Viện Giáo Lý
Bài học 20 Tài Liệu Chuẩn Bị cho Lớp Học: Sự Thờ Phượng và Các Giáo Lễ Đền Thờ


“Bài học 20 Tài Liệu Chuẩn Bị cho Lớp Học: Sự Thờ Phượng và Các Giáo Lễ Đền Thờ”, Các Nền Tảng của Sự Phục Hồi, Tài Liệu dành cho Giảng Viên (Năm 2019)

“Bài học 20 Tài Liệu Chuẩn Bị cho Lớp Học”, Các Nền Tảng của Sự Phục Hồi, Tài Liệu dành cho Giảng Viên

Bài học 20 Tài Liệu Chuẩn Bị cho Lớp Học

Sự Thờ Phượng và Các Giáo Lễ Đền Thờ

người phụ nữ ở trước đền thờ

Chủ Tịch Thomas S. Monson đã dạy: “Chúng ta là những người xây cất đền thờ và tham dự đền thờ” (“Xin Chào Mừng Các Anh Chị Em Đến Tham Dự Đại Hội,” Liahona, tháng Năm năm 2014, trang 5). Khi nghiên cứu tài liệu này, anh chị em hãy cân nhắc tại sao các giáo lễ đền thờ là một phần quan trọng trong Sự Phục Hồi phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô trong những ngày sau cùng. Xác định những điều anh chị em có thể làm để giúp việc thờ phượng trong đền thờ thành một phần quan trọng hơn trong cuộc sống của chính anh chị em.

Tiết 1

Việc thờ phượng trong đền thờ có thể ban phước cho cuộc sống của tôi như thế nào?

Năm 2019, Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn đã chia sẻ:

Bất cứ khi nào Chúa có một người trên thế gian tuân theo lời của Ngài, thì họ được truyền lệnh xây cất các đền thờ. Thánh thư ghi lại mẫu mực của sự thờ phượng trong đền thờ từ thời A Đam và Ê Va, Môi Se, Sa Lô Môn, Nê Phi và những người khác.

Với sự phục hồi phúc âm trong những ngày sau này, việc thờ phượng trong đền thờ cũng đã được phục hồi để ban phước cho cuộc sống của mọi người trên khắp thế gian và ở phía bên kia của bức màn che. … Đền thờ được cung hiến là nơi thờ phượng thiêng liêng nhất trên thế gian. (“Lời Tuyên Bố của Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn về Đền Thờ,” ngày 2 tháng Một năm 2019, newsroom.ChurchofJesusChrist.org)

Adam and Eve Offering Sacrifices (A Đam và Ê Va Dâng Các Lễ Vật Của Lễ Hy Sinh), tranh do D. Keith Larson họa

Adam and Eve Offer Sacrifice (A Đam và Ê Va Dâng Các Lễ Vật Của Lễ Hy Sinh) (Môi Se 5:5–7)

Moses’ Tabernacle in the Wilderness (Đền Tạm của Môi Se trong Đồng Vắng), tranh do Jerry Thompson họa

The Tabernacle (Đền Tạm) (Xuất Ê Díp Tô Ký 26–28)

Depiction of the Temple of Solomon (Mô Tả về Đền Thờ Sa Lô Môn), tranh do Sam Lawlor họa

The Temple of Solomon (Đền Thờ Sa Lô Môn) (1 Các Vua 6)

King Benjamin Preaches to the Nephites (Vua Bên Gia Min Thuyết Giảng Cho Dân Nê Phi), tranh do Gary L. Kapp họa

Vua Bên Gia Min Thuyết Giảng Cho Dân Nê Phi (2 Nê Phi 5:16; Mô Si A 2:1; 3 Nê Phi 11)

Ngôi đền thờ đầu tiên được xây cất trong gian kỳ của chúng ta là Đền Thờ Kirtland vào năm 1836. Lễ cung hiến của đền thờ đó đã bắt đầu một thời kỳ quan trọng của những biểu hiện thuộc linh. Những người trung tín cảm thấy Đức Thánh Linh và một số người nói các thứ tiếng, nhận được các khải tượng hoặc nhìn thấy các thiên sứ. Sự kiện nổi bật nhất của thời kỳ này là sự hiện đến của Đấng Cứu Rỗi cùng Joseph Smith và Oliver Cowdery trong Đền Thờ Kirtland ngay sau khi đền thờ được làm lễ cung hiến. Lúc đó, Đấng Cứu Rỗi phán: “Ta đã thu nhận ngôi nhà này” (Giáo Lý và Giao Ước 110:7).

Đền Thờ Kirtland
biểu tượng, suy ngẫm

Suy Ngẫm để Chuẩn Bị cho Lớp Học

Hãy cân nhắc một số cảm nhận mà anh chị em đã có hoặc muốn có khi bước vào đền thờ của Chúa.

Vào ngày 27 tháng Ba năm 1836, Joseph Smith đã dâng lên một lời cầu nguyện cung hiến (những lời mà ông nhận được qua sự mặc khải từ Chúa) cho Đền Thờ Kirtland. Lời cầu nguyện cung hiến này hiện được ghi lại trong Giáo Lý và Giao Ước 109. Trong lời cầu nguyện đó, Joseph Smith đã cầu xin Chúa ban các phước lành nhất định cho những người thờ phượng trong đền thờ.

biểu tượng, học tập

Học Tập để Chuẩn Bị cho Lớp Học

Đọc Giáo Lý và Giao Ước 109:13, 22–26.

Chị Jean A. Stevens, cựu Đệ Nhất Cố Vấn trong Chủ Tịch Đoàn Trung Ương Hội Thiếu Nhi, đã nói điều này về những phước lành chúng ta nhận được trong đền thờ:

Bài của Jean A. Stevens

Nếu chúng ta muốn nhận được tất cả các phước lành mà Thượng Đế đã ban cho một cách vô cùng rộng rãi, thì con đường trần thế của chúng ta phải dẫn đến đền thờ. Đền thờ là một biểu hiện về tình yêu thương của Thượng Đế. Ngài mời gọi tất cả chúng ta hãy đến, học hỏi về Ngài, cảm nhận tình yêu thương của Ngài, và tiếp nhận các giáo lễ của chức tư tế cần thiết cho cuộc sống vĩnh cửu với Ngài. Mỗi giao ước đều được lập một cách riêng rẽ. Mỗi sự thay đổi lớn lao trong lòng đều quan trọng đối với Chúa. Và sự thay đổi trong lòng của các chị em sẽ tạo ra sự khác biệt cho các chị em. Vì khi đi đến ngôi nhà thánh của Ngài, chúng ta có thể được “mang quyền năng [của Ngài], … và danh [Ngài] … ở cùng [chúng ta], … vinh quang [của Ngài], …bao bọc [chúng ta], và các thiên sứ [của Ngài] chăm sóc [chúng ta]” [Giáo Lý và Giao Ước 109:22].

… Chính là qua Con Trai Yêu Dấu của Ngài, Chúa Giê Su Ky Tô, mà mọi hy vọng, mọi lời hứa, và mọi phước lành của đền thờ được làm tròn. (Jean A. Stevens, “Các Con Gái Giao Ước của Thượng Đế,” Liahona, tháng Mười Một năm 2014, trang 117)

biểu tượng, thảo luận

Thảo Luận với Những Người Khác

Hãy hỏi một người trong gia đình hoặc một người bạn những phước lành cụ thể nào mà họ đã cảm thấy trong cuộc sống của họ qua việc nhận được các giáo lễ đền thờ và tham gia vào sự thờ phượng trong đền thờ. Trong những phương diện nào mà người này cảm nhận được tình yêu thương của Thượng Đế bằng cách tham dự đền thờ?

Tiết 2

Tại sao Chúa truyền lệnh cho dân của Ngài xây cất các đền thờ?

Ngay cả trước khi Chúa truyền lệnh cho Các Thánh Hữu xây cất một đền thờ ở Kirtland, Các Thánh Hữu ở Missouri đã cung hiến một địa điểm để xây cất đền thờ ở Independence, Missouri. Sau đó, họ đã đặt các viên đá góc nhà cho một đền thờ ở Far West, Missouri. Cả hai đền thờ vẫn còn dở dang vì Các Thánh Hữu bị đuổi ra khỏi nhà và mất tài sản của họ. Trong đại hội tháng Mười năm 1840, Các Thánh Hữu đã chấp nhận lời kêu gọi của Vị Tiên Tri để xây cất một đền thờ ở Nauvoo. Một lần nữa, với tinh thần hy sinh, Các Thánh Hữu bắt đầu hiến tặng sức lao động, tiền bạc và các nguồn phương tiện khác để phụ giúp công việc xây dựng. Vào tháng Một năm 1841, Joseph Smith đã nhận được một điều mặc khải cung cấp thêm lý do tại sao Chúa yêu cầu xây cất đền thờ này. Lời khuyên bảo này được ghi lại trong Giáo Lý và Giao Ước 124. Khi học những câu sau đây, anh chị em hãy cân nhắc một số lý do mà Chúa truyền lệnh cho chúng ta xây cất các đền thờ trong những ngày sau.

biểu tượng, học tập

Học Tập để Chuẩn Bị cho Lớp Học

Đọc Giáo Lý và Giao Ước 124:27–28, 40–42.

Trong đền thờ, Các Thánh Hữu nhận được các giáo lễ quan trọng mà Chúa đã mặc khải cho Vị Tiên Tri, bao gồm cả lễ thiên ân.

Trong số các giáo lễ [đền thờ] này có một nghi lễ được gọi là lễ thiên ân, được phát triển dựa trên lễ thanh tẩy và lễ xức dầu mà Joseph đã giới thiệu trong Đền Thờ Kirtland vào năm 1836. Vào ngày 3 tháng Năm năm 1842, lo sợ rằng mình sẽ bị mất mạng trước khi đền thờ được hoàn thành, Joseph Smith đã kêu gọi một vài người đàn ông sắp xếp căn phòng trên lầu Cửa Hàng Gạch Đỏ của mình để tượng trưng cho “bên trong của đền thờ càng nhiều càng tốt nếu hoàn cảnh cho phép.” Hôm sau, Joseph đã thực hiện lễ thiên ân lần đầu tiên cho một nhóm gồm chín người đàn ông. (“Temple Endowment,” Church History Topics, ChurchofJesusChrist.org/study/church-history)

Cửa Hàng Gạch Đỏ

Lễ thiên ân này “đã dạy những lẽ thật tôn cao. Nghi lễ này dựa trên các câu chuyện trong thánh thư về Sự Sáng Tạo và Vườn Địa Đàng … để từng bước hướng dẫn những người đàn ông qua kế hoạch cứu rỗi. Giống như Áp Ra Ham và các vị tiên tri thời xưa khác, họ đã nhận được sự hiểu biết giúp họ trở về nơi hiện diện của Thượng Đế. Trong quá trình đó, những người đàn ông đã lập giao ước để sống ngay chính, trinh khiết và hiến mình phục vụ Chúa” (Saints: The Story of the Church of Jesus Christ in the Latter Days, tập 1, The Standard of Truth, 1815–1846 [Năm 2018], trang 453).

Trong [hoặc trước] ngày 28 tháng Chín năm 1843, Emma Smith đã trở thành người phụ nữ đầu tiên nhận được lễ thiên ân. Lời hứa của Joseph rằng các thành viên của Hội Phụ Nữ sẽ nhìn thấy “những phước lành thiên ân lan tỏa” đã được xác nhận khi Emma bắt đầu giúp thực hiện các giáo lễ cho những người phụ nữ khác. (Jill Mulvay Derr và những người khác, các biên tập viên, The First Fifty Years of Relief Society: Key Documents in Latter-day Saint Women’s History [Năm 2016], trang 10)

bức ảnh lịch sử về Đền Thờ Nauvoo

Mặc dù ban đầu Joseph chỉ mời một vài người tham gia vào lễ thiên ân nhưng rõ ràng là ông có ý định mở rộng cơ hội tham gia các nghi lễ đền thờ cho Các Thánh Hữu Ngày Sau xứng đáng. … Willard Richards giải thích rằng: “Không có một điều gì được cho [chúng tôi] biết mà sẽ không cho tất cả Các Thánh Hữu biết về những ngày sau cùng, ngay sau khi họ sẵn sàng tiếp nhận những điều này, và một [đền thờ] đã được chuẩn bị để truyền đạt với họ.” (“Anointed Quorum (‘Holy Older’),” Các Đề Tài về Lịch Sử Giáo Hội, ChurchofJesusChrist.org/study/church-history)

biểu tượng, suy ngẫm

Suy Ngẫm để Chuẩn Bị cho Lớp Học

Chúng ta có thể biết được điều gì về Chúa từ những lệnh truyền của Ngài cho Các Thánh Hữu để xây cất các đền thờ? Tại sao Chúa muốn dân Ngài phải được làm lễ thiên ân trong đền thờ?

Tiết 3

Làm thế nào mà tôi và những người tôi yêu thương có thể được ban phước từ lễ thiên ân trong đền thờ?

Trong đại hội trung ương vào tháng Tư năm 2019, Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã mời tất cả các tín hữu của Giáo Hội làm quen với các nguồn tài liệu có trên trang temples.ChurchofJesusChrist.org (xin xem “Được Chuẩn Bị để Thu Nhận Mọi Điều Cần Thiết,” Liahona, tháng Năm năm 2019, trang 103–104). Từ trang mạng này, chúng ta học được những điều sau đây về lễ thiên ân trong đền thờ:

Từ thiên ân có nghĩa là “ân tứ.” Trong ngữ cảnh này, lễ thiên ân trong đền thờ theo nghĩa đen là ân tứ từ Thượng Đế mà bởi đó Ngài ban xuống các phước lành thiêng liêng cho anh chị em [nhờ vào Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô]. Lễ thiên ân chỉ có thể được nhận theo cách của Ngài và trong đền thờ thánh của Ngài. Một số ân tứ mà anh chị em nhận được qua lễ thiên ân trong đền thờ gồm có:

  1. Sự hiểu biết lớn lao hơn về các mục đích và lời giảng dạy của Chúa.

  2. Quyền năng để làm tất cả những điều Chúa muốn chúng ta làm.

  3. Sự hướng dẫn và bảo vệ thiêng liêng khi chúng ta phục vụ Chúa, gia đình của chúng ta và những người khác.

  4. Niềm hy vọng, sự an ủi và bình an gia tăng.

  5. Các phước lành đã được hứa bây giờ và mãi mãi. …

Kết hợp với các giáo lễ này, anh chị em sẽ được mời lập các giao ước cụ thể với Thượng Đế. Những giao ước này gồm có:

  • Luật Vâng Lời

  • Luật Hy Sinh

  • Luật Pháp của Phúc Âm

  • Luật Trinh Khiết

  • Luật Dâng Hiến

Đổi lại, Thượng Đế hứa các phước lành kỳ diệu trong cuộc sống này và cơ hội trở về sống mãi mãi với Ngài. (“About the Temple Endowment,” temples.ChurchofJesusChrist.org)

Chủ Tịch Russell M. Nelson đã dạy điều này về tầm quan trọng thuộc linh của lễ thiên ân:

Chủ Tịch Russell M. Nelson

Lễ thiên ân trong đền thờ được ban cho qua sự mặc khải. Do đó, tốt nhất là hiểu điều đó qua sự mặc khải, thiết tha tìm kiếm với một tấm lòng thanh khiết. Chủ Tịch Brigham Young giải thích rằng “lễ thiên ân của anh chị em là, tiếp nhận tất cả các giáo lễ đó trong nhà của Chúa, là các giáo lễ cần thiết cho anh chị em, sau khi anh chị em từ giã cuộc sống này để có thể trở về nơi hiện diện của Đức Chúa Cha, bước ngang qua các thiên sứ đang đứng canh gác, … và đạt được sự tôn cao vĩnh cửu của mình” [Discourses of Brigham Young, do John A. Widtsoe tuyển chọn (Năm 1954), trang 416]. (Russell M. Nelson, “Chuẩn Bị cho Các Phước Lành của Đền Thờ,” Liahona, tháng Mười năm 2010, trang 42)

biểu tượng, ghi lại

Ghi Lại Những Suy Nghĩ của Anh Chị Em

Anh chị em sẽ đề nghị một người nào đó chuẩn bị những gì để nhận lễ thiên ân của người ấy? Tại sao đền thờ và các giáo lễ đền thờ lại quan trọng đối với cá nhân anh chị em? Hãy viết lại suy nghĩ của anh chị em vào nhật ký ghi chép cá nhân hoặc chỗ trống dưới đây.