Viện Giáo Lý
Bài học 15 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Kế Hoạch của Cha Thiên Thượng và Tiềm Năng Thiêng Liêng của Chúng Ta


“Bài học 15 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Kế Hoạch của Cha Thiên Thượng và Tiềm Năng Thiêng Liêng của Chúng Ta”, Các Nền Tảng của Sự Phục Hồi, Tài Liệu dành cho Giảng Viên (Năm 2019)

“Bài học 15 Tài Liệu dành cho Giảng Viên,” Các Nền Tảng của Sự Phục Hồi, Tài Liệu dành cho Giảng Viên

Bài học 15 Tài Liệu dành cho Giảng Viên

Kế Hoạch của Cha Thiên Thượng và Tiềm Năng Thiêng Liêng của Chúng Ta

Chúa đã mặc khải cho Joseph Smith về sự vinh quang của kế hoạch cứu chuộc của Cha Thiên Thượng và tiềm năng thiêng liêng của chúng ta để trở nên giống như Ngài. Bài học này sẽ giúp học viên củng cố lòng cảm kích của họ đối với kế hoạch của Cha Thiên Thượng và hiểu sâu sắc hơn họ là ai và họ có thể làm gì để đạt đến tiềm năng thiêng liêng của mình.

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

Joseph Smith đã nhận được các lẽ thật quan trọng liên quan đến kế hoạch cứu rỗi.

Mời học viên giải thích những điều mà hầu hết các Ky Tô Hữu và những người cải đạo thời kỳ đầu theo Giáo Hội có thể đã hiểu về Thượng Đế và cuộc sống sau khi chết trước khi có những điều mặc khải mà Chúa đã ban cho qua Joseph Smith về những đề tài này. (Học viên có thể muốn xem lại tiết 1tiết 3 của tài liệu chuẩn bị.)

  • Từ những gì anh chị em học được trong tài liệu chuẩn bị, Chúa đã mặc khải các lẽ thật về kế hoạch cứu rỗi cho Joseph Smith khi nào và như thế nào?

  • Anh chị em nghĩ một số lẽ thật đã được phục hồi về kế hoạch này sẽ làm thay đổi cuộc sống nhiều nhất đối với Các Thánh Hữu thời kỳ đầu là gì? Các lẽ thật này được ghi lại ở đâu? (Xin xem tiết 1tiết 3 của tài liệu chuẩn bị.)

Khi học viên trả lời các câu hỏi trước, anh chị em có thể yêu cầu họ xem lại một số đoạn thánh thư đã đề cập trong tài liệu chuẩn bị như Môi Se 1:39Áp Ra Ham 3:22–26. Giúp học viên nhận ra và giải thích các lẽ thật như sau: Công việc và vinh quang của Thượng Đế là để mang lại sự bất diệt và cuộc sống vĩnh cửu cho loài người (xin xem Môi Se 1:39). Chúng ta đã sống với Cha Thiên Thượng với tư cách là con cái linh hồn trước khi chúng ta được sinh ra (xin xem Áp Ra Ham 3:22–23). Chúa đã sáng tạo ra thế gian làm nơi để chúng ta có thể lựa chọn có vâng theo Thượng Đế hay không (xin xem Áp Ra Ham 3:24–25).

  • Hãy tưởng tượng xem cuộc sống của anh chị em sẽ khác biệt ra sao nếu anh chị em không biết về kế hoạch của Cha Thiên Thượng. Anh chị em nghĩ việc biết về kế hoạch này ảnh hưởng như thế nào đến cách thức anh chị em suy nghĩ, đưa ra quyết định và hành động?

Joseph Smith đã dạy về tiềm năng thiêng liêng của chúng ta.

Giải thích rằng vào “ngày 7 tháng Tư năm 1844, Joseph Smith đã đứng lên nói trong đại hội cuối cùng của ông. Sau khi yêu cầu Các Thánh Hữu ‘chú ý sâu sắc’, … Joseph đã dạy về thiên tính và sự tiến triển vĩnh cửu” (“King Follett Discourse,” Các Đề Tài về Lịch Sử Giáo Hội, ChurchofJesusChrist.org/study/church-history).

Mời một học viên đọc to lời phát biểu của Joseph Smith từ bài giảng đạo King Follett ở đầu tiết 2 của tài liệu chuẩn bị.

  • Anh chị em học được gì từ những lời giảng dạy của Joseph Smith về mối quan hệ của anh chị em với Thượng Đế?

Giải thích rằng vào năm 1995, Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn và Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã công bố một tài liệu được gọi là “Gia Đình: Bản Tuyên Ngôn cùng Thế Giới.” Trong tài liệu đó, họ tuyên bố rằng:

Tất cả nhân loại—nam lẫn nữ—đều được sáng tạo theo hình ảnh của Thượng Đế. Mỗi người là một đứa con trai hay con gái linh hồn yêu dấu của cha mẹ thiên thượng, và, vì lẽ đó, mỗi người có một thiên tính và một số mệnh thiêng liêng. …

Trong tiền dương thế, những người con trai và con gái linh hồn đã biết và đã thờ phượng Thượng Đế là Cha Vĩnh Cửu của họ và chấp nhận kế hoạch của Ngài mà qua đó các con cái của Ngài có thể nhận được một thể xác và đạt được kinh nghiệm trần thế để tiến triển đến sự toàn hảo và cuối cùng ý thức được số mệnh thiêng liêng của mình với tư cách là người thừa hưởng cuộc sống vĩnh cửu. (“Gia Đình: Bản Tuyên Ngôn cùng Thế Giới,” ChurchofJesusChrist.org)

  • Là các con trai và con gái của Thượng Đế, tiềm năng vĩnh cửu của chúng ta là gì? (Giúp học viên nhận ra một nguyên tắc tương tự như sau: Là các con trai và con gái linh hồn của Cha Thiên Thượng, chúng ta có tiềm năng để trở nên giống như Ngài.)

Trưng ra hoặc đặt ra các câu hỏi sau đây và cho học viên một hoặc hai phút để suy ngẫm các câu hỏi đó và viết ra các ấn tượng họ có thể có.

  • Lẽ thật này ảnh hưởng như thế nào đến cách nhìn của anh chị em về mối quan hệ của anh chị em với Cha Thiên Thượng? Nó ảnh hưởng như thế nào đến cách nhìn của anh chị em về bản thân và những người xung quanh? Nó có thể ảnh hưởng như thế nào đến cách anh chị em sống?

Chúa Giê Su Ky Tô đã cho chúng ta thấy làm thế nào chúng ta có thể nhận được trọn vẹn vinh quang của Thượng Đế trong vương quốc thiên thượng.

Viết lên trên bảng hoặc trưng bày các từ Thiên ThượngNgục Giới, và hỏi học viên những điều mà hầu hết các Ky Tô Hữu ở thế kỷ 19 đã tin về việc những ai sẽ đi đến các nơi đó.

Mời học viên thuật lại những điều họ đã học được từ Giáo Lý và Giao Ước 76 về cuộc sống sau khi chết và nhận được vinh quang thượng thiên. (Học viên có thể cần xem lại Giáo Lý và Giao Ước 76:50–54.) Anh chị em cũng có thể hỏi học viên những điều họ đã học được về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô từ các lẽ thật được mặc khải trong tiết 76.

Trưng ra lời phát biểu sau đây của Anh Cả Jeffrey R. Holland thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ:

Anh Cả Jeffrey R. Holland

Trong Giáo Hội, tôi nghe nhiều người vật lộn với vấn đề này: “Tôi chưa đủ tốt.” “Tôi thật không hoàn hảo.” “Tôi sẽ không bao giờ đủ xứng đáng.” Tôi nghe những lời này từ các thanh thiếu niên. Tôi nghe từ những người truyền giáo. Tôi nghe từ những người mới cải đạo. Tôi nghe từ các tín hữu lâu năm. (Jeffrey R. Holland, “Thế Thì Cuối Cùng—Các Ngươi Hãy Nên Trọn Vẹn,” Liahona, tháng Mười Một năm 2017, trang 40)

Anh chị em có thể mời học viên suy ngẫm về những lúc trong cuộc sống mà họ đã cảm thấy theo cách này.

Mời học viên đọc Giáo Lý và Giao Ước 76:40–42, 69 và tìm kiếm vai trò quan trọng của Chúa Giê Su Ky Tô trong sự cứu rỗi của chúng ta.

  • Chúa Giê Su Ky Tô đóng vai trò gì trong công cuộc tìm kiếm cuộc sống vĩnh cửu của chúng ta? (Giúp học viên nhận ra lẽ thật sau đây: Chúng ta có thể được toàn thiện chỉ qua Chúa Giê Su Ky Tô.)

  • Anh chị em nghĩ tại sao là quan trọng để nhớ rằng sự toàn thiện và tôn cao sẽ đến chỉ qua Chúa Giê Su Ky Tô?

Cả lớp cùng đọc Giáo Lý và Giao Ước 93:12–13 và tìm kiếm những điều mà đoạn thánh thư này dạy về con đường của Đấng Cứu Rỗi để trở nên giống Cha Thiên Thượng.

  • Anh chị em nghĩ Đấng Cứu Rỗi “tiếp tục nhận được từ ân điển này đến ân điển khác cho đến khi Ngài nhận được sự trọn vẹn” có nghĩa là gì?

  • Tấm gương của Đấng Cứu Rỗi có thể giúp anh chị em vượt qua được cảm giác nản lòng khi anh chị em cố gắng đạt được cuộc sống vĩnh cửu như thế nào?

Hãy trưng bày và đọc lời phát biểu sau đây của Anh Cả Holland:

Anh Cả Jeffrey R. Holland

Tôi làm chứng về số mệnh vĩ đại, có sẵn cho chúng ta nhờ Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô, mà chính Chúa Giê Su đã tiếp tục “từ ân điển này đến ân điển khác” [Giáo Lý và Giao Ước 93:13] cho đến khi ở trong sự bất diệt của Ngài [xin xem Lu Ca 13:32] Ngài nhận được một vinh quang thiên thượng hoàn hảo trọn vẹn. Tôi làm chứng rằng lúc nào Ngài cũng dang rộng đôi tay với vết đóng đinh để ban cho chúng ta cùng một ân điển, gìn giữ chúng ta và khuyến khích chúng ta, không chịu buông chúng ta ra cho đến khi chúng ta được an toàn trở về nhà trong vòng tay của Cha Mẹ Thiên Thượng. Vì khoảnh khắc hoàn hảo như vậy, nên tôi sẽ tiếp tục cố gắng, cho dù có vụng về. Vì một ân tứ hoàn hảo như vậy, nên tôi sẽ tiếp tục dâng lời tạ ơn, cho dù rất kém cỏi. Tôi làm như vậy trong danh của chính Đấng Hoàn Hảo, Ngài là Đấng chưa bao giờ vụng về hay kém cỏi nhưng yêu thương tất cả chúng ta, là những người vụng về và kém cỏi, chính là Chúa Giê Su Ky Tô. (Jeffery R. Holland, “Thế Thì Cuối Cùng—Các Ngươi Hãy Nên Trọn Vẹn,” Liahona, tháng Mười Một năm 2017, trang 42)

Mời học viên suy ngẫm trong một phút điều gì sẽ giúp họ tiến triển nhiều nhất về mặt thuộc linh đến cuộc sống vĩnh cửu vào thời điểm này. Kết thúc bằng cách chia sẻ chứng ngôn của anh chị em rằng nhờ ân điển của Đấng Cứu Rỗi và bằng cách noi theo tấm gương của Ngài, chúng ta có thể nhận được cuộc sống vĩnh cửu và bước vào vương quốc thượng thiên.

CẢI THIỆN VIỆC GIẢNG DẠY VÀ HỌC HỎI CỦA CHÚNG TA

Tiếp tục khuyến khích học viên có sự chuẩn bị. Vì học viên đã học được hơn nửa khóa học, anh chị em có thể mời họ chia sẻ việc chuẩn bị cho buổi học đã ảnh hưởng như thế nào đến trải nghiệm của họ trong khóa học này. Hãy cân nhắc việc chia sẻ lời khích lệ sau đây của Anh Cả Kim B. Clark thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi: “Khi các anh chị em làm phần vụ của mình, hãy cầu nguyện với đức tin, chuẩn bị, học tập, tham gia tích cực và làm hết sức mình, Đức Thánh Linh sẽ dạy các anh chị em, tăng cường khả năng của các anh chị em để hành động theo những gì các anh chị em học được và giúp các anh chị em trở thành người mà Chúa muốn các anh chị em trở thành.” (“Learning for the Whole Soul,” Ensign, tháng Tám năm 2017, trang 27).

Cho Buổi Học Lần Sau

Yêu cầu học viên cân nhắc cuộc sống của họ khác biệt như thế nào nhờ vào đền thờ và các giáo lễ đền thờ. Giải thích rằng trong buổi học tiếp theo, họ sẽ tìm hiểu lý do tại sao các vị tiên tri thời xưa hiện đến cùng Joseph Smith và Oliver Cowdery trong Đền Thờ Kirtland. Khuyến khích học viên học tài liệu chuẩn bị cho bài học 16 để họ có thể sẵn sàng thảo luận trên lớp về các nguyên tắc sẽ giúp làm cho đền thờ thành một phần có ý nghĩa hơn trong cuộc sống của họ.