“Bài học 21 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Nuôi Dạy Con Cái trong Tình Yêu Thương,” Tài Liệu Gia Đình Vĩnh Cửu dành cho Giảng Viên (năm 2022)
“Bài học 21 Tài Liệu dành cho Giảng Viên,” Tài Liệu Gia Đình Vĩnh Cửu dành cho Giảng Viên
Bài học 21 Tài Liệu dành cho Giảng Viên
Nuôi Dạy Con Cái trong Tình Yêu Thương
“Cha mẹ có bổn phận thiêng liêng là nuôi nấng con cái mình trong tình thương và sự ngay chính” (“Gia Đình: Bản Tuyên Ngôn cùng Thế Giới,” ChurchofJesusChrist.org). Trong bài học này, học viên sẽ thảo luận các lẽ thật mà có thể giúp họ làm tròn bổn phận thiêng liêng của mình để yêu thương con cái với tư cách là cha mẹ. (Bài học lần sau sẽ tập trung vào việc nuôi dạy con cái trong sự ngay chính.) Học viên cũng sẽ được mời xác định cách họ có thể yêu thương và phục vụ gia đình mình bằng một cách thức giống như Đấng Ky Tô hơn.
Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy
Cha mẹ cần phải nuôi dạy con cái của họ trong tình yêu thương.
Hãy cân nhắc bắt đầu lớp học bằng cách hỏi học viên về những điều họ thấy cha mẹ họ hoặc các cha mẹ khác làm mà họ cũng muốn làm khi nuôi dạy con cái của chính mình. Sau khi một vài học viên chia sẻ, hãy khuyến khích cả lớp tìm kiếm các lẽ thật trong bài học này và bài học lần sau mà họ có thể làm theo khi trở thành cha mẹ.
Trưng ra câu phát biểu sau đây từ bản tuyên ngôn về gia đình: Cha mẹ có bổn phận thiêng liêng là nuôi nấng con cái mình trong tình thương và sự ngay chính.
Anh chị em có thể hỏi một vài trong số các câu hỏi sau đây để giúp học viên gia tăng sự hiểu biết của họ về lẽ thật này:
-
Một số cách thức anh chị em có thể cho thấy tình yêu thương đối với con cái của mình là gì? (Cân nhắc xem lại những câu phát biểu của các vị lãnh đạo Giáo Hội về thời giờ và các sinh hoạt giải trí lành mạnh trong phần 1 của tài liệu chuẩn bị.)
-
Anh chị em đã được ban phước như thế nào qua việc dành thời gian, làm việc, và tham gia vào các sinh hoạt giải trí lành mạnh với cha mẹ mình?
Giải thích rằng việc nuôi dạy con cái trong tình yêu thương bao gồm cả việc kỷ luật đúng mức khi cần. Hãy chia lớp học ra thành các nhóm nhỏ, chỉ định cho mỗi nhóm một người trưởng nhóm. Đưa cho các trưởng nhóm các bản sao của tài liệu phát tay, và hướng dẫn họ làm theo những chỉ dẫn đã được đưa ra. (Anh chị em có thể muốn điều chỉnh các trường hợp này để phù hợp hơn với các học viên của mình.)
Sau khi học viên đã hoàn thành sinh hoạt này, hãy mời một vài học viên chia sẻ những điều họ đã thảo luận trong nhóm của mình. Là một phần của cuộc thảo luận, hãy nhấn mạnh đến lẽ thật sau đây: Để làm theo mẫu mực thiêng liêng của cách kỷ luật, chúng ta cần phải được tình yêu thương thúc đẩy (xin xem câu phát biểu của Anh Cả D. Todd Christofferson trong phần 2 của tài liệu chuẩn bị).
Nếu cần, hãy hỏi cả lớp về cách Chúa kỷ luật có thể khác biệt như thế nào với những cách kỷ luật con cái được chấp nhận trong một số nền văn hóa hoặc gia đình.
-
Có khi nào anh chị em thấy một người nào đó kỷ luật một đứa con theo một cách yêu thương chưa? Anh chị em học được điều gì từ kinh nghiệm đó?
Trưng ra những chỉ dẫn và các câu hỏi sau đây, và cho học viên một vài phút để suy ngẫm về chúng (họ cũng có thể muốn ghi lại một vài suy nghĩ của mình):
-
Hãy nghĩ về những lúc anh chị em bị Chúa hoặc Đức Thánh Linh sửa dạy mà đã thúc giục anh chị em thay đổi trong một cách nào đó. Anh chị em có thể học được điều gì về việc kỷ luật con cái từ những kinh nghiệm này? Anh chị em có thể nhớ được khi nào Cha Thiên Thượng bày tỏ tình yêu thương của Ngài dành cho anh chị em vào lúc mà anh chị em cần nhất?
Mời một vài học viên chia sẻ những ý nghĩ của họ với cả lớp.
Cha mẹ phải dạy con cái của họ biết yêu thương và phục vụ người khác.
Mời một học viên đọc to Mô Si A 4:14–15.
-
Vua Bên Gia Min đã nhấn mạnh đến những bổn phận thiêng liêng nào của cha mẹ? (Sau khi học viên trả lời, hãy trưng ra câu phát biểu sau đây từ bản tuyên ngôn về gia đình: Cha mẹ có bổn phận thiêng liêng là nuôi nấng con cái mình trong tình thương và sự ngay chính.)
-
Làm thế nào cha mẹ của anh chị em đã dạy anh chị em biết yêu thương và phục vụ các anh chị em ruột hoặc những người khác trong gia đình?
Nhắc học viên nhớ rằng họ đã được mời suy nghĩ về khi mà Đấng Cứu Rỗi đã phục vụ một ai đó đầy yêu thương và sau đó viết về cách họ có thể yêu thương và phục vụ một người trong gia đình theo cách này hoặc một cách khác giống như Đấng Ky Tô (xin xem phần 3 của tài liệu chuẩn bị). Mời một vài học viên chia sẻ điều họ viết. (Cũng cân nhắc việc chia sẻ một ví dụ của riêng anh chị em.)
Trưng ra các câu hỏi sau đây, và mời học viên ghi lại suy nghĩ của họ liên quan đến câu hỏi mà họ cảm thấy phù hợp với họ hơn:
-
Anh chị em sẽ noi theo tấm gương và những lời giảng dạy của Cha Thiên Thượng như thế nào trong việc nuôi dạy con cái hiện tại hoặc con cái sau này của mình trong tình yêu thương?
-
Một cách thức giống như Đấng Ky Tô mà anh chị em có thể yêu thương và phục vụ một người anh chị em ruột, cha mẹ của mình, hoặc một người khác trong gia đình tuần này là gì?
Cân nhắc kết thúc bài học bằng cách mời một học viên chia sẻ chứng ngôn của mình về tầm quan trọng của việc yêu thương những người trong gia đình mình hoặc bằng cách chia sẻ chứng ngôn của riêng mình về nguyên tắc này của phúc âm. Nhắc học viên nhớ rằng bất kể họ đã được nuôi dạy như thế nào, thì họ có thể chọn nuôi dạy con cái mình trong tình yêu thương và dạy chúng biết yêu thương và phục vụ lẫn nhau.
Cho Buổi Học Lần Sau
Anh chị em có thể hỏi học viên vào cuối buổi học hoặc trong một tin nhắn gửi đi sau đó các câu hỏi sau đây để họ cân nhắc khi họ chuẩn bị cho buổi học lần sau:
-
Cha mẹ của anh chị em đã giúp anh chị em có được những kinh nghiệm thuộc linh nào khi lớn lên? Anh chị em hy vọng có được những kinh nghiệm thuộc linh nào với con cái của mình trong tương lai?