Phần Giúp Đỡ Học Tập
Giăng, Con Trai của Xê Bê Đê


Giăng, Con Trai của Xê Bê Đê

Một trong số Mười Hai Vị Sứ Đồ trong Tân Ước, con trai của Xê Bê Đê và là em của Gia Cơ. Trong cuộc sống lúc ban đầu ông là người đánh cá (Mác 1:17–20). Có lẽ ông là một môn đồ vô danh của Giăng Báp Tít được đề cập trong Giăng 1:40. Về sau ông nhận được sự kêu gọi làm môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô (MTƠ 4:21–22; LuCa 5:1–11). Ông viết sách Phúc Âm của Giăng, ba bức thư và sách Khải Huyền. Ông là một trong số ba người ở cùng với Chúa khi Ngài cứu sống con gái của Giai Ru (Mác 5:35–42), ở trên Núi Biến Hình (MTƠ 17:1–9) và trong vườn Ghết Sê Ma Nê (MTƠ 26:36–46). Trong những lời ông ghi chép, ông tự ám chỉ mình là môn đồ được Chúa Giê Su yêu dấu (Giăng 13:23; 21:20), và là “môn đồ khác” (Giăng 20:2–8). Chúa Giê Su cũng gọi ông và anh ông là Bô A Nẹt, nghĩa là “con trai của sấm sét” (Mác 3:17). Có những đoạn thánh thư thường xuyên nói về ông trong những lời ghi chép về Sự Đóng Đinh Trên Thập Tự Giá và Sự Phục Sinh (LuCa 22:8; Giăng 18:15; 19:26–27; 20:2–8; 21:1–2). Giăng về sau bị đày tới đảo Bát Mô, là nơi ông đã viết sách Khải Huyền (KHuyền 1:9).

Giăng thường xuyên được đề cập đến trong các mặc khải ngày sau (1 NêPhi 14:18–27; 3 NêPhi 28:6; ÊThe 4:16; GLGƯ 7; 27:12; 61:14; 77; 88:141). Những đoạn thánh thư này xác nhận các sách thánh thư của Giăng và cũng cung cấp một sự hiểu biết về sự vĩ đại và tầm quan trọng của công việc mà Chúa đã ban cho ông để thực hiện trên thế gian trong thời đại Tân Ước và trong những ngày sau cùng. Các thánh thư ngày sau minh định rõ rằng Giăng đã không chết nhưng được phép ở lại thế gian làm một tôi tớ phù trợ cho đến thời kỳ Tái Lâm của Chúa (Giăng 21:20–23; 3 NêPhi 28:6–7; GLGƯ 7).

Các bức thư của Giăng

Mặc dù tác giả của ba bức thư này không đề cập mình bằng tên, nhưng vì ngôn ngữ trong đó quá giống ngôn ngữ của vị Sứ Đồ Giăng nên người ta cho rằng ông đã viết tất cả ba bức thư đó.

1 Giăng chương 1 khiển trách các Thánh Hữu nên có sự tương giao với Thượng Đế. Chương 2 nhấn mạnh rằng các Thánh Hữu nhận biết được Thượng Đế qua sự vâng lời và dạy bảo họ không được yêu mến thế gian. Chương 3 kêu gọi tất cả mọi người hãy trở thành con cái của Thượng Đế và nên yêu thương lẫn nhau. Chương 4 giải thích rằng Thượng Đế là tình yêu thương và ngự trị trong lòng những người yêu thích Ngài. Chương 5 giảng giải rằng các Thánh Hữu được Thượng Đế sinh ra nhờ niềm tin nơi Đấng Ky Tô.

2 Giăng tương tự như 1 Giăng. Trong bức thư này Giăng vui mừng vì sự trung tín của con cái của “bà được chọn lọc”.

3 Giăng ngợi khen một người có tên là Gai Út vì sự trung tín và giúp đỡ của người này đối với những người biết yêu chuộng lẽ thật.

Sách Phúc Âm của Giăng

Trong sách này của Tân Ước, Sứ Đồ Giăng đã làm chứng rằng (1) Chúa Giê Su là Đấng Ky Tô hay là Đấng Mê Si và (2) Chúa Giê Su là Vị Nam Tử của Thượng Đế (Giăng 20:31). Những cảnh tượng từ cuộc đời của Chúa Giê Su mà ông mô tả đã được cẩn thận tuyển lựa và sắp xếp với mục đích này. Sách bắt đầu bằng sự mô tả về tình trạng của Đấng Ky Tô trong tiền dương thế: Ngài ở cùng Thượng Đế, Ngài là Thượng Đế và Ngài là Đấng sáng tạo muôn vật. Ngài sinh ra trong xác thịt là với tư cách Con Độc Sinh của Đức Chúa Cha. Giăng theo dấu con đường giáo vụ của Chúa Giê Su, nhấn mạnh rất nhiều về thiên tính của Ngài và sự Ngài phục sinh từ cõi chết. Ông xác nhận rõ ràng rằng Chúa Giê Su là Vị Nam Tử của Thượng Đế, được chứng thật bởi những phép lạ, bởi các nhân chứng, bởi các vị tiên tri, và bởi chính tiếng nói của Đấng Ky Tô. Giăng giảng dạy bằng cách đưa ra sự tương phản của sự sáng và sự tối tăm, lẽ thật và điều sai, điều thiện và điều ác, Thượng Đế và quỷ dữ. Có lẽ không một biên sử nào khác mà sự thánh thiện của Chúa Giê Su và sự vô tín của những kẻ cai trị người Do Thái được rao giảng một cách minh bạch như vậy.

Giăng viết phần lớn về giáo vụ của Đấng Ky Tô ở Giu Đê, đặc biệt nhất là tuần lễ cuối cùng của giáo vụ của Ngài trên thế gian, trong khi đó Ma Thi Ơ, Mác và Lu Ca viết phần lớn về giáo vụ của Ngài ở Ga Li Lê. Có nhiều điều trong sách Phúc Âm này đã được làm sáng tỏ bởi sự mặc khải ngày sau (GLGƯ 7GLGƯ 88:138–141).

Để có một bản liệt kê các sự kiện trong cuộc đời của Đấng Cứu Rỗi được mô tả trong Sách Phúc Âm của Giăng, hãy xem Sự Hòa Hợp của Các Sách Phúc Âm trong phụ lục

Sách Khải Huyền