Viện Giáo Lý
Bài Học 27 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Thúc Đẩy và Bảo Vệ Gia Đình Như Là Đơn Vị Cơ Bản của Xã Hội


“Bài Học 27 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Thúc Đẩy và Bảo Vệ Gia Đình Như Là Đơn Vị Cơ Bản của Xã Hội,” Tài Liệu Gia Đình Vĩnh Cửu dành cho Giảng Viên (năm 2022)

“Bài Học 27 Tài Liệu dành cho Giảng Viên,” Tài Liệu Gia Đình Vĩnh Cửu dành cho Giảng Viên

Bài Học 27 Tài Liệu dành cho Giảng Viên

Thúc Đẩy và Bảo Vệ Gia Đình Như Là Đơn Vị Cơ Bản của Xã Hội

Các vị tiên tri và sứ đồ đã kêu gọi chúng ta “hãy đẩy mạnh các biện pháp mà nhằm duy trì và củng cố gia đình như là một đơn vị cơ bản của xã hội” (“Gia Đình: Bản Tuyên Ngôn cùng Thế Giới,” ChurchofJesusChrist.org). Trong bài học này, học viên sẽ nhận ra ảnh hưởng mà góp phần vào sự đổ vỡ trong gia đình. Học viên cũng sẽ cân nhắc điều họ có thể làm để thúc đẩy và bảo vệ gia đình như là đơn vị cơ bản của xã hội.

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

Kẻ nghịch thù đang tìm cách hủy diệt gia đình.

Nếu có thể, thì hãy trưng ra câu phát biểu sau đây của Chủ Tịch Julie B. Beck, cựu Chủ Tịch Trung Ương Hội Phụ Nữ, và cùng đọc câu đó với nhau:

Hình Ảnh
Chủ Tịch Julie B. Beck

Thế hệ này sẽ được kêu gọi để bảo vệ giáo lý về gia đình hơn bao giờ hết. Nếu họ không biết giáo lý đó thì họ không thể bảo vệ được. …

Ngoài việc hiểu thuyết thần học về gia đình, chúng ta đều cần hiểu những mối đe dọa đối với gia đình. Nếu không thì chúng ta không thể chuẩn bị cho trận chiến này. (“Teaching the Doctrine of the Family,” Ensign, tháng Ba năm 2011, trang 14, 17)

  • Tại sao giáo lý của Chúa về gia đình cần phải được bảo vệ?

Trưng ra câu phát biểu sau đây từ bản tuyên ngôn về gia đình: Cảnh đổ vỡ trong gia đình sẽ mang lại cho cá nhân, cộng đồng và quốc gia những tai họa mà đã được các tiên tri thời xưa và hiện đại tiên đoán.

Vẽ hai cột lên trên bảng. Viết tiêu đề sau đây ở trên cột thứ nhất: Những ảnh hưởng góp phần vào sự đổ vỡ trong gia đình. Mời học viên liệt kê những ý tưởng đến với tâm trí, và yêu cầu một học viên viết câu trả lời của các học viên trong lớp lên trên bảng. (Anh chị em có thể khuyến khích học viên xem lại phần 1 của tài liệu chuẩn bị, gồm cả việc học 2 Ti Mô Thê 3:1–6, 13, nếu họ cần giúp đỡ.) Trong khi học viên liệt kê những ý kiến của họ, hãy khuyến khích họ giải thích những ảnh hưởng này góp phần vào sự đổ vỡ trong gia đình như thế nào.

Viết tiêu đề sau đây ở trên cột thứ hai ở trên bảng: Giáo lý đã được tuyên bố trong bản tuyên ngôn về gia đình mà có thể chống lại những ảnh hưởng này. Mời học viên tham khảo bản tuyên ngôn về gia đình để liệt kê giáo lý thích hợp lên trên bảng.

  • Việc học giáo lý của Chúa về gia đình trong khóa học này đã chuẩn bị anh chị em như thế nào để bảo vệ cho gia đình?

Chúng ta có trách nhiệm phải bảo vệ và thúc đẩy gia đình.

Trưng ra câu phát biểu sau đây trong bản tuyên ngôn về gia đình: Chúng tôi kêu gọi những công dân và viên chức chính quyền có trách nhiệm ở khắp mọi nơi hãy đẩy mạnh các biện pháp mà nhằm duy trì và củng cố gia đình như là một đơn vị cơ bản của xã hội.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy và Học Hỏi của Chúng Ta

Giúp học viên cảm nhận được lẽ thật và tầm quan trọng của các giáo lý và nguyên tắc. Học viên có khả năng áp dụng các giáo lý và nguyên tắc nhiều hơn khi họ cảm nhận được lẽ thật và tầm quan trọng của chúng qua Thánh Linh và ý thức được mức độ cấp bách để áp dụng chúng vào cuộc sống của họ. Một cách hữu ích để giúp học viên cảm nhận được lẽ thật và tầm quan trọng của các giáo lý và nguyên tắc là khuyến khích họ suy ngẫm và chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân liên quan đến các lẽ thật này.

Nhắc nhở học viên rằng họ được mời lập một kế hoạch hành động đơn giản mà họ có thể thực hiện nhằm thúc đẩy hoặc bảo vệ cho gia đình (xin xem phần 2 của tài liệu chuẩn bị).

  • Một số cách thức để chúng ta có thể thúc đẩy gia đình như là một đơn vị cơ bản của xã hội là gì? (Liệt kê các câu trả lời của học viên lên trên bảng. Sau đó mời một vài học viên chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân liên quan đến những ý tưởng ở trên bảng.)

  • Hậu quả có thể là gì nếu chúng ta không lên tiếng thúc đẩy hoặc bảo vệ cho niềm tin của mình về hôn nhân và gia đình?

Anh chị em có thể chia sẻ câu phát biểu sau đây của Chủ Tịch M. Russell Ballard thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ: “Chúng ta cần ghi nhớ câu phát biểu của Edmund Burke: ‘Điều duy nhất cần thiết để sự tà ác chiến thắng là cho người tốt không làm gì cả’ [được cho là trong tuyển tập của John Bartlett, Familiar Quotations, ấn bản lần thứ 15 (năm 1980), trang ix]” (“Let Our Voices Be Heard,” Liahona, tháng Mười Một năm 2003, trang 18).

  • Làm cách nào Chúa có thể giúp chúng ta khắc phục bất cứ cảm giác do dự hoặc sợ hãi mà chúng ta có thể có khi thúc đẩy hoặc bảo vệ cho hôn nhân và gia đình?

Hãy thực hiện sinh hoạt sau đây để giúp học viên cải thiện khả năng của họ nhằm thúc đẩy và bảo vệ cho hôn nhân và gia đình:

Hãy cùng nhau đọc Mô Rô Ni 7:3–5Giáo Lý và Giao Ước 19:30, rồi ôn lại bản liệt kê các nguyên tắc trong phần 3 của tài liệu chuẩn bị. Mời học viên thực hành các nguyên tắc này trong sinh hoạt sau đây:

Mời học viên làm việc với một người bạn theo cặp. Giải thích rằng anh chị em sẽ trình bày các tình huống khác nhau dưới dạng các câu hỏi (xin xem ở dưới). Một người sau đó sẽ đưa ra một câu hỏi dài một phút rất đơn giản, rõ ràng, và không gây xung đột, còn người kia sẽ lắng nghe. Sau mỗi câu trả lời, cho phép mỗi cặp thảo luận nhanh với nhau về điều gì đã diễn ra tốt đẹp và điều gì có thể cần phải cải thiện. Mời các cặp hoán đổi vai trò cho câu hỏi kế tiếp.

Sử dụng các câu hỏi sau đây hoặc một vài câu hỏi của riêng anh chị em mà đáp ứng nhu cầu của học viên:

  1. Tại sao giáo hội của bạn phản đối việc phá thai? Bạn không tin là phụ nữ có quyền chọn điều gì sẽ xảy ra cho cơ thể của mình sao?

  2. Tại sao các tín hữu đã kết hôn trong giáo hội của bạn được khuyến khích có con? Bạn không lo lắng về tình trạng bùng nổ dân số hay sao?

  3. Tại sao giáo hội của bạn phản đối hôn nhân đồng giới? Bạn không muốn mọi người đều có cùng quyền lợi và được hạnh phúc hay sao?

  4. Có gì là sai khi sống chung trước khi kết hôn? Chẳng phải đó là kiểu “sống thử” cần thiết để chắc chắn là các bạn tâm đầu ý hợp hay sao?

Sau sinh hoạt đó, hãy mời một vài học viên chia sẻ những điều họ đã học được trong các cuộc thảo luận của họ.

Để kết thúc bài học, hãy mời học viên cân nhắc một điều họ có thể làm để cải thiện khả năng của họ để có được những cuộc chuyện trò giống như Đấng Ky Tô về hôn nhân và gia đình với người khác. Khuyến khích học viên cân nhắc tìm những cách thức áp dụng các nguyên tắc trong phần 3 của tài liệu chuẩn bị bằng cách thảo luận các câu hỏi hóc búa về hôn nhân và gia đình với một người bạn hoặc một người trong gia đình.

Cho Buổi Học Lần Sau

Mời học viên xem xét các lẽ thật nào họ đã học được và thảo luận trong khóa học Gia Đình Vĩnh Cửu này mà đã giúp họ cảm thấy có hy vọng và phấn khởi về gia đình hiện tại hoặc gia đình tương lai của họ. Khuyến khích họ nghiên cứu tài liệu chuẩn bị cho bài học lần sau và sẵn sàng để chia sẻ một hoặc nhiều điều có ảnh hưởng lớn nhất mà họ đã học được trong khóa học này.

In