân được toàn hảo, một điều mà xảy ra “ít lâu sau”18 khi chúng ta “[chịu theo] những sự khuyên dỗ của Đức Thánh Linh, cởi bỏ con người thiên nhiên.”19 Khi một người được sắc phong Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc, thì người ấy theo “thánh ban”20 mà qua đó người ấy có thể được trau chuốt qua sự phục vụ những người khác, nhất là gia đình của mình, và được phước qua sự đồng hành thường xuyên của Đức Thánh Linh.21
Chúa chỉ thị cho tất cả chúng ta khi Ngài dạy rằng những người mang chức tư tế, không ngay chính mang đến sự chấm dứt quyền năng hoặc ảnh hưởng thiên thượng, trong khi sự ngay chính củng cố quyền năng hoặc ảnh hưởng. Ngài liệt kê những đức tính mà “mở rộng tâm hồn” như “sự thuyết phục, … nhịn nhục, … hiền dịu, … nhu mì, … tình thương yêu chân thật, … lòng nhân từ, và sự hiểu biết thuần túy .”22 Rồi Ngài thêm vào những lời chỉ dẫn này: “Hãy có đầy lòng bác ái đối với mọi người và đối với toàn thể các tín đồ, và hãy để cho đức hạnh của ngươi làm đẹp tư tưởng của ngươi luôn luôn; rồi thì niềm tin của ngươi sẽ vững mạnh trong sự hiện diện của Thượng Đế; và giáo lý của chức tư tế sẽ nhỏ giọt xuống tâm hồn ngươi như những hạt sương từ thiên thượng.”23
Thật là một điều đầy ý nghĩa để thấy rằng sau khi mời gọi chúng ta có lòng bác ái đối với “mọi người” Chúa đã thêm vào cụm từ: “và đối với toàn thể các tín đồ.” Tại sao? “Mọi người” không gồm có “toàn thể các tín đồ” chăng? Hãy suy ngẫm ẩn ý này khi cụm từ được thêm vào này được hiểu có ý nghĩa cụ thể hơn, toàn thể các tín đồ của “riêng gia đình mình”. Rủi thay, có một vài người bên trong Giáo Hội đã cho thấy lòng bác ái lớn lao đối với người ngoài hơn là đối với người phối ngẫu và con cái, anh chị em và cha mẹ của họ. Họ có thể cho thấy sự tử tế giả tạo trước công chúng trong khi kín đáo khởi đầu và khuyến khích mầm mống bất hòa, bằng cách làm giảm giá trị những người đáng lẽ thân thiết với họ nhất. Chớ nên làm những điều như vậy.
Rồi Chúa phán về việc liên tục làm đẹp—tô điểm và gìn giữ—tư tuởng qua đức hạnh. Những tư tưởng như vậy ghê tởm tội lỗi.24 Những tư tưởng như vậy cho phép những sự giao tiếp của chúng ta là “Phải, phải; Không, không,”25 không bị vướng víu với thủ đoạn. Những tư tưởng như vậy thấy được điều tốt lành và tiềm năng nơi những người khác, không nản lòng bởi những sự không toàn hảo không thể tránh được nơi những người khác.
Câu này kết thúc với một câu tham khảo chỉ dạy thật tuyệt vời cho một tiến trình tinh tế. Để hiểu rõ hơn sự áp dụng của các nguyên tắc này trong việc trau chuốt cuộc sống cá nhân của mình, các anh chị em hãy xem xét hai ly nước, mỗi ly nước đều giống nhau bề ngoài, được đặt trong một căn phòng có độ ẩm ướt rất cao. Sau một thời gian, nước bắt đầu đọng lại trên một trong hai cái ly vì nó ở trong nhiệt độ khác, vì nó hiển nhiên được chuẩn bị theo cách đó, trong khi cái ly kia vẫn còn khô và không bị ảnh hưởng. Không có sự bắt buộc thì sự ẩm ướt có thể “chan hòa”26 một cái ly còn cái kia thì không có gì. Trong một cách thức tương tự, những đức tính mà mở rộng tâm hồn: lòng bác ái đối với những người khác, nhất là gia đình của chúng ta, và những tư tưởng được làm đẹp với đức hạnh thì sẽ thích nghi với nhiệt độ thuộc linh của chúng ta hầu làm cho giáo lý của chức tư tế nhỏ giọt xuống tâm hồn của chúng ta.
Điều ấy cũng giống như thế đối với chức tư tế qua sự tác động của Thánh Linh mang con người đến gần Thượng Đế hơn qua sự sắc phong, các giáo lễ và sự cải tiến các bản tính cá nhân, và như vậy đem lại cho các con cái của Thượng Đế cơ hội để trở thành giống như Ngài và sống vĩnh viễn nơi hiện diện của Ngài—một công việc vinh quang hơn việc dời đổi núi non.27
Tôi xin kết thúc bằng cách cùng cầu nguyện với Thomas Kelley trong những lời thơ do Parley P. Pratt biên soạn:
Khi hạt sương từ thiên thượng nhỏ giọt
Nhẹ nhàng xuống cỏ
Và làm sống lại cỏ, thì như vậy đã làm tròn
Điều Thượng Đế đã có ý muốn,
Xin Chúa để cho giáo lý của Ngài được đầy ân điển
Như thế giáng xuống từ trên cao,
Phước lành bởi Ngài, chứng tỏ hiệu quả
Để làm tròn công việc yêu thương của Ngài.28
Trong tôn danh của Chúa Giê Su Ky Tô, A Men.