Viện Giáo Lý
Bài học 3 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh


“Bài học 3 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh”, Các Nền Tảng của Sự Phục Hồi, Tài Liệu dành cho Giảng Viên (năm 2019)

“Bài học 3 Tài Liệu dành cho Giảng Viên”, Các Nền Tảng của Sự Phục Hồi, Tài Liệu dành cho Giảng Viên

Bài học 3 Tài Liệu dành cho Giảng Viên

Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh

Chúa đã mặc khải các nguyên tắc có thể hướng dẫn chúng ta trong công cuộc tìm kiếm lẽ thật (xin xem “Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh,” Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý [năm 2018]). Bài học này sẽ gia tăng khả năng của học viên để áp dụng các nguyên tắc đạt được sự hiểu biết thuộc linh và đánh giá mức độ tin cậy của các nguồn tài liệu.

CẢI THIỆN VIỆC GIẢNG DẠY VÀ HỌC HỎI CỦA CHÚNG TA

Truyền đạt kết quả học tập của học viên. Kết quả học tập là lời tuyên bố định rõ những kiến thức và kỹ năng nào học viên có thể học được từ kinh nghiệm giáo dục. Kết quả cho mỗi bài học trong khóa học này được nêu rõ trong phần giới thiệu bài học. Hãy thoải mái truyền đạt những kết quả này cho học viên. Hãy để kết quả bài học giúp hướng dẫn anh chị em khi anh chị em thích nghi tài liệu của bài học và đánh giá sự thành công về kinh nghiệm học tập của học viên.

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

Chúa đã cung cấp một mẫu mực để đạt được sự hiểu biết thuộc linh.

Cho học viên xem những câu hỏi sau đây: Có được đặt câu hỏi về Giáo Hội không? Tại sao có hoặc tại sao không? Mời hai hoặc ba học viên chia sẻ suy nghĩ của họ.

Mời cả lớp đọc Joseph Smith—Lịch Sử 1:8–10, cùng tìm kiếm các từ hoặc cụm từ mà Joseph đã sử dụng để mô tả những câu hỏi và mối quan tâm về tôn giáo. Mời các học viên chia sẻ điều họ đã tìm ra và những gì họ đã học được về việc đặt câu hỏi từ lời tường thuật của Joseph.

Viết lời phát biểu sau đây lên bảng: Tôi có thể đạt được sự hiểu biết thuộc linh khi tôi …

Mời học viên nhận ra ba nguyên tắc từ các tài liệu chuẩn bị để hoàn thành lời phát biểu này. (Khi các học viên trả lời, hãy đảm bảo rằng các nguyên tắc sau đây được nhận ra và trưng ra:

  1. Hành động với đức tin.

  2. Xem xét các khái niệm và câu hỏi với một quan điểm vĩnh cửu.

  3. Tìm cách hiểu biết thêm qua các nguồn phương tiện thiêng liêng đã được Chúa quy định.

Mời học viên giải thích những điều họ hiểu được về một trong các nguyên tắc này. Nếu cần, hãy cho học viên thêm một chút thời gian để xem lại tài liệu chuẩn bị.

Mời học viên đọc Joseph Smith—Lịch Sử 1:11–14, tìm xem những hành động của Joseph Smith đã minh họa như thế nào cho các nguyên tắc đạt được sự hiểu biết thuộc linh này khi ông tìm câu trả lời cho các câu hỏi và mối quan tâm của mình. Mời các học viên chia sẻ điều họ đã học được.

Chọn và trưng ra một hoặc nhiều câu hỏi anh chị em nhận được từ học viên mà họ có thể áp dụng các nguyên tắc đạt được sự hiểu biết thuộc linh (xin xem sinh hoạt “Ghi Lại Những Suy Nghĩ của Anh Chị Em” trong phần 1 của tài liệu chuẩn bị). Giải thích rằng mặc dù anh chị em chỉ có thể sử dụng một số câu hỏi đã được nộp trong lớp học này, anh chị em sẽ tìm thời điểm khác trong chương trình của khóa học để đề cập đến các câu hỏi khác mà các anh chị em nhận được.

Xin lưu ý: Mục đích của sinh hoạt này là cho phép học viên có cơ hội nói về cách thức họ áp dụng các nguyên tắc đạt được sự hiểu biết thuộc linh vào các câu hỏi khác nhau. Sinh hoạt này không phải để cung cấp câu trả lời cho các câu hỏi cụ thể. Hãy cẩn thận để không dành quá nhiều thời gian vào một câu hỏi hoặc một vấn đề.

Thảo luận về cách thức học viên sẽ sử dụng các nguyên tắc được trưng trên bảng để tìm câu trả lời cho câu hỏi hoặc các câu hỏi đã chọn. Các câu hỏi để theo dõi dưới đây có thể là một phần trong cuộc thảo luận của anh chị em:

  • Làm thế nào chúng ta có thể hành động với đức tin khi chúng ta tìm kiếm một câu trả lời cho câu hỏi này?

  • Làm thế nào mà một quan điểm vĩnh cửu có thể giúp chúng ta trả lời câu hỏi này? Chúng ta biết gì về Cha Thiên Thượng và kế hoạch cứu rỗi của Ngài mà có thể giúp chúng ta nhìn vào câu hỏi này qua một quan điểm vĩnh cửu?

  • Làm thế nào mà các nguồn phương tiện thiêng liêng đã được Thượng Đế quy định giúp chúng ta hiểu rõ hơn chủ đề này? Các nguồn tài liệu tin cậy nào khác có thể giúp ích? (Xin lưu ý: Một việc có thể giúp ích là bảo học viên vào xem mục Các Đề Tài về Phúc Âm trên trang ChurchofJesusChrist.org để cho thấy rằng một nguồn tài liệu đáng tin cậy cũng ám chỉ các liên kết thánh thư và bài nói chuyện tiên tri.)

Mời một hoặc hai học viên chia sẻ ba nguyên tắc đạt được sự hiểu biết thuộc linh đã ban phước cho họ như thế nào trong công cuộc tìm kiếm sự hiểu biết thuộc linh.

Chúng tôi có thể đánh giá mức độ tin cậy của các nguồn tài liệu.

Cho học viên xem một phần của video “Divinely Appointed Sources” (mã thời gian từ 0:00 đến 4:19).

Mời học viên theo dõi những loại nguồn thông tin nào đáng tin cậy nhất và những loại nguồn thông tin nào có khả năng làm nguy hại sự hiểu biết của chúng ta về lẽ thật.

Sau khi anh chị em tạm dừng video, hãy cân nhắc đặt một số câu hỏi như sau để giúp học viên xem xét sự khác biệt giữa các nguồn phương tiện thiêng liêng, nguồn tài liệu đáng tin cậy và các nguồn tài liệu không đáng tin cậy hoặc thậm chí mang tính chất phá hoại:

  • Các nguồn tài liệu thuần khiết nhất mà chúng ta có thể tìm kiếm câu trả lời là gì?

  • Làm thế nào anh chị em phân biệt một nguồn thông tin có đáng tin cậy hay không?

  • Anh chị em sẽ làm gì khi gặp những nguồn thông tin có ý định hủy hoại đức tin?

Để thể hiện tầm quan trọng của việc sử dụng các nguồn tài liệu đáng tin cậy khi học về lịch sử Giáo hội, mời học viên tưởng tượng về tình huống sau đây: Các em đang tìm kiếm thêm thông tin về Ba Nhân Chứng của Sách Mặc Môn. Khi các em đang tìm kiếm, các em gặp lời phát biểu sau đây của Stephen Burnett, người sống cùng thời với Martin Harris, và các em không chắc chắn lời phát biểu đó có đúng hay không:

Tôi đã suy nghĩ rất lâu và có chủ ý về lịch sử của giáo hội này và cẩn thận xem xét bằng chứng ủng hộ và chống lại điều đó. … Nhưng khi tôi nghe Martin Harris phát biểu trước công chúng rằng ông chưa bao giờ nhìn thấy các bảng khắc bằng đôi mắt trần tục của mình, mà chỉ bằng khải tượng hay trí tưởng tượng, cả Oliver lẫn David đều cũng vậy … thì bệ cuối cùng sụp đổ. (Stephen Burnett, trong Richard Lloyd Anderson, Investigating the Book of Mormon Witnesses [năm 1981], trang 155)

  • Các em có thể thực hiện những bước nào trước khi quyết định liệu có nên chấp nhận lời khẳng định của Stephen Burnett về Martin Harris hay không?

Mời học viên báo cáo những gì họ học được về việc đánh giá các nguồn tài liệu từ phần tài liệu chuẩn bị có tên là “Các Câu Hỏi để Đánh Giá Các Nguồn Tài Liệu.”

Với những hướng dẫn này trong tâm trí để đánh giá các nguồn tài liệu, hãy cung cấp cho học viên tờ giấy phát tay “Bối Cảnh Lịch Sử về Lời Phát Biểu của Stephen Burnett” và mời học viên (cả lớp hoặc trong các nhóm nhỏ) tìm kiếm những thông tin giúp họ đánh giá mức độ tin cậy lời cáo buộc của Stephen Burnett rằng Martin Harris không nhìn thấy các bảng khắc bằng vàng.

Bối Cảnh Lịch Sử về Lời Phát Biểu của Stephen Burnett

Stephen Burnett gia nhập Giáo Hội vào năm 1830 và được sắc phong làm anh cả vào năm 1831. Ông phục vụ trong các phái bộ truyền giáo ở miền Đông Hoa Kỳ từ năm 1832 đến năm 1834 (xin xem “Burnett, Stephen,” The Joseph Smith Papers, nội dung tạm thời). Đến năm 1838, ông rời bỏ Giáo Hội và nghĩ rằng đó là “toàn bộ cảnh dối trá và lừa dối.”

Mặc dù Burnett đích thân biết Martin Harris, ông ấy không phải là một trong Ba hoặc Tám Nhân Chứng.

Năm 1838, Burnett viết một bức thư trong đó ông khẳng định rằng Martin Harris nói rằng “ông chưa bao giờ nhìn thấy các bảng khắc bằng đôi mắt trần tục của mình, mà chỉ bằng khải tượng hay trí tưởng tượng.” Burnett viết rằng ba người khác đã “nhất trí” với lời tường thuật của ông. Ba người này cũng rời bỏ Giáo Hội.

Martin Harris phản đối mạnh mẽ cách Burnett mô tả chứng ngôn của mình và tiếp tục làm chứng về lẽ thực của Sách Mặc Môn trong suốt cuộc đời ông.

Trái ngược với lời tường thuật của Burnett, “thỏa thuận của nhiều cuộc phỏng vấn với Martin Harris chứng minh rằng sự chắc chắn mãnh liệt của ông ấy [của Harris] không bao giờ thay đổi từ khải tượng của ông về thiên sứ và các bảng khắc vào năm 1829 cho đến thời điểm ông chết vào năm 1875.” Trong một lá thư riêng viết năm 1871, Harris tuyên bố rằng: “Không ai từng nghe tôi, mà dưới mọi hình thức phủ nhận lẽ thật của Sách Mặc Môn, sự phù trợ của thiên sứ mà đã cho tôi xem các bảng khắc, hay là tổ chức của Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô” (Richard Lloyd Anderson, Điều Tra Các Nhân Chứng về Sách Mặc Môn [năm 1981], 107–20, trang 155–57).

Bối Cảnh Lịch Sử về Lời Phát Biểu của Stephen Burnett

Hình Ảnh
tờ giấy phát tay của giảng viên

Sau khi học viên đã có đủ thời gian để đọc và thảo luận về tờ giấy phát tay, hãy hỏi câu hỏi sau đây:

  • Thông tin nào từ tờ giấy phát tay này dẫn đến câu hỏi về mức độ tin cậy lời phát biểu của Stephen Burnett?

  • Ngoài việc kiểm tra mức độ tin cậy của các nguồn tài liệu, còn điều gì nữa giúp các em có thể nhận ra lời chứng của Ba Nhân Chứng là có thật?

Mời học viên chia sẻ những điều họ đã học được từ kinh nghiệm này. Hãy cân nhắc việc kết thúc lớp học bằng cách cho học viên xem phần còn lại của video “Divinely Appointed Sources” (mã thời gian từ 4:20 đến 9:16) và chia sẻ chứng ngôn của các anh chị em về giá trị của việc áp dụng các nguyên tắc đạt được sự hiểu biết thuộc linh.

Cho Buổi Học Lần Sau

Hãy hỏi học viên xem họ có bao giờ gặp khó khăn để nhận ra khi nào Chúa đang phán với họ hoặc liệu họ có muốn biết làm thế nào để nhận được sự mặc khải cá nhân và sự hướng dẫn tốt hơn trong cuộc sống của họ không. Mời học viên học kỹ tài liệu chuẩn bị cho bài học tiếp theo về giáo lý của sự mặc khải và sẵn sàng chia sẻ với cả lớp về những gì họ đã khám phá.

In