Viện Giáo Lý
Bài học 6 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Sách Mặc Môn—Nền Tảng của Tôn Giáo Chúng Ta


“Bài học 6 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Sách Mặc Môn—Nền Tảng của Tôn Giáo Chúng Ta”, Các Nền Tảng của Sự Phục Hồi, Tài Liệu dành cho Giảng Viên (năm 2019)

“Bài học 6 Tài Liệu dành cho Giảng Viên”, Các Nền Tảng của Sự Phục Hồi, Tài Liệu dành cho Giảng Viên

Bài học 6 Tài Liệu dành cho Giảng Viên

Sách Mặc Môn—Nền Tảng của Tôn Giáo Chúng Ta

Tiên Tri Joseph Smith tuyên bố rằng “Sách Mặc Môn” là nền tảng của tôn giáo chúng ta″ (lời giới thiệu Sách Mặc Môn). Bài học này được thiết kế nhằm giúp học viên giải thích tại sao Sách Mặc Môn là nền tảng của tôn giáo của chúng ta và để củng cố khả năng của họ để đáp lại những lời chỉ trích chống lại sách đó.

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

CẢI THIỆN VIỆC GIẢNG DẠY VÀ HỌC HỎI CỦA CHÚNG TA

Chú trọng vào các học viên. Khi anh chị em dạy, hãy nhớ tập trung vào nhu cầu cá nhân của học viên. Hãy cẩn thận rằng các tài liệu cho bài học không được quan trọng hơn các học viên trong lớp học. Liên tục đánh giá sự tham gia của các học viên và cho phép đủ linh hoạt trong cuộc thảo luận để đáp ứng nhu cầu của họ.

Sách Mặc Môn là thiết yếu cho Giáo Hội của Thượng Đế và cho chứng ngôn của chúng ta.

Anh chị em có thể bắt đầu lớp học bằng cách giơ một quyển Sách Mặc Môn lên và có một cuộc thảo luận ngắn về lời phát biểu và câu hỏi sau đây:

Nhiều cuộc tấn công từ những người chỉ trích Giáo Hội nhắm vào Sách Mặc Môn. Các em nghĩ tại sao lại như thế?

Mời học viên mở hoặc giở đến trang giới thiệu của Sách Mặc Môn. Hãy giải thích rằng vào Chủ nhật, ngày 28 tháng Mười Một năm 1841, Tiên Tri Joseph Smith đã dành cả ngày trong hội đồng với Mười Hai Vị Sứ Đồ tại nhà của Brigham Young, chủ tịch của nhóm túc số đó (xem Lịch sử, 1838–1856 [Bản thảo Lịch sử của Giáo Hội], tập C-1, trang 1255, josephsmithpapers.org). Yêu cầu học viên đọc to đoạn thứ sáu trong lời giới thiệu về Sách Mặc Môn để tìm hiểu xem Joseph đã nói những gì với Các Vị Sứ Đồ. Mời học viên cân nhắc việc đánh dấu những lẽ thật mà Joseph dạy.

  • Có ai sẵn lòng chia sẻ suy nghĩ hoặc chứng ngôn về bất kỳ lời giảng dạy nào không? (Xin lưu ý: Khi học viên trả lời, hãy cân nhắc sử dụng các ý kiến giảng dạy sau đây để giúp họ hiểu được những lẽ thật mà Joseph đã dạy cho Mười Hai Vị.)

Sách Mặc Môn là một cuốn sách đúng thật nhất trong số tất cả các sách trên thế gian này.

Nếu cần thiết, hãy giúp học viên hiểu cụm từ “Sách Mặc Môn là một cuốn sách đúng thật nhất trong số tất cả các sách trên thế gian này” bằng cách sử dụng thông tin trong phần 2 của tài liệu chuẩn bị.

Anh chị em cũng có thể giải thích cho học viên rằng lời phát biểu của Joseph Smith không có nghĩa là các bản in của Sách Mặc Môn không có lỗi. Việc sửa lỗi đã được thực hiện cho mỗi ấn bản của Sách Mặc Môn kể từ năm 1829. Các lỗi đều là những thay đổi nhỏ trong cách diễn đạt hoặc thay đổi về chính tả, dấu câu hoặc viết hoa. Việc sử dụng từ đúng thật trong lời phát biểu này đề cập đến những lẽ thật mạnh mẽ có trong Sách Mặc Môn nhưng không có nghĩa là bản in không có lỗi.

Sách Mặc Môn là nền tảng của tôn giáo chúng ta.

Khi học viên đề cập đến Sách Mặc Môn là “nền tảng của tôn giáo của chúng ta”, anh chị em có thể cho học viên xem hình ảnh của một viên đá đỉnh vòm, giống như viên đá trong tài liệu chuẩn bị. Mời học viên giải thích lý do tại sao họ nghĩ rằng viên đá đỉnh vòm là một phép ẩn dụ hay cho Sách Mặc Môn.

Mời một học viên đọc hoặc tóm tắt lời phát biểu của Chủ Tịch Ezra Taft Benson trong phần 3 của tài liệu chuẩn bị. (Lời phát biểu này giải thích ba cách tại sao Sách Mặc Môn là nền tảng của tôn giáo chúng ta.) Hãy cân nhắc việc hỏi một số hoặc tất cả các câu hỏi sau đây để giúp học viên gia tăng sự hiểu biết của họ về những lời giảng dạy của Chủ Tịch Benson về việc Sách Mặc Môn là nền tảng.

  • Sách Mặc Môn đã củng cố chứng ngôn của các em về Đấng Cứu Rỗi Chúa Giê Su Ky Tô như thế nào?

  • Trong những phương diện nào Giáo Hội sẽ đứng vững hoặc sụp đổ với lẽ trung thực của Sách Mặc Môn?

  • Làm thế nào chứng ngôn của các em về Sách Mặc Môn đã củng cố chứng ngôn của các em về giáo lý và các lời giảng dạy khác của Giáo Hội?

  • Sách Mặc Môn có là nền tảng của chứng ngôn cá nhân của các em không? Nếu có, thì bằng cách nào?

Chúng ta có thể đến gần Thượng Đế hơn bằng cách làm theo những lời giảng dạy trong Sách Mặc Môn.

Chia học viên thành các nhóm nhỏ và mời họ chia sẻ và giải thích các đoạn trong Sách Mặc Môn mà đã giúp họ đến gần Thượng Đế hơn. (Học viên nào đã học tài liệu chuẩn bị có thể tham khảo những gì họ đã viết ở cuối phần 4.) Anh chị em cũng có thể mời học viên thảo luận trong nhóm về việc sống theo những lời giảng dạy được ghi lại trong các đoạn mà họ chọn sẽ giúp họ trở nên giống Chúa Giê Su Ky Tô hơn như thế nào.

Kẻ thù của Giáo Hội cố gắng làm người ta nghi ngờ Sách Mặc Môn.

Trưng bày lời phát biểu sau đây của Anh Tad R. Callister, cựu Chủ Tịch Trung Ương Trường Chủ Nhật và mời học viên đọc to lời phát biểu này:

Cán cân lẽ thật nghiêng về phía [Sách Mặc Môn] hơn là về phía tất cả các luận cứ của những người chỉ trích. Tại sao? Vì nếu sách đó là chân chính thì Joseph Smith là một vị tiên tri và đây là Giáo Hội phục hồi của Chúa Giê Su Ky Tô, bất chấp những lập luận lịch sử hay những lập luận nào khác ngược lại với sự kiện này. Vì lý do này, những người chỉ trích có ý định bác bỏ Sách Mặc Môn, nhưng họ gặp phải những trở ngại không thể vượt qua được vì sách này là chân chính. (“Bằng Chứng Hùng Hồn của Thượng Đế: Sách Mặc Môn,” Liahona, tháng Mười Một năm 2017, trang 107)

Giúp học viên hướng đến các nguồn tài liệu điện tử đáng tin cậy sau đây, hoặc đưa cho họ một số bản sao nếu cần. Chia các nguồn tài liệu này cho các học viên và yêu cầu họ suy nghĩ và tìm kiếm một số những lời chỉ trích đã được đưa ra chống lại Sách Mặc Môn và cân nhắc cách thức chúng ta có thể sử dụng các nguồn tài liệu sau đây để đáp lại những lời chỉ trích đó khi chúng ta tìm cách đạt được sự hiểu biết thuộc linh và gia tăng chứng ngôn. Yêu cầu học viên báo cáo về những gì họ tìm ra. Họ có thể làm theo nhóm hoặc chung với cả lớp.

  • Mặc Môn 8:14–22. Mô Rô Ni kết thúc biên sử của cha ông là Mặc Môn với lời cảnh báo cho những người chỉ trích Sách Mặc Môn trong những ngày sau cùng.

  • Ê The 12:23–29. Mô Rô Ni bày tỏ lo ngại rằng một số người có thể chỉ trích sự yếu kém trong chữ viết của ông và bỏ lỡ quyền năng của thông điệp Sách Mặc Môn.

  • Tad R. Callister, “Bằng Chứng Hùng Hồn của Thượng Đế: Sách Mặc Môn,” Liahona, tháng Mười Một năm 2017, trang 107-109. (Anh chị em chỉ có thể sử dụng nửa đầu bài nói chuyện của Anh Callister.) Hoặc học viên có thể xem video “Compelling Witness” (7:46).

  • Critics of the Book of Mormon,” Các Đề Tài về Lịch Sử Giáo Hội, history.ChurchofJesusChrist.org.

  • The Book of Mormon and DNA Studies,” Các Đề Tài về Phúc Âm, topics.ChurchofJesusChrist.org. (Các anh chị em có thể chỉ sử dụng “The Ancestors of the American Indians” và các phần “Conclusion”.)

  • Jeffrey R. Holland, “Sự An Toàn cho Linh Hồn,” Liahona, tháng Mười Một năm 2009, trang 88–90. (Anh chị em có thể chỉ học nửa sau bài nói chuyện của Anh Cả Holland.)

Sau khi học viên thảo luận về những điều họ đã tìm ra, hãy hỏi một hoặc nhiều câu hỏi sau đây:

  • Tại sao các em nghĩ rằng Thượng Đế không chỉ cung cấp bằng chứng hiện thực rằng Sách Mặc Môn là thật?

  • Các em có lời khuyên nào cho bạn bè hoặc người trong gia đình mà tâm sự với các em rằng anh ấy hoặc cô ấy đang gặp khó khăn với những lời chỉ trích Sách Mặc Môn? Các em có thể làm gì khác để giúp họ?

  • Các em sẽ làm gì (hoặc các em có thể làm gì) nếu vẫn chưa có câu trả lời hay cho một lời chỉ trích mà các em nghe thấy?

Dành một vài phút để học viên cân nhắc tính hiệu quả của việc học tập Sách Mặc Môn riêng cá nhân và lập kế hoạch cho những thay đổi theo sự thúc giục của Thánh Linh. Khuyến khích học viên đưa vào kế hoạch của mình một mục tiêu để học tập và cầu nguyện khi cần để đảm bảo rằng Sách Mặc Môn là nền tảng của chứng ngôn của họ. Khi học viên suy ngẫm, anh chị em có thể trưng ra lời phát biểu sau đây của Anh Cả Kevin W Pearson thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi:

Nếu các anh chị em đang gặp khó khăn, hoang mang, hoặc thất lạc về phần thuộc linh, thì tôi khuyên nhủ các anh chị em hãy làm một điều mà tôi biết sẽ giúp các anh chị em trở lại làm những điều mà Chúa kỳ vọng. Hãy bắt đầu lại việc thành tâm học Sách Mặc Môn và sống theo lời dạy của sách mỗi ngày! Tôi làm chứng về quyền năng vô song trong Sách Mặc Môn mà sẽ thay đổi cuộc sống của các anh chị em và củng cố quyết tâm của các anh chị em để noi theo Đấng Ky Tô. Đức Thánh Linh sẽ thay đổi tâm hồn của các anh chị em và giúp các anh chị em nhìn thấy “những điều đúng với sự thật mà những điều ấy sẽ có” [Gia-cốp 4:13]. Ngài sẽ chỉ cho các anh chị em thấy điều gì mình cần phải làm tiếp theo. (Kevin W. Pearson, “Ở Cạnh Bên Cây Ấy,” Liahona, tháng Năm năm 2015, trang 116)

Mời hai học viên nào muốn chia sẻ một chứng ngôn ngắn gọn về Sách Mặc Môn. Anh chị em cũng có thể chia sẻ chứng ngôn của mình.

Cho Buổi Học Lần Sau

Yêu cầu học viên cân nhắc mức độ thường xuyên họ có được các phước lành của thẩm quyền chức tư tế và các chìa khóa của chức tư tế vào mỗi tuần. Khuyến khích học viên học tài liệu chuẩn bị cho bài học tiếp theo về việc phục hồi chức tư tế và tìm kiếm cách chức tư tế có thể cho họ nhận được quyền năng cứu rỗi của Chúa Giê Su Ky Tô.

In