“Bài Học 1 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Chấp Nhận Lời Mời Gọi của Đấng Cứu Rỗi để Học Hỏi nơi Ngài,” Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu của Ngài dành cho Giảng Viên (năm 2023)
“Bài Học 1 Tài Liệu dành cho Giảng Viên,” Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu của Ngài dành cho Giảng Viên
Bài Học 1 Tài Liệu dành cho Giảng Viên
Chấp Nhận Lời Mời Gọi của Đấng Cứu Rỗi để Học Hỏi nơi Ngài
Khóa học này mang đến một cơ hội tuyệt vời cho anh chị em và học viên của anh chị em để gia tăng đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm trường cửu của Ngài. Trong bài học này, học viên sẽ suy ngẫm về điều họ có thể làm để hoàn toàn chấp nhận lời mời gọi của Đấng Cứu Rỗi để học hỏi nơi Ngài. Họ cũng sẽ suy ngẫm về tầm quan trọng của việc học hỏi lẽ thật thuộc linh qua việc nghiên cứu và đức tin.
Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy
Chúa Giê Su Ky Tô mời gọi tất cả mọi người học hỏi về Ngài.
Lưu ý: Trọng tâm của sứ mệnh của viện giáo lý là khuyến khích một môi trường mà mọi người đều cảm thấy an toàn, được hỗ trợ và quý trọng. Để giúp tạo ra một cảm giác thuộc vào, hãy cân nhắc dành ra một khoảng thời gian vào lúc bắt đầu lớp học để làm quen với nhau. Anh chị em có thể muốn nhận ra được những cách thức trong suốt khóa học để giúp tất cả các học viên cảm thấy được chào đón và yêu thương trong lớp học của mình.
Để bắt đầu lớp học, hãy cân nhắc cho xem một bức hình của Chúa Giê Su Ky Tô và chia sẻ ngắn gọn những cảm nghĩ của anh chị em về Ngài. Anh chị em cũng có thể mời một vài học viên chia sẻ cảm nghĩ của họ về Đấng Cứu Rỗi.
Hãy đọc Ma Thi Ơ 11:28–30 và Giáo Lý và Giao Ước 19:23 với cả lớp, và hỏi học viên điều gì nổi bật đối với họ về những lời mời này và các phước lành đã được hứa. Anh chị em có thể nhấn mạnh tính cá nhân và yêu thương của những lời mời này khi học viên nhận ra một lẽ thật như sau: Chúa Giê Su Ky Tô mời gọi mỗi người chúng ta học hỏi về Ngài và cảm nhận sự bình an của Ngài.
-
Anh chị em nghĩ việc học hỏi về Đấng Ky Tô có nghĩa là gì? (Nếu cần, hãy mời học viên xem lại lời phát biểu của Anh Cả Kim B. Clark trong phần 1 của tài liệu chuẩn bị.)
-
Anh chị em nghĩ tại sao những lời hứa về sự bình an, nghỉ ngơi và làm nhẹ gánh lại liên quan đến việc học hỏi về Chúa Giê Su Ky Tô? Anh chị em đã kinh nghiệm được những kiểu phước lành này qua những cách nào?
Anh chị em có thể viết cụm từ Phúc Âm = Tin Lành lên trên bảng. Sau đó mời học viên đọc 3 Nê Phi 27:13–16, 20–21 và thảo luận các câu hỏi sau đây với một người bạn theo cặp hoặc trong các nhóm nhỏ.
-
Theo Đấng Cứu Rỗi, các lẽ thật cơ bản trong phúc âm của Ngài là gì? Tại sao những lẽ thật này là tin tốt lành đến vậy? (Anh chị em có thể xem lại lời phát biểu của Anh Cả Jeffrey R. Holland trong phần 1 của tài liệu chuẩn bị.)
-
Việc học hỏi và sống theo phúc âm đã giúp anh chị em học hỏi về Đấng Cứu Rỗi và trở nên giống Ngài hơn trong những phương diện nào?
Chúa đã dạy chúng ta cách để học hỏi lẽ thật thuộc linh.
Để giúp học viên suy ngẫm về tầm quan trọng của cách chúng ta có thể học được lẽ thật thuộc linh về Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài, anh chị em có thể trình bày tình huống sau đây:
Anh chị em có thể mời các học viên chia sẻ câu trả lời của họ với một người bạn theo cặp và sau đó thảo luận với cả lớp về những hạn chế của việc trông cậy vào một phương pháp khoa học để học hỏi về Đấng Cứu Rỗi. (Anh chị em có thể chia sẻ lời phát biểu của Anh Cả Paul V. Johnson trong phần 2 của tài liệu chuẩn bị.) Để thảo luận sâu hơn, hãy cân nhắc việc đặt ra một hoặc nhiều câu hỏi sau đây:
-
Cách của Chúa để học hỏi lẽ thật thuộc linh là gì? (Cân nhắc việc đọc Giáo Lý và Giao Ước 88:118.)
-
Học hỏi bằng đức tin có nghĩa là gì? (Có thể hữu ích để xem lại lời phát biểu của Chủ Tịch Russell M. Nelson trong phần 2 của tài liệu chuẩn bị. Anh chị em cũng có thể giúp học viên nhận ra lẽ thật tương tự như sau: Khi chúng ta tìm cách học hỏi phúc âm qua việc hành động trong đức tin, thì đức tin của chúng ta nơi Chúa Giê Su Ky Tô sẽ gia tăng.)
-
Một số ví dụ nào về những người trong thánh thư hoặc những người anh chị em biết mà đã học được qua việc hành động trong đức tin? Hãy dành ra một phút và suy nghĩ về một lần mà anh chị em đã học được điều gì đó về Chúa Giê Su Ky Tô bởi vì anh chị em đã hành động trong đức tin. Anh chị em đã học được gì về Ngài?
Anh chị em có thể cho học viên một vài phút để suy ngẫm và ghi lại điều họ muốn học nhất về Đấng Cứu Rỗi trong khóa học này và cách họ có thể cải thiện khả năng để học hỏi về Ngài. Khuyến khích họ viết xuống các mục tiêu của họ. Tìm kiếm các cơ hội để cho học viên ôn lại các mục tiêu của họ trong những tuần sắp tới.
Cho Buổi Học Lần Sau
Hãy khuyến khích học viên nghiên cứu cho buổi học lần sau để tìm ra điều mà những danh xưng và danh hiệu khác nhau của Chúa Giê Su Ky Tô mà dạy chúng ta về Ngài. Hoặc anh chị em có thể mời học viên suy ngẫm lý do tại sao chúng ta gọi Đấng Cứu Rỗi là “Đấng Ky Tô hằng sống.”