Viện Giáo Lý
Bài học 22 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Nuôi Dạy Con Cái trong Sự Ngay Chính


“Bài học 22 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Nuôi Dạy Con Cái trong Sự Ngay Chính,” Tài Liệu về Gia Đình Vĩnh Cửu dành cho Giảng Viên (năm 2022)

“Bài học 22 Tài Liệu dành cho Giảng Viên,” Tài Liệu Gia Đình Vĩnh Cửu dành cho Giảng Viên

Bài học 22 Tài Liệu dành cho Giảng Viên

Nuôi Dạy Con Cái trong Sự Ngay Chính

“Cha mẹ có bổn phận thiêng liêng là nuôi nấng con cái mình trong … sự ngay chính” (“Gia Đình: Bản Tuyên Ngôn cùng Thế Giới,” ChurchofJesusChrist.org). Bài học này sẽ giúp học viên hiểu điều gì họ có thể làm để giúp con cái mình học hỏi về Đấng Cứu Rỗi và phúc âm của Ngài. Học viên cũng sẽ tìm hiểu cách để giúp đỡ những người thân đang đi lạc khỏi con đường phúc âm.

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

Cải Thiện Việc Giảng Dạy và Học Hỏi của Chúng Ta

Sử dụng chương trình giảng dạy. Khi anh chị em chuẩn bị mỗi bài học, hãy thành tâm ôn lại tài liệu dành cho giảng viên lẫn tài liệu chuẩn bị. Khi anh chị em làm như vậy, Đức Thánh Linh có thể giúp anh chị em điều chỉnh bài học cho phù hợp với các nhu cầu của học viên. Anh chị em có thể chọn để sử dụng tất cả hoặc một số gợi ý giảng dạy, hoặc anh chị em có thể tóm tắt một số phần của bài học và điều chỉnh những ý kiến gợi ý cho phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh của học viên.

Chúa truyền lệnh cho cha mẹ phải nuôi dạy con cái mình trong sự sáng và lẽ thật.

Hãy cân nhắc bắt đầu bài học bằng cách mời học viên suy ngẫm về những ảnh hưởng trong thời kỳ của chúng ta mà có thể gây khó khăn cho việc nuôi dạy con cái trở nên vững mạnh về phần thuộc linh. Mời một vài học viên chia sẻ suy nghĩ của họ.

Mời học viên xem lại Giáo Lý và Giao Ước 68:25, 2893:40 và viết một câu tóm tắt, bằng lời riêng của họ, những điều Cha Thiên Thượng kỳ vọng ở các bậc cha mẹ. Mời một vài học viên chia sẻ điều họ viết. Sau khi học viên chia sẻ những điều họ tóm tắt, hãy trưng ra câu phát biểu sau đây từ bản tuyên ngôn về gia đình: Cha mẹ có bổn phận thiêng liêng là nuôi nấng con cái mình trong sự ngay chính.

  • Tại sao điều quan trọng đối với các bậc cha mẹ là trở thành “người giảng dạy phúc âm chính và [là] tấm gương” cho con cái họ? (Tad R. Callister, “Các Bậc Cha Mẹ: Những Người Giảng Dạy Phúc Âm Chính của Con Cái Họ,” Liahona, tháng Mười Một năm 2014, trang 32). (Anh chị em có thể muốn mời học viên xem lại các câu phát biểu của Chủ Tịch Tad R. CallisterChủ Tịch Joy D. Jones trong phần 1 của tài liệu chuẩn bị.)

  • Trong những phương diện nào Sa Tan cố gắng làm cha mẹ xao lãng khỏi bổn phận thiêng liêng này?

  • Các gia đình có thể làm gì để thành công trong việc kiên định cầu nguyện chung gia đình, học thánh thư chung gia đình, và họp tối gia đình?

Cùng nhau xem lại câu phát biểu của Chị Cheryl A. Esplin trong phần 1 của tài liệu chuẩn bị.

  • Làm cách nào cha mẹ có thể giúp đỡ con cái mình “tiếp nhận giáo lý vào lòng theo cách để cho giáo lý đó trở thành một phần con người của chúng”? (“Dạy cho Con Cái Chúng Ta Hiểu,” Liahona, tháng Năm năm 2012, trang 10). Làm cách nào cha mẹ có thể giúp con cái mình cảm nhận và học hỏi từ Đức Thánh Linh?

  • Làm cách nào cha mẹ hoặc người mà anh chị em coi như cha mẹ, qua lời nói hoặc tấm gương, đã giúp anh chị em tiến đến việc biết và noi theo Đấng Cứu Rỗi? (Cân nhắc cùng nhau xem lại 2 Nê Phi 25:26 và câu phát biểu của Anh Cả Neil L. AndersenChủ Tịch Joy D. Jones trong phần 2 của tài liệu chuẩn bị.)

Mời học viên xem lại điều họ đã viết để trả lời lời nhắc trong mục “Ghi Lại Những Suy Nghĩ của Anh Chị Em” ở cuối phần 2 của tài liệu chuẩn bị. Yêu cầu một vài học viên nào cảm thấy thoải mái chia sẻ những điều họ đã viết để làm như vậy. Khuyến khích học viên ghi thêm bất kỳ suy nghĩ nào liên quan hoặc ấn tượng nào khác cho đến nay trong lớp học.

Chúng ta nên yêu thương và cầu nguyện cho những thành viên gia đình mà rời bỏ con đường phúc âm.

Mời học viên suy xét xem họ sẽ cảm thấy ra sao nếu họ có một đứa con chọn rời khỏi con đường phúc âm. Trưng ra hình ảnh đi kèm và cùng đọc 1 Nê Phi 8:12–18. Mời học viên suy nghĩ xem Lê Hi có thể đã cảm thấy như thế nào về những cách phản ứng khác nhau của các thành viên trong gia đình trước lời mời để đến dự phần trái của cây sự sống. Mời một vài học viên chia sẻ suy nghĩ của họ.

Hình Ảnh
Lê Hi và trái của cây sự sống
  • Có những tấm gương nào khác trong thánh thư về những bậc cha mẹ ngay chính có con cái đi lạc khỏi con đường phúc âm không? Anh chị em có thể học được điều gì từ cách ứng phó của những người cha người mẹ này có thể hướng dẫn anh chị em biết phản ứng với những người trong gia đình mà có thể bị lạc lối?

Cùng nhau xem lại câu phát biểu của Anh Cả Ulisses Soares trong phần 3 của tài liệu chuẩn bị.

  • Chúng ta có thể học được điều gì từ Anh Cả Soares về cách phản ứng khi một người trong gia đình rời khỏi con đường phúc âm? (Học viên cần nhận ra một nguyên tắc tương tự như sau: Nếu một người trong gia đình rời khỏi con đường phúc âm, thì chúng ta nên tiếp tục yêu thương và cầu nguyện cho người đó và tìm kiếm sự giúp đỡ của Chúa.)

  • Có khi nào anh chị em đã thấy những thành viên trong gia đình áp dụng những lời giảng dạy của Anh Cả Soares không? Những hành động của họ có ảnh hưởng gì?

Cân nhắc đọc lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Henry B. Eyring thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn:

Hình Ảnh
Chủ Tịch Henry B. Eyring

Đối với một số người, niềm vui vĩnh cửu đó có thể dường như là một niềm hy vọng yếu ớt hoặc thậm chí một niềm hy vọng đang phai mờ. Các bậc cha mẹ, con cái, anh chị em trong gia đình có thể đã có những sự lựa chọn dường như làm cho họ không hội đủ điều kiện cho cuộc sống vĩnh cửu. …

Có lần một vị tiên tri của Thượng Đế đã đưa ra cho tôi một lời khuyên mà làm cho tôi cảm thấy bình an. Tôi sợ rằng những sự lựa chọn của người khác có thể làm cho gia đình chúng tôi không thể được ở cùng với nhau vĩnh viễn. Ông ấy nói, “Anh đang lo lắng về vấn đề sai lầm. Anh cứ sống xứng đáng với vương quốc thượng thiên, rồi những dàn xếp trong gia đình sẽ tuyệt vời hơn anh có thể tưởng tượng được.” (“Hy Vọng về Tình Yêu Thương của Gia Đình Vĩnh Cửu,” Liahona, tháng Tám năm 2016, trang 4, 5)

  • Làm cách nào lời giảng dạy này có thể mang đến hy vọng và sự an ủi cho những ai có người thân đi lạc khỏi con đường phúc âm?

Cân nhắc kết thúc bài học bằng cách làm chứng rằng Chúa sẵn sàng giúp đỡ chúng ta khi chúng ta cố gắng nuôi dạy con cái mình trong sự ngay chính.

Cho Buổi Học Lần Sau

Cân nhắc trưng ra câu phát biểu sau đây của Anh Cả Andersen:

Hình Ảnh
Anh Cả Neil L. Andersen

Có rất nhiều người, trẻ tuổi lẫn lớn tuổi, là những người trung thành và trung tín với phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô, mặc dù kinh nghiệm hiện tại của riêng họ không hoàn toàn thích hợp với bản tuyên ngôn về gia đình. (“Con Mắt Đức Tin,” Liahona, tháng Năm năm 2019, trang 36)

Mời học viên, trong lúc học tài liệu cho bài học lần sau, tìm kiếm những lời giảng dạy có thể ban phước cho các cá nhân hoặc gia đình mà họ biết, những người mà kinh nghiệm gia đình hiện tại của họ có thể không như những gì họ hy vọng.

In