2006
Đền Thờ Là về Gia Đình
Tháng Mười Một năm 2006


Đền Thờ Là về Gia Đình

Khi các anh chị em đi đền thờ, các anh chị em sẽ yêu thương gia đình mình với một tình thương yêu sâu xa hơn là các anh chị em cảm thấy trước đây.

Như Chủ Tịch Hinckley vừa mới đề cập, ngôi đền thờ thứ 123 của Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô vừa được Chủ Tịch Gordon B. Hinckley làm lễ cung hiến ở Sacramento, California. Ngôi đền thờ xinh đẹp này phục vụ cho hơn 80.000 tín hữu tuyệt vời và đầy phấn khởi của Giáo Hội ở Sacramento và những vùng phụ cận. Hơn 168.000 khách thăm viếng đi tham quan ngôi đền thờ trong thời gian khánh thành. Họ được cho biết rằng các tín hữu có thể đến gần Đấng Cứu Rỗi Chúa Giê Su Ky Tô trong những tòa nhà kỳ diệu này hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Các tín hữu của chúng ta biết rằng qua Ngài họ có thể tìm ra được sự bình an và hy vọng mà sẽ giữ vững họ và gia đình họ trong thế giới đầy hỗn loạn ngày nay.

Khi các anh chị em đi đền thờ, các anh chị em sẽ yêu thương gia đình mình với một tình thương yêu sâu xa hơn là các anh chị em cảm thấy trước đây. Đền thờ là về gia đình. Khi vợ tôi Karen và tôi gia tăng công việc phục vụ trong đền thờ, tình yêu của chúng tôi đối với nhau và đối với con cái của chúng tôi đã gia tăng. Và tình yêu thương ấy không ngừng lại ở đó. Nó nới rộng đến cha mẹ, anh chị em, cô dì, cậu chú bác, anh chị em bà con, tổ tiên của chúng tôi và nhất là các cháu của chúng tôi! Đây là Tinh Thần của Ê Li tức là tinh thần của công việc lịch sử gia đình; và khi được soi dẫn bởi Đức Thánh Linh, thì tinh thần này thúc đẩy lòng cha trở lại cùng con cái và lòng con cái trở lại cùng cha. Nhờ vào chức tư tế này mà vợ chồng được làm lễ gắn bó với nhau; con cái được làm lễ gắn bó với cha mẹ chúng trong thời vĩnh cửu và như vậy gia đình được vĩnh cửu và sẽ không bị chia lìa khi chết.

Khi vợ tôi và tôi còn là cha mẹ trẻ tuổi với các con cái nhỏ còn ở nhà, thì chúng tôi yêu cầu con cái mình học thuộc lòng Những Tín Điều. Giải thưởng để học thuộc Những Tín Điều là đi chơi với Cha một buổi tối. Chúng tôi rất hài lòng khi ba đứa con lớn nhất hoàn tất lời yêu cầu đó. Khi đứa con trai bảy tuổi của chúng tôi mới thuộc lòng tất cả 13 Tín Điều, thì chúng tôi ngồi xuống để chọn một đêm và sinh hoạt mà chúng tôi có thể cùng làm. Tôi rất bận rộn với công việc, các sinh hoạt trong xã hội, và trách nhiệm trong Giáo Hội nên tôi không thể đi chơi một đêm với con trai tôi trong khoảng hai tuần. Nó rất lấy làm thất vọng. Tuy nhiên, tôi khám phá ra rằng trong thành phố chúng tôi đang sống có một chỗ chơi lăn bóng gỗ mở cửa cả đêm. Chúng tôi lập tức chọn một ngày và chọn để bắt đầu buổi sinh hoạt của chúng tôi vào lúc 5 giờ sáng. Chương trình của chúng tôi là thức dậy lúc 4 giờ, ăn điểm tâm và rồi đi đến khu thương mại.

Khi ngày đó đến, tôi cảm thấy có ai đó lắc vai tôi rất sớm vào buổi sáng. Khi tôi cố gắng mở mắt mình ra thì tôi nghe con trai tôi nói: “Tới giờ chưa Cha?” Tôi nhìn vào đồng hồ báo thức; thì mới chỉ có 2 giờ sáng!

Tôi nói: “Đi ngủ đi Con. Chưa đến giờ đâu.”

Một giờ sau đó thì cũng thế: “Cha, Cha ơi, tới giờ đi chưa?” Sau khi bảo nó đi ngủ lần thứ hai, tôi không thể không cảm thấy niềm phấn khởi của nó.

Rồi chúng tôi thức dậy lúc 4 giờ, ăn một cái gì đó và rời nhà đi đến chỗ chơi lăn bóng gỗ. Chúng tôi đã có một thời gian tuyệt vời.

Tôi ước gì tôi có thể nói rằng tôi có được những sinh hoạt thường xuyên và đáng nhớ giống như thế với tất cả các con cái của mình, nhưng tôi không thể. Tôi là một người cha luôn luôn mong muốn có thể trở lại và làm lại một số việc.

Giống như các anh chị em, tôi không muốn mất bất cứ đứa con nào của mình. Tôi muốn được sống chung vĩnh viễn với tất cả mọi người trong gia đình của mình. Đền thờ cho tất cả chúng ta thêm niềm hy vọng về việc tiếp tục và cải tiến các mối quan hệ của chúng ta ngay cả sau khi cuộc sống này. Quyền năng gắn bó được sử dụng trong đền thờ hứa ban cho thêm các phước lành.

“Tiên Tri Joseph Smith đã nói rằng—và ông chưa bao giờ giảng dạy giáo lý nào mà đầy sự an ủi hơn—rằng những lễ gắn bó vĩnh cửu của cha mẹ trung tín và những lời hứa thiêng liêng lập với họ về sự phục vụ dũng cảm cho Chính Nghĩa của Lẽ Thật, thì sẽ không những cứu rỗi họ mà còn cứu rỗi con cháu của họ nữa. Mặc dù một số chiên có thể đi lạc đường, nhưng Đấng Chăn luôn trông theo chúng, và sớm muộn gì thì chúng cũng sẽ cảm nhận được tấm lòng thiết tha của Thượng Đế đang vươn tới chúng và mang chúng trở về bầy. Chúng sẽ trở lại dù trong cuộc sống này hay cuộc sống mai sau. Chúng sẽ phải trả số nợ của mình cho công lý ; chúng sẽ đau khổ vì tội lỗi của chúng; và có thể bước đi trên một con đường gai góc; nhưng nếu cuối cùng con đường này dẫn chúng, giống như người hoang phí biết hối cải, trở về với tấm lòng và nhà của người cha đầy lòng nhân từ và tha thứ, thì kinh nghiệm đau thương này cũng sẽ không vô ích.”1

Lời nói này có phải là tin lành đầy khích lệ cho các bậc cha mẹ mà có con cái đã làm lễ gắn bó với họ không?

Chúng ta hãy xem xét một vài phước lành khác mà đền thờ mang đến. Nhà của Chúa là nơi trú ẩn khỏi thế gian. Các tín hữu ở Sacramento đã chia sẻ lời bình luận sau đây với khách đến tham dự Lễ Khánh Thành của họ: “Đôi khi tâm trí của chúng ta bị trĩu nặng với các vấn đề khó khăn và có rất nhiều điều đòi hỏi sự chú ý tức thì [của chúng ta] đến nỗi chúng ta không thể suy nghĩ cặn kẽ. Trong đền thờ, sự rối trí, những trở ngại và hỗn loạn dường như biến mất dần và chúng ta có thể hiểu được những điều mà chúng ta không thể hiểu trước đó.”2

Căn phòng thượng thiên trong đền thờ là một chỗ đặc biệt bình an, thanh tịnh và xinh đẹp. Đó là một nơi ẩn náu yên tĩnh mà người ta có thể ngẫm nghĩ, suy ngẫm, cầu nguyện, suy tư và cảm nhận được tình yêu thương của Cha Thiên Thượng và Đấng Cứu Rỗi. Khi chúng ta suy ngẫm và suy tư trong đền thờ thì ý nghĩ của chúng ta đương nhiên chú trọng đến người phối ngẫu và mỗi người trong gia đình của mình.

Trong 2 Sa Mu Ên 22:7 chúng ta đọc những lời của Đa Vít: “Trong cơn hoạn nạn tôi cầu khẩn Đức Giê Hô Va, tôi kêu la cùng Đức Chúa Trời tôi. Ở nơi đền Ngài nghe tiếng tôi, tiếng kêu cầu của tôi thấu đến tai Ngài.” Đền thờ là một chỗ của sự mặc khải cá nhân mà sẽ ban phước cho chúng ta trong vai trò quản lý của mình.

Chủ Tịch Hinckley đã nói với chúng ta rằng “cũng giống như Đấng Cứu Chuộc của chúng ta đã phó mạng sống Ngài làm sự hy sinh thay cho tất cả loài người, và khi làm như vậy đã trở thành Đấng Cứu Rỗi của chúng ta, chúng ta cũng như thế, trong một mức độ nhỏ, khi chúng ta tham gia trong công việc làm thay trong đền thờ, chúng ta trở thành cứu tinh cho những người ở bên kia thế giới mà không có phương tiện để tiến triển trừ phi có một điều gì đó được thực hiện thay cho họ trên thế gian.”3

Đây là một sự phục vụ lớn lao mà chúng ta thực hiện và các anh chị em đã qua đời của chúng ta thật sự trở thành giống như gia đình của chúng ta hơn.

Đền thờ là một nơi để biết Đức Chúa Cha và Vị Nam Tử. Đó là một nơi mà chúng ta cảm thấy được sự hiện diện thiêng liêng. Tiên Tri Joseph Smith đã đưa ra lời khẩn nài này: “Ôi tôi khẩn nài các anh chị em, … hãy tiến bước và tìm kiếm càng sâu xa hơn những lẽ huyền vi của Thượng Đế.”4 Đó là một lệnh truyền. Và chúng ta phải tìm kiếm nơi nào? Trong ngôi nhà của Thượng Đế.

Chúng ta hãy trở thành những người tham dự đền thờ và yêu thích đền thờ. Tôi làm chứng rằng đền thờ là về gia đình. Tôi cũng làm chứng rằng mọi việc trong đền thờ làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô. Tấm gương yêu thương và phục vụ của Ngài được cảm nhận nơi đó. Đền thờ là ngôi nhà thiêng liêng của Ngài. Tôi biết rằng Ngài là Vị Nam Tử của Thượng Đế, Đấng Cứu Rỗi và Cứu Chuộc của chúng ta, Đấng Trung Gian và Đấng Biện Hộ của chúng ta với Đức Chúa Cha. Ngài yêu thương chúng ta và muốn gia đình chúng ta được hạnh phúc và sống với nhau vĩnh viễn. Ngài muốn tất cả chúng ta đều tích cực trong đền thờ của Ngài.

Trong tôn danh của Chúa Giê Su Ky Tô, A Men.

Ghi Chú

  1. Orson F. Whitney, trong Conference Report, tháng Tư năm 1929, 110.

  2. Boyd K. Packer, “The Holy Temple,” Tambuli, tháng Sáu năm 1992, 23; Ensign, tháng Hai năm 1995, 36.

  3. Discourses of President Gordon B. Hinckley, Volume 2: 20002004 (2005), 265.

  4. History of the Church, 6:363.