Viện Giáo Lý
Bài Học 15 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Lệnh Truyền Phải Sinh Sôi Nẩy Nở và Làm Cho Đầy Dẫy Trái Đất


“Bài Học 15 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Lệnh Truyền Phải Sinh Sôi Nẩy Nở và Làm Cho Đầy Dẫy Trái Đất,” Tài Liệu Gia Đình Vĩnh Cửu dành cho Giảng Viên (năm 2022)

“Bài học 15 Tài Liệu dành cho Giảng Viên,” Tài Liệu về Gia Đình Vĩnh Cửu dành cho Giảng Viên

Bài học 15 Tài Liệu dành cho Giảng Viên

Lệnh Truyền Phải Sinh Sôi Nẩy Nở và Làm Cho Đầy Dẫy Trái Đất

Các vị tiên tri đã tuyên bố rằng lệnh truyền của Cha Thiên Thượng là phải sinh sôi nảy nở và làm cho đầy dẫy trái đất thì vẫn còn hiệu lực trong thời nay. Trong bài học này, học viên sẽ thảo luận tầm quan trọng và niềm vui của việc có con cái. Học viên cũng sẽ thảo luận cách đưa ra quyết định dựa trên đức tin về khi nào thì nên có con và có bao nhiêu con. Học viên sẽ có cơ hội để đánh giá đức tin của họ nơi Thượng Đế và xem họ hòa hợp như thế nào với ý muốn của Ngài về lệnh truyền này.

Lưu ý: Trước lớp học, hãy cân nhắc mời học viên gửi những câu hỏi mà họ có về chủ đề của bài học này qua tin nhắn văn bản, email, khảo sát trực tuyến, hoặc một phương cách khác. Sử dụng câu hỏi của học viên và sự hướng dẫn của Thánh Linh để quyết định cần tập trung vào điều gì nhiều nhất trong bài học này. Cân nhắc những cách thức anh chị em có thể đưa các câu hỏi của học viên vào kinh nghiệm học hỏi của họ. Ví dụ, anh chị em có thể thay thế một số câu hỏi sử dụng trong cuộc thảo luận nhóm (xin xem mục giấy phát tay ở dưới) bằng những câu hỏi tương tự mà học viên đã gửi.

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

Lệnh truyền của Thượng Đế là phải sinh sôi nẩy nở và làm cho dẫy đầy trái đất thì vẫn còn hiệu lực.

Hãy cân nhắc trưng ra tấm ảnh một em bé sơ sinh. Yêu cầu học viên nói một từ mà một người nào đó có thể sử dụng để miêu tả cảm nghĩ của người khác về trẻ sơ sinh, và liệt kê những từ học viên nhắc đến lên trên bảng. (Hoặc để thêm phần thách thức, hãy cân nhắc mời học viên viết càng nhiều từ miêu tả càng tốt trong vòng 30 giây rồi sau đó yêu cầu một vài học viên chia sẻ bản liệt kê của họ với cả lớp.) Mời một vài học viên chia sẻ suy nghĩ đằng sau những từ họ nhắc đến.

  • Những ưu tiên nào mà một số cặp vợ chồng đã kết hôn đặt lên trước việc có con cái? (Nếu cần, hãy cân nhắc mời một học viên đọc to câu phát biểu của Anh Cả Jeffrey R. Holland trong phần 1 của tài liệu chuẩn bị.)

Cùng nhau đọc Sáng Thế Ký 1:27–28, và mời học viên cân nhắc việc đánh dấu lệnh truyền đầu tiên mà Cha Thiên Thượng đã ban cho A Đam và Ê Va. Sau đó cùng nhau đọc đoạn thứ tư của “Gia Đình: Bản Tuyên Ngôn cùng Thế Giới” (ChurchofJesusChrist.org), và chú ý xem lệnh truyền đầu tiên này áp dụng cho chúng ta như thế nào ngày nay.

  • Anh chị em sẽ giải thích ra sao về các mục đích mà đã được làm tròn trong kế hoạch của Cha Thiên Thượng bởi những cặp vợ chồng có con? (Nếu cần, hãy mời học viên xem lại câu phát biểu thứ hai của Anh Cả Andersencâu phát biểu của Chủ Tịch M. Russell Ballard trong phần 1 của tài liệu chuẩn bị. Là một phần của cuộc thảo luận, hãy nhấn mạnh đến lẽ thật sau đây: Khi một người chồng và người vợ mang con cái đến thế gian, họ đang làm tròn một phần trong kế hoạch hạnh phúc của Cha Thiên Thượng.)

Anh chị em có thể nhắc các học viên về cuộc thảo luận mà họ được mời tham gia với một người đã có con (xin xem phần 1 của tài liệu chuẩn bị). Yêu cầu một vài học viên chia sẻ điều họ học được. (Anh chị em có lẽ muốn liên lạc với một hoặc hai học viên vài ngày trước khi lớp học bắt đầu để mời họ chuẩn bị chia sẻ cảm nghĩ trong lớp học.)

Hãy sắp xếp các học viên thành những nhóm nhỏ và chỉ định một nhóm trưởng cho mỗi nhóm. Đưa cho mỗi nhóm một tờ giấy phát tay sau đây, và mời học viên làm theo các chỉ dẫn trên tờ giấy phát tay.

Đưa Ra Những Quyết Định Dựa Trên Đức Tin về Việc Có Con Cái

Tài Liệu về Gia Đình Vĩnh Cửu dành cho Giảng Viên—Bài Học 15

Đọc những mối lo ngại sau đây mà đã được bày tỏ bởi một số người thành niên trẻ tuổi:

  1. Trong lần mang thai gần đây nhất, tôi đã gặp phải một số biến chứng về y tế mà có thể xảy ra lần nữa với lần mang thai khác. Vậy nên vợ chồng tôi quyết định không có con nữa. Tôi cảm thấy tội lỗi vì chúng tôi chỉ có hai đứa con trong khi tất cả các anh chị em trong gia đình tôi đều có đông con hơn.

  2. Vợ chồng tôi dự định thế nào rồi cũng sẽ có con, nhưng chúng tôi muốn du lịch và có thêm một số trải nghiệm khác nữa trước khi có con. Chờ đợi thì có sao không?

  3. Vợ chồng tôi muốn bắt đầu có con. Chúng tôi chỉ không biết là mình đã sẵn sàng chưa. Chúng tôi cảm thấy là mình không được ổn định về tài chính cho lắm. Làm sao chúng tôi biết được khi nào là đúng lúc?

Chọn một trong các mối lo ngại này để tập trung cùng với cả nhóm, và thảo luận các câu hỏi sau đây:

  • Trong những phương diện nào mối lo ngại này là có căn cứ?

  • Làm cách nào anh chị em có thể sử dụng những gì mình học được từ phần 2 của tài liệu chuẩn bị để giúp một người nào đó với mối lo ngại này?

  • Những câu chuyện nào khác trong thánh thư hoặc những lời giảng dạy nào khác của các vị lãnh đạo Giáo Hội mà có thể giúp một người nào đó với mối lo ngại này trong nỗ lực của người đó để tiến tới với đức tin nơi Thượng Đế?

Đưa Ra Những Quyết Định Dựa Trên Đức Tin về Việc Có Con Cái

tài liệu phát tay của giảng viên

Sau khi cho học viên đủ thời gian, hãy mời một hoặc hai học viên chia sẻ điều họ đã học được trong cuộc thảo luận nhóm. Nếu học viên không nhắc đến lời khuyên bảo này, thì hãy nhắc họ nhớ đến lời khuyên bảo được đưa ra trong An Ma 37:37, và trưng ra nguyên tắc sau đây: Khi vợ và chồng cùng hội ý với Chúa và thực hành đức tin nơi Ngài, Ngài sẽ hướng dẫn họ trong các quyết định về việc có con cái.

Cân nhắc mời học viên đặt ra các câu hỏi mà họ có về lệnh truyền phải có con cái. (Anh chị em có thể thu thập một số câu trả lời của học viên trước khi lớp học bắt đầu để có thể nhấn mạnh và thảo luận ở đây.) Anh chị em cũng có thể chọn bất kỳ câu hỏi nào sau đây mà anh chị em cảm thấy sẽ giúp học viên của mình gia tăng sự hiểu biết của họ về chủ đề này và thảo luận chúng cùng với cả lớp:

  • Tại sao việc hai vợ chồng cầu vấn lên Cha Thiên Thượng về khi nào thì nên có con và có bao nhiêu con lại quan trọng?

  • Trong những phương diện nào anh chị em đã thấy những người mình biết tiến tới trong đức tin khi họ biết được là họ không thể có con (hoặc không có nhiều con như họ mong muốn)?

  • Tại sao việc chúng ta không xét đoán người khác về quyết định của họ khi nào nên có con và có bao nhiêu con lại quan trọng?

Anh chị em có thể trưng ra các câu hỏi sau đây và cho học viên thời gian để ghi lại những suy nghĩ của họ về một hoặc hai lựa chọn của họ:

  • Những niềm tin và suy nghĩ của cá nhân tôi về việc có con cái là gì?

  • Những thay đổi nào, nếu có, mà tôi có thể cần phải thực hiện để hòa hợp ý muốn của tôi với quan điểm của Chúa về việc có con cái?

  • Làm cách nào tôi có thể bênh vực tầm quan trọng của việc có con cái?

  • Làm cách nào tôi có thể gia tăng sự tin tưởng của tôi rằng Chúa sẽ hỗ trợ vợ chồng tôi trong việc làm tròn lệnh truyền phải có con cái theo như ý muốn của Ngài?

Cân nhắc mời một vài học viên chia sẻ những điều họ đã ghi lại nếu họ cảm thấy thoải mái.

Chúa đã xác nhận tính thiêng liêng của sinh mạng.

Mời một học viên đọc to một câu trong bản tuyên ngôn về gia đình ở đầu phần 3 của tài liệu chuẩn bị.

  • Câu này dạy chúng ta điều gì về Cha Thiên Thượng của chúng ta và Ngài muốn điều gì cho con cái của Ngài? (Anh chị em có thể khuyến khích học viên suy xét xem việc biết các lẽ thật này ảnh hưởng như thế nào đến mong muốn của họ cho con cái của riêng họ.)

Nhắc học viên nhớ rằng lời tuyên bố này trong bản tuyên ngôn về gia đình trái ngược với một số hành vi đang được chấp nhận rộng rãi thời nay, chẳng hạn như việc phá thai.

  • Làm cách nào anh chị em có thể sử dụng những điều anh chị em biết về kế hoạch của Thượng Đế để giải thích tại sao “việc tự chọn phá thai vì thuận tiện cho cá nhân hoặc xã hội” là trái với ý muốn của Thượng Đế? (Sách Hướng Dẫn Tổng Quát: Phục Vụ trong Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô, mục 38.6.1, ChurchofJesusChrist.org).

Mời học viên suy xét xem họ có thể làm gì để thúc đẩy và bảo vệ tính chất thiêng liêng của sinh mạng con người.

2:25

Anh chị em có thể kết thúc lớp học bằng cách chia sẻ chứng ngôn của anh chị em về các lẽ thật được nhận ra trong bài học này.

Cho Buổi Học Lần Sau

Yêu cầu học viên suy ngẫm câu hỏi sau đây: Những lời giảng dạy nào của Chúa Giê Su Ky Tô đã mang đến cho anh chị em niềm vui lớn nhất trong cuộc sống cho đến nay?

Khuyến khích học viên học tài liệu chuẩn bị cho buổi học lần sau với câu hỏi này trong tâm trí.