Viện Giáo Lý
Bài Học 28 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Cảm Thấy Hy Vọng để Xây Dựng một Gia Đình Vĩnh Cửu


“Bài Học 28 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Cảm Thấy Hy Vọng để Xây Dựng một Gia Đình Vĩnh Cửu,” Tài Liệu Gia Đình Vĩnh Cửu dành cho Giảng Viên (năm 2022)

“Bài Học 28 Tài Liệu dành cho Giảng Viên,” Tài Liệu Gia Đình Vĩnh Cửu dành cho Giảng Viên

Bài Học 28 Tài Liệu dành cho Giảng Viên

Cảm Thấy Hy Vọng để Xây Dựng một Gia Đình Vĩnh Cửu

Tất cả chúng ta đều có thể có hy vọng rằng chúng ta có thể xây dựng một gia đình vĩnh cửu, bất kể hoàn cảnh gia đình của chúng ta. Bài học này sẽ giúp học viên hiểu rõ hơn rằng Chúa có thể giúp họ thành công trong việc xây dựng một gia đình vĩnh cửu. Học viên cũng sẽ có cơ hội để chia sẻ và quyết định cách để áp dụng nhiều hơn những điều họ đã học được và trải qua trong khóa học Gia Đình Vĩnh Cửu.

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

Chúa muốn giúp chúng ta thành công trong việc xây dựng các gia đình vĩnh cửu.

Lưu ý: Hãy cẩn thận chọn ra những lựa chọn để giảng dạy cho phần thứ nhất của bài học mà sẽ ban phước nhiều nhất cho các học viên của anh chị em. Hãy chắc chắn anh chị em có khoảng 20 phút dành riêng cho phần cuối của bài học.

Bắt đầu bài học bằng cách mời học viên suy ngẫm và ghi lại những suy nghĩ của họ về câu hỏi sau đây:

  • Anh chị em có hy vọng gì cho việc xây dựng một gia đình vĩnh cửu?

Sau khi thấy đã có đủ thời gian, hãy mời một vài học viên chia sẻ những suy nghĩ của họ, nếu họ thấy thoải mái.

Đưa ra lẽ thật sau đây trong câu phát biểu của Anh Cả David A. Bednar trong phần 2 của tài liệu chuẩn bị: “Với sự giúp đỡ của Chúa, anh chị em có thể tạo dựng một gia đình vĩnh cửu” (“Một Mối Dây Ràng Buộc” [buổi họp đặc biệt devotional toàn cầu dành cho những người thành niên trẻ tuổi, ngày 10 tháng Chín năm 2017], broadcasts.ChurchofJesusChrist.org).

Chọn ra một trong các sinh hoạt sau đây để giúp học viên gia tăng sự hiểu biết của họ về lẽ thật này và để cho phép họ chia sẻ điều họ học được trong khi chuẩn bị cho lớp học:

Lựa Chọn 1

Nhắc nhở học viên rằng trong sinh hoạt “Ghi Lại Những Suy Nghĩ của Anh Chị Em” trong phần 1 của tài liệu chuẩn bị, họ đã được mời nhận ra một ví dụ từ thánh thư hoặc từ chính kinh nghiệm của gia đình họ về cách Chúa giúp đỡ những người tin cậy nơi Ngài và tìm kiếm sự giúp đỡ của Ngài. Cho học viên một vài phút để xem lại các ví dụ và câu trả lời cho những câu hỏi này.

Sắp xếp học viên thành từng cặp hoặc nhóm nhỏ. Cho học viên đủ thời gian để chia sẻ những ví dụ và câu trả lời của họ.

Khi học viên làm xong, hãy viết câu chưa hoàn chỉnh sau đây lên trên bảng: Luôn luôn ghi nhớ: . Cho mỗi học viên một tờ giấy nhỏ và một miếng băng dính. Mời học viên viết cách họ sẽ hoàn thành câu lên trên bảng để tạo một lẽ thật dựa trên những gì họ học được trong cuộc thảo luận nhóm mà giúp họ cảm thấy có hy vọng về việc xây dựng một gia đình vĩnh cửu. Sau đó yêu cầu học viên dán những tờ giấy của họ xung quanh phòng. (Nếu phòng học của anh chị em nhỏ, thì anh chị em có thể điều chỉnh sinh hoạt này bằng cách mời học viên viết câu trả lời của họ lên trên bảng.)

Cho học viên một vài phút để đi xung quanh phòng và đọc điều mà mỗi học viên đã viết. Khi học viên hoàn thành, hãy khuyến khích họ ghi lại bất kỳ lẽ thật nào khác mà họ muốn ghi nhớ hoặc các ấn tượng họ có thể nhận được.

Lựa Chọn 2

Giải thích rằng một số người trong chúng ta có thể khó cảm thấy có hy vọng về việc xây dựng một gia đình vĩnh cửu vì chúng ta chưa có được những nề nếp ngay chính trong chính gia đình của mình.

  • Chúng ta có thể học được gì từ kinh nghiệm của tiên tri Áp Ra Ham mà có thể mang đến cho chúng ta hy vọng? (Khuyến khích học viên nhớ lại những điều họ đã học được về Áp Ra Ham trong phần 2 của tài liệu chuẩn bị. Cân nhắc cùng nhau đọc Áp Ra Ham 1:2. Sau đó giúp học viên nhận ra một lẽ thật giống như sau: Chúng ta có thể là một bước ngoặt cho gia đình mình và chọn sự ngay chính bất kể hoàn cảnh của gia đình chúng ta có ra sao đi nữa.)

  • Có ai, nếu có, là công cụ trong việc bắt đầu (hoặc tiếp tục) các nề nếp ngay chính trong gia đình anh chị em không? Những quyết định của người này đã mang đến sự khác biệt nào trong cuộc sống của anh chị em?

Mời một học viên đọc to đoạn thứ ba và thứ năm trong lời phát biểu của Anh Cả David A. Bednar trong phần 2 của tài liệu chuẩn bị.

  • Làm cách nào Chúa có thể giúp anh chị em “thêm vào sức mạnh cho sợi dây xích của mình và có lẽ thậm chí giúp đỡ để phục hồi các mối dây bị đứt”? (“Một Mối Dây Ràng Buộc”). (Anh chị em có thể muốn mời học viên ghi lại câu trả lời của họ cho câu hỏi này thay vì thảo luận chúng với cả lớp.)

Mời học viên suy ngẫm về những câu hỏi mà họ được mời suy ngẫm về những nề nếp gia đình để bắt đầu, tiếp tục, hoặc không tiếp tục nữa (xin xem phần 2 của tài liệu chuẩn bị). Khuyến khích học viên ghi lại bất kỳ suy nghĩ hoặc ấn tượng nào mà họ có.

Chúng ta được ban phước bằng cách suy ngẫm về những gì chúng ta đã học được và hoạch định cách thức để áp dụng những điều đó.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy và Học Hỏi của Chúng Ta

Cho học viên thời gian để suy ngẫm. Học viên có thể tìm được mục đích và ý nghĩa sâu sắc hơn trong việc học tập của họ khi họ dành ra thời gian để suy ngẫm về cách các lẽ thật phúc âm đã ảnh hưởng đến tâm trí, tấm lòng, và cuộc sống của họ. Khuyến khích học viên nghĩ về việc họ sẽ áp dụng những điều đã học và cảm nhận được có thể giúp làm cho sự cải đạo của họ được sâu đậm hơn như thế nào.

Cân nhắc trưng ra bản sao của “Gia Đình: Bản Tuyên Ngôn cùng Thế Giới (ChurchofJesusChrist.org). Nhắc nhở học viên về cơ hội họ đã có trong suốt khóa học này để học những lời giảng dạy về gia đình từ một quan điểm vĩnh cửu.

Đưa ra tiêu đề của các bài học trong khóa học này, hoặc mời học viên xem các tiêu đề đó trong thiết bị của họ. Cho học viên thời gian để xem lại tiêu đề của các bài học để giúp họ suy ngẫm về những gì họ đã học, cảm thấy, và trải nghiệm được trong suốt khóa học này. Rồi mời các học viên chia sẻ suy nghĩ của họ. Anh chị em có thể muốn đặt ra những câu hỏi như sau để giúp làm cho cuộc thảo luận của họ được sâu sắc hơn:

  • Khóa học này đã có ảnh hưởng như thế nào đến sự hiểu biết và chứng ngôn của anh chị em về những lời giảng dạy của Chúa về hôn nhân và gia đình?

  • Một trong những điều quan trọng nhất anh chị em có thể rút ra từ khóa học này là gì?

  • Anh chị em đã học được gì về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô trong suốt khóa học này? Mối quan hệ của anh chị em với Hai Ngài đã được củng cố như thế nào?

Để kết thúc bài học này, anh chị em có thể mời một học viên trong nhóm đọc to câu phát biểu của Chủ Tịch M. Russell Ballard trong phần 3 của tài liệu chuẩn bị. Có thể là hữu ích để trưng ra các câu hỏi sau đây và cho học viên một vài phút để ghi lại những ý nghĩ hoặc ấn tượng về các câu hỏi đó:

  • Cuộc sống của anh chị em sẽ khác biệt ra sao nhờ kết quả của những gì anh chị em đã học và trải nghiệm được trong khóa học này? Làm thế nào để anh chị em trở nên giống như Chúa Giê Su Ky Tô hơn?

Nếu có bất kỳ học viên nào muốn chia sẻ chứng ngôn của họ về tầm quan trọng của gia đình trong kế hoạch hạnh phúc của Cha Thiên Thượng thì hãy cân nhắc mời họ làm như vậy, nếu có đủ thời gian. Cũng hãy cân nhắc việc chia sẻ chứng ngôn của riêng anh chị em. Và hãy khuyến khích học viên tiếp tục tham gia viện giáo lý.