Viện Giáo Lý
Bài học 19 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Sự Cứu Chuộc Người Chết


“Bài học 19 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Sự Cứu Chuộc Người Chết”, Các Nền Tảng của Sự Phục Hồi, Tài Liệu dành cho Giảng Viên (Năm 2019)

“Bài học 19 Tài Liệu dành cho Giảng Viên”, Các Nền Tảng của Sự Phục Hồi, Tài Liệu dành cho Giảng Viên

Bài học 19 Tài Liệu dành cho Giảng Viên

Sự Cứu Chuộc Người Chết

Tiên Tri Joseph Smith đã dạy rằng một trong các trách nhiệm lớn lao nhất Thượng Đế đã ban cho Các Thánh Hữu Ngày Sau là giúp cứu chuộc người chết (xin xem Những Lời Giảng Dạy của Các Vị Chủ Tịch Giáo Hội: Joseph Smith [Năm 2007], trang 475). Bài học này được thiết kế nhằm giúp học viên hiểu và chia sẻ lý do tại sao việc cứu chuộc người chết là một phần quan trọng đến như vậy trong kế hoạch của Thượng Đế và nhằm làm gia tăng mong muốn của họ để tham gia trọn vẹn hơn vào công việc lịch sử gia đình và sự phục vụ trong đền thờ.

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

Chúa mặc khải giáo lý của sự cứu chuộc người chết qua Tiên Tri Joseph Smith.

Cho học viên xem hình ảnh đi kèm và giải thích rằng hình ảnh này miêu tả Alvin Smith đang dìu người em trai Joseph sau cuộc phẫu thuật ở chân của Joseph. Mời học viên thuật lại từ sự chuẩn bị cho bài học những gì họ biết về cảm nghĩ của Joseph dành cho anh trai Alvin và những gì đã xảy ra với Alvin.

Hình Ảnh
Alvin Smith đang dìu người em trai Joseph
  • Một mục sư đạo Presbyterian đã đề nghị điều gì cho gia đình Smith tại tang lễ của Alvin?

  • Học viên cảm thấy như thế nào khi nghe những lời này nếu học viên là một thành viên trong gia đình Joseph?

Nhắc học viên nhớ rằng những lời của vị mục sư đã phản ánh niềm tin rằng phép báp têm là điều cần thiết cho sự cứu rỗi, như được dạy trong Kinh Tân Ước (xin xem Giăng 3:5). Yêu cầu học viên xem lại khải tượng năm 1836 của Joseph Smith về thượng thiên giới như được ghi lại trong Giáo Lý và Giao Ước 137:1, 5–8, tìm kiếm điều Joseph Smith đã học được về anh trai Alvin. Mời học viên báo cáo điều họ đã tìm thấy.

  • Điều mặc khải này giúp phục hồi hoặc làm sáng tỏ các lẽ thật nào về kế hoạch cứu rỗi? Học viên nghĩ Joseph có thể có những ý nghĩ và cảm nghĩ gì khi ông học được các lẽ thật này?

Giải thích rằng bốn năm rưỡi sau khi nhìn thấy khải tượng về Alvin trong thượng thiên giới, Joseph đã dạy Các Thánh Hữu ở Nauvoo về việc làm thế nào một người như Alvin chưa chịu phép báp têm trong cuộc sống này có thể được cứu trong vương quốc của Thượng Đế. Vị Tiên Tri đã giới thiệu giáo lý về phép báp têm cho người chết trong một bài giảng về tang lễ vào ngày 15 tháng Tám năm 1840 (xin xem Các Đề Tài về Lịch Sử Giáo Hội, “Baptism for the Dead”, ChurchofJesusChrist.org).

Mời học viên đọc theo cặp hoặc trong nhóm nhỏ đoạn trích từ lá thư của Vilate Kimball trong phần 1 của tài liệu chuẩn bị. Sau đó, trưng bày các câu hỏi sau đây (cũng có trong phần 1 của tài liệu chuẩn bị) và mời học viên thảo luận các câu hỏi đó:

  • Học viên nghĩ điều gì làm cho sự cứu chuộc người chết trở thành “một giáo lý vinh quang” như vậy?

  • Giáo lý này có thể dạy cho người nào đó điều gì về thiên tính và mong muốn của Cha Thiên Thượng và Vị Nam Tử của Ngài, Chúa Giê Su Ky Tô?

Mời một học viên đọc to những lời giảng dạy của Tiên Tri Joseph Smith được ghi lại trong Giáo Lý và Giao Ước 128:15. Yêu cầu lớp học dò theo cùng tìm kiếm lý do tại sao việc tham gia vào công việc cứu chuộc người chết lại rất quan trọng đối với chúng ta.

  • Theo như câu này, tại sao việc chúng ta thực hiện các giáo lễ cứu rỗi cho người chết lại là điều thiết yếu? (Học viên có thể nhận ra một số lẽ thật, bao gồm các lẽ thật sau đây: Nếu không có các giáo lễ cứu rỗi của phúc âm, thì tổ tiên của chúng ta là những người qua đời mà không có phúc âm không thể tiến triển đến sự tôn cao. Sự cứu rỗi của tổ tiên đã qua đời của chúng ta là thiết yếu cho sự cứu rỗi của riêng chúng ta.)

  • Trong những phương diện nào học viên nghĩ sự cứu rỗi của tổ tiên của chúng ta là “cần thiết và thiết yếu” cho sự cứu rỗi của riêng chúng ta?

Là một phần trong cuộc thảo luận của anh chị em, hãy trưng bày lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Russell M. Nelson và mời một học viên đọc to lời phát biểu này:

Mặc dù công việc đền thờ và lịch sử gia đình có khả năng ban phước cho những người trong thế giới linh hồn, nhưng nó cũng có khả năng để ban phước cho những người còn sống. Công việc này có một ảnh hưởng tinh vi đối với những người tham dự vào công việc này. Họ thật sự giúp gia đình họ được tôn cao.

Chúng ta được tôn cao khi chúng ta có thể ở cùng với bà con dòng họ của mình nơi hiện diện của Thượng Đế Toàn Năng. (Russell M. Nelson, “Các Thế Hệ Liên Kết trong Tình Yêu Thương,” Liahona, tháng Năm năm 2010, trang 93–94; phần in nghiêng được thêm vào).

Joseph F. Smith nhìn thấy một khải tượng về sự cứu chuộc người chết.

Giải thích rằng ngay cả sau cái chết của Tiên Tri Joseph Smith, Chúa vẫn tiếp tục mặc khải các lẽ thật “từng hàng chữ một” (Giáo Lý và Giao Ước 98:12) về kế hoạch của Ngài để cứu chuộc người chết. Vào năm 1918, Chủ Tịch Joseph F. Smith nhận được một khải tượng về sự cứu chuộc người chết.

  • Những kinh nghiệm nào của Chủ Tịch Joseph F. Smith và các sự kiện trên thế gian đã khiến khải tượng này trở nên kịp thời như vậy? (Hãy khuyến khích học viên rút ra bài học từ phần 2 của tài liệu chuẩn bị.)

Nhắc học viên nhớ rằng đó là khi Chủ Tịch Smith suy ngẫm về sự hy sinh chuộc tội của Chúa Giê Su Ky Tô và những lời giảng dạy của Sứ Đồ Phi E Rơ về lần viếng thăm của Đấng Cứu Rỗi đến thế giới linh hồn mà ông đã có một khải tượng (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 138:1–11). Mời học viên đọc thầm Giáo Lý và Giao Ước 138:28–34, 57, tìm kiếm xem Đấng Cứu Rỗi đã làm gì trong lần viếng thăm ngắn của Ngài đến thế giới linh hồn và ảnh hưởng của lần viếng thăm đó.

  • Làm thế nào mà các lẽ thật trong đoạn thánh thư này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về kế hoạch của Cha Thiên Thượng dành cho con cái của Ngài?

Hãy nêu ra cụm từ “phép báp têm làm thay” (câu 33). Giải thích rằng làm thay có nghĩa là hành động thay cho người khác.

Mời một học viên đọc to lời phát biểu của Anh Cả D. Todd Christofferson trong phần 3 của tài liệu chuẩn bị. Yêu cầu cả lớp tìm kiếm điều Anh Cả Christofferson đã dạy về công việc cứu rỗi mà chúng ta làm thay cho các thành viên đã qua đời trong gia đình của chúng ta trong đền thờ.

  • Học viên tóm tắt một nguyên tắc mà chúng ta có thể học được từ những lời giảng dạy của Anh Cả Christofferson như thế nào? (Học viên có thể nhận ra một lẽ thật tương tự như lẽ thật sau đây: Chúng ta làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô và Sự Chuộc Tội của Ngài khi chúng ta tham gia vào công việc giúp cứu chuộc các thành viên đã qua đời trong gia đình của chúng ta.)

  • Làm thế nào mà việc tham gia vào công việc cứu chuộc người chết của chúng ta là một sự bày tỏ chứng ngôn của chúng ta về Chúa Giê Su Ky Tô và Sự Chuộc Tội của Ngài?

  • Trong những phương diện nào việc tham gia vào công việc lịch sử gia đình và sự phục vụ trong đền thờ giúp chúng ta trở nên giống như Đấng Cứu Rỗi hơn?

Các vị tiên tri của Chúa hứa các phước lành mạnh mẽ cho những người giúp cứu chuộc người chết.

Viết nguyên tắc còn dở dang sau đây lên trên bảng: Khi tôi tham gia vào công việc lịch sử gia đình và sự phục vụ trong đền thờ thì …

Cho thấy một số phước lành được hứa về công việc đền thờ và lịch sử gia đình mà Anh Cả Dale G Renlund đã đề cập đến trong bài nói chuyện của ông “Lịch Sử Gia Đình và Công Việc Đền Thờ: Sự Gắn Bó và Chữa Lành” (Liahona, tháng Năm năm 2018). Cân nhắc việc viết các phước lành học viên nhận ra dưới lời phát biểu lên trên bảng.

  • Phước lành đã hứa nào nổi bật nhất đối với học viên và tại sao?

  • Một số cách mà học viên và gia đình của mình đã tham gia vào công việc lịch sử gia đình và phục vụ trong đền thờ là gì? Học viên đã kinh nghiệm được các phước lành nào khi làm điều này?

Anh chị em có thể mời học viên suy nghĩ về một người nào đó mà họ có thể mời làm người hướng dẫn cho họ để làm công việc lịch sử gia đình. Nếu một số học viên đã thông thạo làm công việc lịch sử gia đình rồi, hãy mời họ cố vấn cho người khác trong lớp. Nếu thời gian cho phép, anh chị em cũng có thể cho học viên xem trang mạng lịch sử gia đình tại địa chỉ ChurchofJesusChrist.org/family-history và khuyến khích họ khám phá trang mạng này để có thêm ý tưởng về cách tham gia nhiều hơn vào lịch sử gia đình.

CẢI THIỆN VIỆC GIẢNG DẠY VÀ HỌC HỎI CỦA CHÚNG TA

Hành động theo những thúc giục thuộc linh. Nếu giáo lý phúc âm và một nguyên tắc phúc âm đã được học nhưng không được áp dụng thì việc học hỏi chưa hoàn tất. Chúng ta áp dụng việc học hỏi phúc âm khi chúng ta chấp nhận một lẽ thật trong tâm trí của mình và sau đó hành động theo lẽ thật đó. Mời học viên hành động theo những thúc giục thuộc linh mà họ nhận được để áp dụng các lẽ thật phúc âm họ đã học được.

Chia sẻ lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Russell M. Nelson:

Tôi mời các anh chị em hãy thành tâm cân nhắc về loại hy sinh nào và tốt nhất là một sự hy sinh về thời giờ, các anh chị em có thể đưa ra để làm nhiều hơn công việc lịch sử gia đình và công việc đền thờ trong năm nay. (Russell M. Nelson, RootsTech Family Discovery Day—Opening Session 2017, ChurchofJesusChrist.org)

Kết thúc bằng cách mời học viên thành tâm suy ngẫm, rồi viết xuống những hy sinh cụ thể mà họ sẽ thực hiện hoặc các bước cụ thể mà họ sẽ thực hiện để tham gia trọn vẹn hơn vào công việc lịch sử gia đình và sự phục vụ trong đền thờ.

Cho Buổi Học Lần Sau

Trưng bày một tấm hình đền thờ. Giải thích rằng từ thời xưa, Chúa đã truyền lệnh cho dân Ngài phải xây cất đền thờ. Các vị tiên tri ngày sau đã dạy rằng các phước lành lớn nhất của phúc âm được nhận trong các đền thờ của Chúa. Mời học viên học tài liệu chuẩn bị cho buổi học lần sau và sẵn sàng thảo luận về cách Chúa ban phước cho chúng ta qua các giáo lễ đền thờ và sự thờ phượng trong đền thờ.

In