Viện Giáo Lý
Bài Học 2 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Củng Cố Chứng Ngôn của Chúng Ta về Đấng Ky Tô Hằng Sống


“Bài học 2 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Củng Cố Chứng Ngôn của Chúng Ta về Đấng Ky Tô Hằng Sống,” Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu của Ngài dành cho Giảng Viên (năm 2023)

“Bài học 2 Tài Liệu dành cho Giảng Viên,” Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu của Ngài dành cho Giảng Viên

Bài Học 2 Tài Liệu dành cho Giảng Viên

Củng Cố Chứng Ngôn của Chúng Ta về Đấng Ky Tô Hằng Sống

Vào ngày 1 tháng Một năm 2000, Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn và Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã công bố chứng ngôn của họ về thiên tính của Chúa Giê Su Ky Tô trong một tài liệu có tên là “Đấng Ky Tô Hằng Sống: Chứng Ngôn của Các Sứ Đồ” (có sẵn tại ChurchofJesusChrist.org). Trong bài học này, học viên sẽ có cơ hội để giải thích tầm quan trọng của danh hiệu thiêng liêng Đấng Ky Tô và chia sẻ cách mà đức tin của họ có thể được củng cố qua việc thành tâm nghiên cứu tài liệu “Đấng Ky Tô Hằng Sống.”

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

Chúa Giê Su là Đấng Ky Tô.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy và Học Hỏi của Chúng Ta

Hãy tập trung vào sự cải đạo, chứ không phải việc giảng dạy hết cả tài liệu. Không có gì lạ khi chúng ta cảm thấy lo lắng về việc giảng dạy hết cả tài liệu trong một bài học. Khi anh chị em cảm thấy như vậy, hãy cân nhắc điều chỉnh suy nghĩ của mình để tập trung vào điều học viên của anh chị em đang suy nghĩ và cảm nhận. Học viên có thời gian để suy nghĩ và cảm nhận được tầm quan trọng của các lẽ thật mà họ đang học không? Hãy ghi nhớ lời khuyên dạy sáng suốt từ Chủ Tịch Dallin H. Oaks: “Chúng ta không thể ép buộc những sự việc thuộc linh” (“In His Own Time, In His Own Way,” Ensign, tháng Tám năm 2013, trang 24).

Hãy mời học viên tìm ra một số ví dụ về các nhà lãnh đạo tinh thần và đạo đức vĩ đại trong suốt lịch sử. (Hoặc anh chị em có thể tự nghĩ ra các ví dụ của mình.) Thảo luận ngắn gọn về cách mà những người này đã có ảnh hưởng tốt đến thế gian. Sau đó anh chị em có thể muốn trưng ra một bức hình của Chúa Giê Su Ky Tô và hỏi:

  • Làm thế nào mà Chúa Giê Su Ky Tô là độc nhất vô nhị trong số các nhà lãnh đạo về đạo đức và tinh thần vĩ đại của thế gian?

Mời học viên xem lại Ma Thi Ơ 16:13–17 và tìm kiếm các cụm từ Phi E Rơ sử dụng mà đã biệt riêng Chúa Giê Su khác biệt với tất cả những người đã từng sống trên thế gian.

1:30
  • Câu nói mang ý nghĩa vĩnh cửu của Phi E Rơ nói với Chúa Giê Su: “Chúa là Đấng Ky Tô, Con Đức Chúa Trời hằng sống” có nghĩa là gì? (Ma Thi Ơ 4:16). (Có thể là điều hữu ích để yêu cầu học viên xem lại điều họ đã học được trong phần 1 của tài liệu chuẩn bị. Học viên có thể diễn đạt các lẽ thật như sau: Chúa Giê Su là Đấng Ky Tô, Đấng chịu xức dầu hoặc Đấng Mê Si. Ngài đại diện cho Đức Chúa Cha và là con đường duy nhất mà chúng ta có thể được cứu.)

  • Anh chị em có suy nghĩ gì về tầm quan trọng của việc đạt được và củng cố chứng ngôn cá nhân của mình rằng Chúa Giê Su là Đấng Ky Tô? (Anh chị em có thể muốn mời một số học viên chia sẻ cách họ đã đạt được chứng ngôn rằng Chúa Giê Su là Đấng Ky Tô.)

Cải Thiện Việc Giảng Dạy và Học Hỏi của Chúng Ta

Hãy sử dụng những sự trợ giúp học tập. Phần Giúp Đỡ Học Tập, được tìm thấy trong phần Thánh Thư của Thư Viện Phúc Âm, gồm có các nguồn tài liệu như Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, các sách hướng dẫn tham chiếu Kinh Thánh và Sách Mặc Môn. Những nguồn tài liệu này được rút ra từ các tác phẩm tiêu chuẩn để giúp các độc giả tìm hiểu về một đề tài cụ thể. Khi học viên nghiên cứu theo chuyên đề, hãy giúp họ thấy được tầm quan trọng của việc hiểu văn cảnh và nội dung của các đoạn thánh thư để giúp họ khám phá ra chủ ý của tác giả đã được soi dẫn.

Nhắc học viên nhớ rằng khi chuẩn bị cho lớp học, họ được mời tìm kiếm mục “Chúa Giê Su Ky Tô” trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư và tìm ra các danh xưng, danh hiệu và vai trò thiêng liêng được ban cho Chúa. Cho học viên một vài phút để xem lại điều họ đã tìm thấy. Sau đó học viên có thể chia sẻ điều họ khám phá được với lớp học hoặc trong các nhóm nhỏ. Nếu anh chị em nghĩ điều sau đây có thể làm cải thiện việc học tập của học viên, thì anh chị em có thể cho học viên xem và mời họ trả lời một hoặc cả hai câu hỏi như:

  • Anh chị em cảm thấy như thế nào khi nghĩ về Chúa Giê Su Ky Tô là [thêm vào danh xưng, danh hiệu hoặc vai trò]?

  • Việc biết Chúa Giê Su Ky Tô là [thêm vào danh xưng, danh hiệu hoặc vai trò] ảnh hưởng như thế nào đến đức tin của anh chị em nơi Ngài?

Anh chị em có thể khuyến khích học viên chọn ra và nghiên cứu một danh xưng, danh hiệu hoặc vai trò của Chúa Giê Su Ky Tô mà họ muốn tìm hiểu thêm.

Các Sứ Đồ của Chúa là các nhân chứng đặc biệt rằng Ngài là Đấng Ky Tô.

Cân nhắc việc mời học viên chia sẻ xem niềm tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô phổ biến như thế nào giữa bạn bè của họ. Anh chị em có thể muốn mời họ chia sẻ điều họ đã nghe gần đây về Đấng Cứu Rỗi trên phương tiện truyền thông xã hội hoặc trong các chương trình giải trí phổ biến.

Hãy cùng nhau đọc Giáo Lý và Giao Ước 107:23, và cân nhắc viết câu nói sau đây lên trên bảng: Chúa Giê Su Ky Tô đã kêu gọi Các Sứ Đồ làm nhân chứng đặc biệt của Ngài trên khắp thế gian. Rồi hỏi:

  • Theo quan điểm của anh chị em, tại sao chứng ngôn của Các Sứ Đồ được kêu gọi của Chúa lại đặc biệt quan trọng trong thời kỳ của chúng ta?

  • Các nhân chứng đặc biệt này đã củng cố chứng ngôn của anh chị em về Chúa Giê Su Ky Tô như thế nào? (Có thể là điều hữu ích để mời một vài học viên chia sẻ điều họ đã học được hoặc cảm thấy khi họ xem ít nhất một trong các video “Special Witnesses of Christ” từ phần 2 của tài liệu chuẩn bị. Anh chị em có thể cùng cả lớp xem một trong những video yêu thích của họ.)

Nhắc học viên nhớ rằng vào ngày 1 tháng Một năm 2000, Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn và Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã chia sẻ chứng ngôn của họ về Đấng Cứu Rỗi trong tài liệu “Đấng Ky Tô Hằng Sống.” Đưa cho học viên một bản sao của tài liệu, hoặc mời họ mở nó ra trên các thiết bị điện tử của họ.

2:45

Để giúp học viên hiểu rõ giá trị của tài liệu “Đấng Ky Tô Hằng Sống,” hãy yêu cầu họ tham gia vào sinh hoạt sau đây. Mời họ làm việc với một người bạn trong nhóm, và cung cấp cho mỗi học viên một trong những tờ giấy phát tay dưới đây. Hãy đảm bảo rằng học viên có nhiều thời gian để ôn lại và chia sẻ với nhau điều họ tìm thấy trong tài liệu “Đấng Ky Tô Hằng Sống.”

Các Sứ Điệp cho Thời Kỳ của Chúng Ta trong tài liệu “Đấng Ky Tô Hằng Sống”

Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu của Ngài dành cho Giảng Viên—Bài Học 2

Anh Cả Robert D. Hales thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy:

Anh Cả Robert D. Hales

Bản ″Đấng Ky Tô Hằng Sống: Chứng Ngôn của Các Sứ Đồ″ đã được chuẩn bị từ trước khi chúng ta cần đến chứng ngôn này nhất. (“Đại Hội Trung Ương: Củng Cố Đức Tin và Chứng Ngôn,” Liahona, tháng Mười Một năm 2013, trang 7)

Hãy ôn lại tài liệu “Đấng Ky Tô Hằng Sống” để có được những sứ điệp mà anh chị em cảm thấy là cần thiết nhất cho thời kỳ của chúng ta. Hãy sẵn sàng chia sẻ điều anh chị em tìm thấy với người bạn học của mình.

Các Sứ Điệp cho Thời Kỳ của Chúng Ta trong tài liệu “Đấng Ky Tô Hằng Sống”

Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu của Ngài dành cho Giảng Viên—Bài Học 2

tài liệu phát tay của giảng viên

Nói Thêm về Chúa Giê Su Ky Tô

Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu của Ngài dành cho Giảng Viên—Bài Học 2

Anh Cả Neil L. Andersen thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã nói:

Anh Cả Neil L. Andersen

Trong khi thế gian ít nói về Chúa Giê Su Ky Tô hơn, chúng ta hãy nói nhiều về Ngài hơn. Khi bản chất của chúng ta với tư cách là các môn đồ của Ngài được thể hiện thì nhiều người xung quanh chúng ta sẽ được chuẩn bị để lắng nghe. (“Chúng Ta Nói về Đấng Ky Tô,” Liahona, tháng Mười Một năm 2020, trang 90)

Hãy xem lại tài liệu “Đấng Ky Tô Hằng Sống” để có được những sứ điệp mà anh chị em cảm thấy sẽ đặc biệt quan trọng để chia sẻ trong một thế giới mà không còn nói nhiều về Chúa Giê Su Ky Tô nữa. Hãy sẵn sàng chia sẻ điều anh chị em tìm thấy với người bạn học của mình.

Nói Thêm về Chúa Giê Su Ky Tô

Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu của Ngài dành cho Giảng Viên—Bài Học 2

tài liệu phát tay của giảng viên

Để kết thúc lớp học, hãy mời học viên chia sẻ đức tin của họ nơi Chúa Giê Su Ky Tô đã hoặc có thể được củng cố như thế nào qua việc nghiên cứu tài liệu “Đấng Ky Tô Hằng Sống.” Cho họ thời gian để đặt ra mục tiêu về điều họ sẽ làm để gia tăng chứng ngôn về Chúa Giê Su Ky Tô qua việc học thêm hoặc thuộc lòng tài liệu đầy soi dẫn này.

Cho Buổi Học Lần Sau

Cân nhắc gửi cho học viên của anh chị em ý kiến sau đây hoặc ý kiến khác mà anh chị em cảm thấy sẽ làm cho họ có hứng thú: Khi anh chị em học tài liệu chuẩn bị cho bài học 3, hãy suy ngẫm lý do tại sao anh chị em đã chọn noi theo Chúa Giê Su Ky Tô trong cuộc sống tiền dương thế.