2007
Hãy Làm Bây Giờ
Tháng Mười Một năm 2007


Hãy Làm Bây Giờ

Bây giờ hãy bắt tay vào để hòa giải với Thượng Đế qua tiến trình thay đổi đầy xót thương được Đấng Cứu Chuộc của nhân loại ban cho chúng ta.

Khi đứa con đầu lòng của chúng tôi (hiện đã có ba con và đang ngồi trong giáo đoàn của chức tư tế này buổi tối hôm nay) được 11 tuổi, thì nó được giao cho một nhiệm vụ, cùng với các học sinh lớp sáu trong trường nó, để nộp một công thức nấu ăn của gia đình mà nó ưa thích. Vì đó là phần đóng góp vào một việc gây quỹ từ thiện trong mùa xuân, các học sinh lớp sáu sẽ làm ra một quyển sách dạy nấu ăn mà sẽ được phân phối trong toàn cộng đồng. Khi người giáo viên thông báo về dự án này và hạn nộp là 1 tuần kể từ ngày thứ Sáu, thì con trai của chúng tôi, Brett, lập tức kết luận rằng vẫn còn nhiều thời giờ để làm việc đó sau và gạt bỏ lời thông báo này khỏi tâm trí của mình. Đầu tuần sau, khi người giáo viên nhắc các học sinh về hạn nộp trong ngày thứ Sáu, thì Brett quyết định rằng nó có thể dễ dàng hoàn tất nhiệm vụ đòi hỏi vào tối thứ Năm và cho đến lúc đó thì nó có thể bận rộn với những việc khác thích thú hơn.

Vào sáng ngày thứ Sáu như đã định, người giáo viên ra lệnh cho các học sinh chuyền công thức của chúng ra trước lớp học. Sự trì hoãn của Brett khiến nó quên công việc chỉ định và đã hoàn toàn không chuẩn bị trước. Đầy bối rối, nó quay sang một đứa bạn cùng lớp ngồi cạnh bên và thú nhận vấn đề của nó. Đứa bạn cùng lớp cố gắng giúp đỡ và nói: “Tôi có mang dư một công thức, nếu bạn muốn, thì hãy dùng một cái của tôi.” Brett nhanh chóng chộp lấy tờ công thức, viết tên nó vào và mang nộp, cảm thấy rằng nó đã thoát khỏi bất cứ hậu quả nào liên quan đến sự thiếu chuẩn bị của nó.

Vài tuần sau, vào một buổi tối nọ, tôi đi làm về đến nhà để nghỉ ngơi thay quần áo trước khi đi họp buổi tối ở nhà thờ. Một vài ngày trước đó, tôi đã được kêu gọi với tư cách là chủ tịch giáo khu sau khi đã phục vụ vài năm với tư cách là giám trợ. Chúng tôi cũng được biết đến phần nào trong cộng đồng của mình là tín hữu của Giáo Hội mà cố gắng sống theo các giáo lý của tôn giáo mình. Vợ tôi, Diane, nói khi tôi bước ngang qua cửa: “Có một thứ mà anh cần phải xem nè.” Vợ tôi đưa cho tôi một quyển sách đóng gáy với một cái trang đã được đánh dấu. Liếc nhìn bìa sách có tựa đề Những Công Thức Được Mến Chuộng Nhất của Trường Noelani—1985, tôi giở đến trang đã được đánh dấu và đọc “Gia Đình Hallstrom, Công Thức Được Mến Chuộng Nhất—Bánh Rượu Rum Bacardi.”

Nhiều người trong chúng ta tự đặt mình vào những hoàn cảnh có hậu quả nghiêm trọng hơn là chỉ bị ngượng ngùng, vì sự trì hoãn của chúng ta đã được hoàn toàn sửa đổi theo phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô. Chúng ta biết điều gì là đúng, nhưng chúng ta trì hoãn không hoàn toàn tham gia vì lười biếng, sợ hãi, viện cớ, hoặc thiếu đức tin. Chúng ta tự thuyết phục rằng “một ngày nào đó tôi sẽ làm;” tuy nhiên, đối với nhiều người “một ngày nào đó” không bao giờ đến, và ngay cả đối với những người cuối cùng cũng thay đổi, thì sẽ không có một sự tiến bộ mà không thể nào cứu vãn được và chắc chắn là có sự thoái bộ.

Là một phần của cách tự xét đoán về việc chúng ta có trì hoãn phần thuộc linh không, thì thái độ của chúng ta khi tham dự các buổi họp của Giáo Hội như thế nào? Đó có phải là “học hỏi và cũng bằng đức tin” (GLGƯ 88:118) mà điều đó dường như khiến cho chúng ta phải hành động đúng theo điều chúng ta biết không? Hoặc chúng ta có tâm trạng như “tôi đã nghe tất cả điều này trước kia rồi” mà điều này ngay lập tức ngăn chặn Thánh Linh không cho ngự vào tâm trí của chúng ta và làm cho việc trì hoãn trở thành một phần lớn của cá tính chúng ta.

Có một người tầm đạo nổi bật thời trước của Giáo Hội phục hồi, là người đã giao ước rằng ông sẽ tuân theo bất cứ lệnh truyền nào mà Chúa ban cho ông, được chép lại rằng: “Và hắn đã tiếp nhận lời của ta một cách vui sướng, nhưng liền sau đó quỷ Sa Tan đã cám dỗ hắn … và những nỗi lo lắng trần tục đã khiến cho hắn chối bỏ đạo” (GLGƯ 40:2). Trái với lời phán rõ ràng của Chúa: “Kẻ nào nhận luật pháp của ta và làm theo nó, thì kẻ ấy là môn đồ của ta” (GLGƯ 41:5).

An Ma, với nỗi xúc động tột cùng, đã nói: “Và giờ đây, hỡi đồng bào, từ trong thâm tâm tôi mong mỏi, phải, tôi mong mỏi với một nỗi lo lắng lớn lao gần như đau đớn, rằng đồng bào nên nghe theo lời của tôi, từ bỏ các tội lỗi của mình, và chớ nên trì hoãn ngày hối cải của mình” (An Ma 13:27).

A Mu Léc, người bạn và người đồng hành giảng dạy của An Ma, bàn rộng về sứ điệp này bằng cách tuyên bố:

“Vì này, cuộc sống này là thời gian cho loài người chuẩn bị để gặp Thượng Đế; phải, này, thời gian có cuộc sống này là thời gian cho loài người thực thi những công việc lao nhọc của mình.

“Và giờ đây, như … các người đã có biết bao nhiêu điều minh chứng, vì thế mà tôi tha thiết mong các người chớ nên trì hoãn ngày hối cải của mình cho đến lúc cuối cùng” (An Ma 34:32–33).

Khi tôi ở độ tuổi của một thầy giảng trong Chức Tư Tế A Rôn thì dường như mỗi sáng thứ Bảy trong nhiều tháng, tôi bị đánh thức vì tiếng động của cha tôi làm vườn bên ngoài cửa sổ phòng ngủ của tôi. (Phải mất một thời gian lâu tôi mới hiểu được tại sao ông luôn luôn bắt đầu làm công việc của mình dưới cửa sổ phòng tôi.) Sau một lúc cố làm lơ tiếng động, tôi thường ngồi dậy và cùng với cha tôi thi hành trách nhiệm hằng tuần của tôi để giúp ông bảo quản mảnh vườn bao quanh căn nhà của chúng tôi.

Có lẽ sau một vài buổi sáng không thức dậy thật nhanh, hoặc vì những sự kiện tương tự khác khi cần có sự khích lệ của ông được lặp lại nhiều lần trước khi tôi hành động, thì một ngày nọ cha tôi ngồi xuống với tôi và chỉ cho tôi thấy một tấm ảnh lớn của con lười, một con vật được biết là rất lười biếng. Rồi ông mở sách Giáo Lý và Giao Ước ra và bảo tôi đọc: “Vì này, điều không đúng cho ta khi phải ra lệnh về mọi việc; vì kẻ nào bị bắt buộc làm mọi việc, thì kẻ đó là một tôi tớ biếng nhác và không khôn ngoan; vậy nên, kẻ đó không nhận được phần thưởng nào cả” (GLGƯ 58:26). Kể từ ngày đó, tấm ảnh đó và bài học của nó đã là một điều quý báu trong cuộc sống của tôi.

Một trong những lời khích lệ đầy hữu hiệu của Chủ Tịch Spencer W. Kimball là câu nói ngắn gọn: “Hãy Làm Đi.” Về sau ông nới rộng nó ra thành “Hãy Làm Ngay Bây Giờ” để trực tiếp giảng dạy về sự cần thiết của sự đúng lúc.

Chủ Tịch Kimball cũng giảng dạy nguyên tắc sâu sắc sau đây: “Sự trì hoãn đưa đến việc đánh mất sự tôn cao.” Ông nói tiếp: “Một trong những khuyết điểm nghiêm trọng của con người trong mọi thời đại là sự trì hoãn, một sự không sẵn lòng chấp nhận trách nhiệm cá nhân bây giờ. … Nhiều người đã tự để cho mình bị đi trệch hướng và trở nên … sa vào sự biếng nhác về phần tinh thần lẫn phần thuộc linh và đeo đuổi lạc thú của thế gian” (Teachings of Spencer W. Kimball [2006], 4–5).

Nhiều người trong chúng ta muốn cách thức giản dị dễ dàng—tiến trình mà sẽ không đòi hỏi sự làm việc nghiêm túc và sự hy sinh. Vâng, có lần tôi nghĩ rằng tôi đã tìm ra được cách thức đó. Khi lái xe ở phía sau một thung lũng xanh tươi ở bên trên thành phố Honolulu, tôi nhìn lên và nằm ngay đó là—Con đường mang tên Dễ Dàng! Trong khi tôi nghĩ về những lợi ích thay đổi cuộc sống của sự khám phá của mình, tôi lấy máy chụp ảnh ra để ghi lại giây phút hạnh phúc đó. Tuy nhiên, khi nhìn qua bộ phận kính ngắm, điểm tập trung của tôi theo nghĩa đen và nghĩa bóng trở nên rõ ràng. Một tấm bảng lớn màu vàng mang tôi trở lại với thực tế— Con đường mang tên Dễ Dàng là một ngõ cụt!

Sự trì hoãn có thể dường như là cách dễ dàng, khi nó loại bỏ ngay tức khắc nỗ lực mà đòi hỏi để hoàn tất một điều gì có giá trị. Buồn cười thay, cuối cùng, sự trì hoãn gây ra một gánh nặng chứa đựng tội lỗi và một tâm trạng trống rỗng do sự thiếu mãn nguyện mà ra. Các mục tiêu vật chất và, thậm chí quan trọng hơn nữa, là các mục tiêu thuộc linh sẽ không được hoàn tất bởi sự trì hoãn.

Bây giờ là lúc để sử dụng đức tin của mình. Bây giờ là lúc để cam kết ngay chính. Bây giờ là lúc để làm bất cứ điều gì cần thiết để giải quyết những hoàn cảnh không đúng như ý muốn của mình. Bây giờ là lúc để hòa giải với Thượng Đế qua tiến trình thay đổi đầy xót thương được Đấng Cứu Chuộc của nhân loại ban cho chúng ta.

Chúng tôi xin mời gọi:

  • Bất cứ người nào đã nhận được sự làm chứng về lẽ trung thật của phúc âm và Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô và chưa nhận phép báp têm và làm lễ xác nhận.

  • Bất cứ người nào nắm giữ Chức Tư Tế A Rôn hoặc Mên Chi Xê Đéc là người đã phạm giới hoặc hoàn toàn không làm điều gì cả và đang sống ngược với lời thề và giao ước thiêng liêng (xin xem GLGƯ 84:33–39).

  • Bất cứ tín hữu nào của Giáo Hội mà đã làm lễ thiên ân nhưng hiện không đủ điều kiện nhận được giấy giới thiệu đi đền thờ.

  • Bất cứ tín hữu nào đã bị phật lòng bởi những hành động của một tín hữu khác và bằng một cách nào đó đã tự rời bỏ Giáo Hội.

  • Bất cứ người nào đang sống một cuộc sống đầy lừa dối và bị đè nặng bởi tội lỗi chưa được giải quyết.

Lời chứng của tôi là các anh em và tất cả chúng ta đều có thể thay đổi và bây giờ có thể là lúc để làm điều đó. Nó có thể sẽ không dễ dàng, nhưng những nỗi đau buồn của chúng ta có thể được “nuốt trọn trong niềm vui về Đấng Ky Tô” (An Ma 31:38). Tôi làm chứng như vậy trong tôn danh của Chúa Giê Su Ky Tô, A Men.