Viện Giáo Lý
Bài học 21 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Giáo Lý về Gia Đình và Hôn Nhân Vĩnh Cửu


“Bài học 21 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Giáo Lý về Gia Đình và Hôn Nhân Vĩnh Cửu”, Các Nền Tảng của Sự Phục Hồi, Tài Liệu dành cho Giảng Viên (Năm 2019)

“Bài học 21 Tài Liệu dành cho Giảng Viên”, Các Nền Tảng của Sự Phục Hồi, Tài Liệu dành cho Giảng Viên

Bài học 21 Tài Liệu dành cho Giảng Viên

Giáo Lý về Gia Đình và Hôn Nhân Vĩnh Cửu

Là một phần của Sự Phục Hồi, Chúa đã mặc khải ý muốn của Ngài liên quan đến gia đình và hôn nhân vĩnh cửu. Bài học này được thiết kế nhằm giúp học viên có thể giải thích rõ hơn giáo lý về gia đình và hôn nhân vĩnh cửu và xác định những điều họ có thể làm để nhận được các phước lành này.

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

Hôn nhân giữa một người nam và một người nữ có một mục đích trong kế hoạch của Thượng Đế.

Hình Ảnh
cặp vợ chồng mới cưới nắm tay nhau

Bắt đầu lớp học bằng cách hỏi câu hỏi sau đây (nhắc nhở học viên cố gắng không đưa ra những lời tuyên bố có tính xét đoán về mọi người):

  • Một số quan điểm và thái độ hiện tại mà học viên thấy trên thế giới về hôn nhân là gì?

Giải thích rằng cũng giống như trong thời chúng ta, một số người ở thời của Joseph Smith có nhiều quan điểm khác nhau về hôn nhân. Mời học viên nhớ lại trong phần 1 của tài liệu chuẩn bị những gì họ đã học được về niềm tin về hôn nhân của giáo phái Shakers.

Mời một học viên đọc to Giáo Lý và Giao Ước 49:15–17. Yêu cầu lớp học tìm kiếm giáo lý mà Chúa đã mặc khải về hôn nhân.

  • Chúa đã dạy gì về hôn nhân trong đoạn này? (Học viên có thể nhận ra một số lẽ thật, gồm có những lẽ thật sau đây: Hôn nhân là do Thượng Đế quy định. Vợ chồng được truyền lệnh phải sinh con cái. Khi người nam và người nữ kết hôn và sinh con, họ giúp làm tròn mục đích của Thượng Đế trong việc sáng tạo thế gian. Hãy cân nhắc việc cho xem hoặc viết một vài hoặc toàn bộ các ý kiến này lên trên bảng.)

Hãy cân nhắc giải thích rằng cụm từ “số người” trong câu 17 ám chỉ những đứa con linh hồn của Thượng Đế mà Ngài đã chuẩn bị để sinh sống trên trái đất. Hãy giải thích rằng cụm từ “hôn nhân là do Thượng Đế quy định” trong câu 15 có nghĩa là hôn nhân là do Thượng Đế ban sắc lệnh và thiết lập. Năm 1995, Chúa nhấn mạnh lại qua các vị tiên tri của Ngài trong “Gia Đình: Bản Tuyên Ngôn cùng Thế Giới” (ChurchofJesusChrist.org) rằng “hôn nhân giữa một người nam và một người nữ là do Thượng Đế quy định.”

Mời học viên xem lại vắn tắt lời phát biểu của Anh Cả David A. Bednar từ phần 1 của tài liệu chuẩn bị. Yêu cầu lớp học tìm kiếm những lý do tại sao hôn nhân giữa một người nam và một người nữ là thiết yếu đối với kế hoạch của Cha Thiên Thượng.

  • Làm thế nào mà những lời giảng dạy của Anh Cả Bednar giúp học viên hiểu sâu sắc hơn lý do tại sao hôn nhân giữa một người nam và một người nữ là thiết yếu đối với kế hoạch của Thượng Đế?

Các Thánh Hữu thời kỳ đầu học về các phước lành của hôn nhân vĩnh cửu.

Nếu anh chị em có một học viên đã kết hôn trong đền thờ, hãy cân nhắc hỏi xem việc kết hôn vĩnh cửu có ý nghĩa gì với người ấy. Hãy giải thích rằng trước khi hoàn tất Đền Thờ Nauvoo, Joseph đã giảng dạy giáo lý về hôn nhân vĩnh cửu cho một vài tín hữu trung thành của Giáo Hội và làm lễ gắn bó cho họ với nhau. Mời một học viên đọc to Giáo Lý và Giao Ước 131:1–4. Yêu cầu lớp học dò theo cùng tìm những điều mà Vị Tiên Tri đã giảng dạy.

  • Chúng ta có thể học được lẽ thật nào về hôn nhân vĩnh cửu từ các câu này? (Sau khi học viên trả lời, hãy trưng bày nguyên tắc sau đây: Để đạt được đẳng cấp cao nhất của thượng thiên giới, chúng ta cần phải bước vào giao ước mới và vĩnh viễn về hôn nhân. Anh chị em có thể nêu lên rằng chỉ trong đẳng cấp cao nhất của thượng thiên giới chúng ta mới nhận được sự tôn cao.)

Hãy nêu lên cho học viên rằng trong Giáo Lý và Giao Ước 132:19, Chúa đã dạy thêm rằng chúng ta phải “tôn trọng giao ước [của Ngài]” để nhận được phước lành của sự tôn cao.

  • Việc “tôn trọng giao ước [của Ngài]” liên quan đến hôn nhân vĩnh cửu có nghĩa là gì đối với học viên?

Anh chị em có thể nhấn mạnh rằng chỉ được làm lễ gắn bó trong đền thờ thôi thì chưa đủ. Cả hai vợ chồng phải siêng năng nỗ lực tuân giữ các giao ước đền thờ và xây dựng mối quan hệ bền vững và lâu dài.

Hãy thêm “và tôn trọng” vào nguyên tắc được trưng bày để câu đó như sau: “… chúng ta cần phải lập và tôn trọng giao ước mới và vĩnh viễn về hôn nhân.

Yêu cầu học viên liệt kê lên trên bảng một số phước lành khác của hôn nhân vĩnh cửu. (Hãy mời học viên rút ra bài học từ phần 2 của tài liệu chuẩn bị.)

  • Những phước lành nào trong số này quan trọng nhất đối với học viên? Tại sao?

CẢI THIỆN VIỆC GIẢNG DẠY VÀ HỌC HỎI CỦA CHÚNG TA

Giúp học viên chuẩn bị cho lớp học. Các học viên tự chuẩn bị cho lớp học đang thực hành đức tin nơi Chúa và khả năng của Ngài để giúp họ có kinh nghiệm học tập sâu sắc hơn. Hãy nhắc học viên nhớ rằng họ có thể làm tròn vai trò của họ trong tiến trình học hỏi bằng cách nghiên cứu tài liệu chuẩn bị và hoàn tất các sinh hoạt học tập. Anh chị em có thể xem bài học hoặc những bài học sắp tới để cho học viên biết những gì họ có thể làm để chuẩn bị cho lớp học tiếp theo.

Hãy nhắc học viên nhớ rằng trong tài liệu chuẩn bị, họ được yêu cầu nói chuyện với một cặp vợ chồng mà họ biết là có một cuộc hôn nhân bền vững và đầm ấm. Họ được mời thảo luận về những điều cặp vợ chồng này đã làm để xây dựng một cuộc hôn nhân vĩnh cửu và cuộc hôn nhân đó đã làm phong phú cuộc sống của họ như thế nào. Mời một vài học viên chia sẻ điều họ học được từ cuộc trò chuyện của họ.

Mời học viên thành tâm suy ngẫm về những thuộc tính, đặc tính hoặc hành động nào sẽ giúp họ tôn trọng giao ước hôn nhân và tạo ra những cuộc hôn nhân đầm ấm, ngay chính. Cho học viên thời gian ghi lại và lập kế hoạch hành động theo những thúc giục mà họ nhận được.

Thượng Đế mong muốn chúng ta bênh vực cho giáo lý về hôn nhân và gia đình.

Hãy hỏi những câu hỏi sau đây:

  • Tại sao việc bênh vực cho giáo lý về hôn nhân và gia đình lại quan trọng đối với chúng ta? (Học viên có thể xem lại phần 3 trong tài liệu chuẩn bị để giúp họ trả lời câu hỏi này.)

  • Học viên có bao giờ bênh vực cho giáo lý về hôn nhân hoặc gia đình chưa? Nếu có, kinh nghiệm đó như thế nào?

Trưng bày dòng chữ sau đây cho học viên và yêu cầu họ suy xét liệu họ đã bao giờ nghe điều gì đó phản ánh tư duy sau đây chưa:

“Tại sao bạn muốn kết hôn ngay bây giờ? Các bạn có cả cuộc sống trước mặt các bạn. Tại sao bạn không sử dụng thời gian này để vui chơi và tiếp tục cuộc sống?”

Nhắc học viên nhớ rằng một trong các nguyên tắc đạt được sự hiểu biết thuộc linh là xem xét các khái niệm và các câu hỏi với một quan điểm vĩnh cửu. Sinh hoạt sau đây có thể giúp học viên thực hành nguyên tắc này vì nó liên quan đến các câu hỏi về hôn nhân.

Chia học viên thành các nhóm nhỏ và mời họ thảo luận cách họ sẽ phản ứng với người có quan điểm này. Đưa cho học viên một bản sao của các câu hỏi sau đây (hoặc trưng bày các câu hỏi đó) để giúp hướng dẫn cuộc thảo luận của học viên:

  • Những giả định nào của người này có thể làm hạn chế quan điểm của người đó về tầm quan trọng của hôn nhân và gia đình?

  • Làm thế nào mà việc hiểu về hôn nhân và gia đình từ quan điểm về kế hoạch cứu rỗi của Thượng Đế giúp hướng quan điểm của người này?

  • Học viên có thể chia sẻ giáo lý, thánh thư hay những lời giảng dạy tiên tri nào để giúp người này xem xét hôn nhân và gia đình từ một quan điểm vĩnh cửu?

Sau khi đã thấy có đủ thời gian rồi, mời một vài học viên chia sẻ những điều nhóm của họ đã thảo luận.

Kết thúc lớp học bằng cách chia sẻ chứng ngôn của anh chị em về các lẽ thật được nhận ra trong bài học này.

Cho Buổi Học Lần Sau

Khi anh chị em kết thúc lớp học, hãy nhắc nhở học viên rằng Chúa cũng đã mặc khải giáo lý về tục đa hôn cho Tiên Tri Joseph Smith. Khuyến khích học viên đọc kỹ tài liệu chuẩn bị cho bài học 22 để họ có thể sẵn sàng thảo luận về lý do tại sao Các Thánh Hữu thời kỳ đầu thực hành tục đa hôn.

In