Viện Giáo Lý
Bài học 7 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Sự Phục Hồi Chức Tư Tế


“Bài học 7 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Sự Phục Hồi Chức Tư Tế”, Các Nền Tảng của Sự Phục Hồi, Tài Liệu dành cho Giảng Viên (năm 2019)

“Bài học 7 Tài Liệu dành cho Giảng Viên”, Các Nền Tảng của Sự Phục Hồi, Tài Liệu dành cho Giảng Viên

Bài học 7 Tài Liệu dành cho Giảng Viên

Sự Phục Hồi Chức Tư Tế

Sau một thời gian bội giáo, thẩm quyền chức tư tế của Thượng Đế được phục hồi trên thế gian. Sự phục hồi này chuẩn bị con đường cho việc tổ chức Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô. Trong bài học này, học viên sẽ hiểu được lý do tại sao chức tư tế lại cần thiết cho Giáo Hội của Chúa và làm thế nào các giáo lễ cho phép chúng ta tiếp cận được với quyền năng của Đấng Cứu Rỗi.

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

CẢI THIỆN VIỆC GIẢNG DẠY VÀ HỌC HỎI CỦA CHÚNG TA

Nhìn thấy học viên như con người họ có thể trở thành. Chủ Tịch Thomas S. Monson đã dạy: “Chúng ta có trách nhiệm để thấy những người khác không phải qua con người hiện tại của họ mà thay vì thế qua con người mà họ có thể trở thành” (“Nhìn Thấy Những Người Khác như là Con Người Họ Có Thể Trở Thành,” Liahona, tháng Mười Một năm 2012, trang 70). Hãy cầu nguyện để có thể nhìn thấy các học viên của mình như cách Cha Thiên Thượng nhìn thấy họ. Làm như vậy có thể giúp anh chị em thấu hiểu giá trị của mỗi học viên và cảm nhận được tình yêu thương và sự quan tâm của Cha Thiên Thượng dành cho mỗi người con của Ngài.

Chức tư tế là điều cần thiết đối với Giáo Hội của Chúa.

Hãy cân nhắc cho học viên xem câu hỏi sau đây trước khi đến lớp, sau đó yêu cầu họ chia sẻ suy nghĩ về câu hỏi đó khi lớp học bắt đầu.

  • Khi nào gần đây các em đã cảm thấy được ban phước bởi chức tư tế?

Trưng ra lời phát biểu về giáo lý sau đây của Anh Cả Jeffrey R. Holland thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ:

Chức tư tế của Thượng Đế, với những chìa khóa, các giáo lễ, nguồn gốc thiêng liêng và khả năng của chức tư tế này để ràng buộc trên trời những gì đã được ràng buộc dưới thế gian, là cần thiết cũng như duy nhất đối với Giáo Hội chân chính của Thượng Đế, và nếu không có thẩm quyền này thì sẽ không có Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô. (Jeffrey R. Holland, “Điểm Nổi Bật Nhất của Chúng Ta”, Liahona, tháng Năm năm 2005, trang 43; phần nhấn mạnh in đậm là được thêm vào)

  • Các từ hoặc cụm từ nào nổi bật đối với các em trong lời phát biểu của Anh Cả Holland? Tại sao?

Khi anh chị em tạo điều kiện cho học viên chia sẻ và thảo luận, anh chị em có thể sử dụng một số chủ đề và câu hỏi sau đây để giúp học viên hiểu sâu hơn một số yếu tố trong lời phát biểu của Anh Cả Holland. Có thể là điều quan trọng hơn để thảo luận kỹ lưỡng một hoặc hai câu hỏi thay vì cố gắng bao gồm tất cả các câu hỏi. Phần thảo luận của anh chị em cũng có thể được nâng cao khi học viên chia sẻ những điều họ học được từ tài liệu chuẩn bị.

Xin lưu ý: Anh chị em sẽ thảo luận về các giáo lễ trong nửa sau của bài học này. Hãy nhớ dành đủ thời gian cho cuộc thảo luận đó để học viên có thể biết rõ hơn và hiểu rõ hơn tầm quan trọng của các giáo lễ.

Chức tư tế là cần thiết đối với Giáo Hội của Chúa (xem phần 1 của tài liệu chuẩn bị).

  • Các em nghĩ tại sao chức tư tế là cần thiết đối với Giáo Hội của Chúa? Chúng ta sẽ thiếu những sự hiểu biết và chìa khóa nào nếu chức tư tế không được phục hồi?

  • Trong những phương diện nào chức tư tế là cần thiết đối với cuộc sống của các em?

Chức tư tế có nguồn gốc thiêng liêng (xin xem phần 1 của tài liệu chuẩn bị).

  • Chức tư tế được phục hồi như thế nào?

  • Việc phục hồi chức tư tế dạy cho các em điều gì về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô?

Các chìa khóa của chức tư tế là cần thiết đối với Giáo Hội của Chúa (xin xem phần 2 của tài liệu chuẩn bị).

  • Các chìa khóa của chức tư tế là gì?

  • Các chìa khóa của chức tư tế đã là một phước lành trong cuộc sống của các em như thế nào?

Khi học viên chia sẻ kinh nghiệm và chứng ngôn về chức tư tế và sự phục hồi của chức tư tế, anh chị em cũng có thể chia sẻ lòng biết ơn và chứng ngôn của mình về sự phục hồi chức tư tế đã ban phước cho cuộc sống của riêng mình như thế nào.

Các giáo lễ và các giao ước của chức tư tế là cần thiết cho sự cứu rỗi của chúng ta.

Hãy giải thích rằng vào tháng Chín năm 1832, khoảng hai năm sau khi tiếp nhận Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc từ Phi E Rơ, Gia Cơ và Giăng, Joseph Smith đã nhận được một điều mặc khải giúp chúng ta hiểu rõ hơn về chức tư tế. Điều mặc khải này gồm có lẽ thật rằng các giáo lễ cứu rỗi được truyền giao qua thẩm quyền của chức tư tế giúp chuẩn bị cho chúng ta để trở về nơi hiện diện của Thượng Đế. Mời học viên đọc Giáo Lý và Giao Ước 84:18-22, cùng tìm kiếm xem làm thế nào các giáo lễ giúp chuẩn bị cho chúng ta trở về nơi hiện diện của Thượng Đế.

  • Theo như những câu này, phước lành quan trọng nào được nhận qua các giáo lễ của chức tư tế?

  • Một số nghĩa của cụm từ “quyền năng của sự tin kính” có thể là gì? (Sau khi học viên trả lời xong, anh chị em cũng có thể đề nghị rằng “tin kính” có nghĩa là “giống như Thượng Đế”. Quyền năng của sự tin kính gồm có quyền năng của Thượng Đế để giúp chúng ta trở thành giống như Ngài.)

Cho học viên xem và đọc lời phát biểu sau đây của Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ và mời học viên tìm những ý nghĩa có thể có của cụm từ “quyền năng của sự tin kính”:

Các giáo lễ của chức tư tế mở ra cánh cửa và cho phép tiếp cận với quyền năng của sự tin kính. … Tâm trí con người và ngôn ngữ trần thế không thể nào định nghĩa chính xác hay đầy đủ ý nghĩa của cụm từ thuộc thánh thư, “quyền năng của sự tin kính”. Nhưng toàn bộ các phước lành của Sự Chuộc Tội—sự cứu chuộc khỏi tội lỗi; sức mạnh để làm điều tốt và trở thành người tốt; ân tứ thuộc linh của sự bình an cá nhân; các khả năng cân bằng giúp chúng ta đối mặt với nỗi thất vọng, bất công, không công bằng, bất bình đẳng và còn nhiều hơn nữa-chắc hẳn thiết lập ít nhất một phần của quyền năng của sự tin kính. … Để đến cùng Đấng Cứu Rỗi, trước hết, một cá nhân phải chịu phép báp têm và tiếp nhận ân tứ Đức Thánh Linh—và sau đó tiếp tục tiến bước dọc theo con đường giao ước và giáo lễ mà dẫn đến Đấng Cứu Rỗi và các phước lành của Sự Chuộc Tội của Ngài (xem 2 Nê Phi 31). Các giáo lễ của chức tư tế là thiết yếu để “đến cùng Đấng Ky Tô để được toàn thiện trong Ngài” một cách trọn vẹn (xin xem Mô Rô Ni 10:32; xem thêm các câu 30–33). Nếu không có các giáo lễ này, một cá nhân không thể nhận được tất cả các phước lành mà có thể thực hiện được qua sự hy sinh chuộc tội vô hạn và vĩnh cửu của Chúa (xin xem An Ma 34:10–14)—chính là quyền năng của sự tin kính. (David A. Bednar, Quyền Năng để Trở Thành [năm 2014], trang 75–77)

  • Chúng ta học được điều gì từ lời phát biểu về “quyền năng của sự tin kính” của Anh Cả Bednar? Chúng ta học được điều gì về mục đích các giáo lễ của chức tư tế? (Sử dụng lời của học viên, viết hoặc cho học viên xem một lẽ thật tương tự như sau: Qua các giáo lễ và giao ước của chức tư tế, chúng ta có thể tiếp cận được các phước lành của Sự Chuộc Tội của Chúa, cho chúng ta quyền năng để trở nên giống như Thượng Đế .)

  • Trong những phương diện nào, các em nghĩ các giáo lễ cụ thể của Chức Tư Tế A Rôn và Mên Chi Xê Đéc liên kết chúng ta với những phước lành của Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi? (Nếu cần, hãy cho học viên thời gian xem lại những lời phát biểu trong phần 3 của tài liệu chuẩn bị.)

Cho các học viên một vài phút để suy ngẫm về những giáo lễ chức tư tế mà họ tham gia gần đây nhất. Yêu cầu họ suy nghĩ về cảm giác của họ và những giáo lễ đó có ý nghĩa gì đối với sự tiến triển vĩnh cửu của họ. Sau đó, cho học viên xem các câu hỏi sau đây để cân nhắc:

  • Giáo lễ nào có thể trở nên có ý nghĩa hơn đối với các em bằng cách áp dụng những điều các em học được ngày hôm nay? (Khuyến khích học viên ghi lại và hành động theo những ấn tượng của họ.)

  • Các em đã học và cảm thấy điều gì ngày hôm nay mà đã gia tăng ước muốn của các em để tham gia vào các giáo lễ của chức tư tế?

Nếu được, mời học viên chia sẻ chứng ngôn của họ về thẩm quyền, các chìa khoá, và các giáo lễ của chức tư tế đã giúp họ cảm thấy tình yêu thương của Cha Thiên Thượng như thế nào.

Cho Buổi Học Lần Sau

Mời học viên suy ngẫm về vai trò của Giáo Hội trong cuộc sống của họ. Khi học viên học tài liệu chuẩn bị cho bài học tiếp theo, hãy khuyến khích họ tìm kiếm các phước lành mà Chúa dành cho các tín hữu trung tín của Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô.

In