Phần Giúp Đỡ Học Tập
Đền Tạm


Đền Tạm

Nhà của Chúa, trung tâm thờ phượng của dân Y Sơ Ra Ên trong Cuộc Di Cư ra khỏi Ai Cập. Đền tạm thực sự là một đền thờ lưu động, có thể tháo ra và ráp lại. Con cái của Y Sơ Ra Ên dùng đền tạm cho đến khi họ xây cất đền thờ Sa Lô Môn (GLGƯ 124:38).

Thượng Đế tiết lộ kiểu mẫu đền tạm cho Môi Se (XÊDTKý 26–27), và con cái của Y Sơ Ra Ên dựng đền tạm theo kiểu mẫu đó (XÊDTKý 35–40). Khi đền tạm dựng xong, thì một áng mây bao phủ hội mạc và sự vinh quang của Chúa đầy dẫy đền tạm (XÊDTKý 40:33–34). Áng mây là dấu hiệu về sự hiện diện của Thượng Đế. Ban đêm có lửa hiện ra trên đó. Khi nào áng mây ngự trên trại họ, con cái của Y Sơ Ra Ên cắm trại. Khi áng mây di chuyển, thì họ ra đi (XÊDTKý 40:36–38; DSKý 9:17–18). Con cái của Y Sơ Ra Ên mang đền tạm theo với họ trong những cuộc hành trình lang thang trong sa mạc và trong cuộc chinh phục xứ Ca Na An. Sau sự chinh phục đó, đền tạm được đặt ở Si Lô, là nơi mà Chúa đã chọn (GiôSuê 18:1). Sau khi con cái của Y Sơ Ra Ên xây cất xong đền thờ Sa Lô Môn, đền tạm hoàn toàn biến mất khỏi lịch sử.

Chúa và Ê Sai đã dùng đền tạm như là một biểu tượng chỉ về các thành phố của Si Ôn và Giê Ru Sa Lem vào Ngày Tái Lâm của Chúa (ÊSai 33:20; MôiSe 7:62).