Viện Giáo Lý
Bài học 10 Tài Liệu Chuẩn Bị cho Lớp Học: Noi Theo Tấm Gương Tuân Phục của Chúa Giê Su Ky Tô


“Bài học 10 Tài Liệu Chuẩn Bị cho Lớp Học: Noi Theo Tấm Gương Tuân Phục của Chúa Giê Su Ky Tô,” Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu của Ngài dành cho Giảng Viên (năm 2023)

“Bài học 10 Tài Liệu dành cho Giảng Viên,” Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu của Ngài dành cho Giảng Viên

Bài Học 10 Tài Liệu dành cho Giảng Viên

Noi Theo Tấm Gương Tuân Phục của Chúa Giê Su Ky Tô

Chúa Giê Su Ky Tô đến thế gian để làm theo ý muốn của Cha Ngài (xin xem Giăng 5:19). Trong bài học này, học viên sẽ có thể suy ngẫm xem tấm gương tuân phục hoàn hảo của Đấng Cứu Rỗi liên quan như thế nào đến các thuộc tính thiêng liêng về tính khiêm nhường và nhu mì. Học viên cũng sẽ suy ngẫm điều họ có thể làm để cho Thượng Đế hoàn toàn ngự trị trong cuộc sống của họ.

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

Chúa Giê Su Ky Tô tuân phục theo ý muốn của Cha Thiên Thượng trong mọi việc.

Cân nhắc chia sẻ tình huống sau đây:

Lucas mới vừa được kêu gọi với tư cách là chủ tịch nhóm túc số các anh cả. Sau khi chấp nhận sự kêu gọi này, anh hỏi vị giám trợ rằng: “Tôi có thể làm gì để trở thành một người lãnh đạo thực sự vững mạnh, một người mà mọi người sẽ muốn noi theo?” Vị giám trợ dừng lại trong một giây lát rồi nói: “Hãy khiêm nhường và nhu mì.” Lucas cảm ơn vị giám trợ về lời khuyên của ông, nhưng anh vẫn lo lắng rằng tính khiêm nhường và nhu mì có thể làm cho anh trông giống như một người lãnh đạo nhu nhược.

  • Lucas có thể hiểu sai điều gì về các thuộc tính khiêm nhường và nhu mì?

  • Nếu Lucas phớt lờ lời khuyên bảo của vị giám trợ, thì anh có thể trở thành kiểu người lãnh đạo nào?

Cân nhắc việc cho xem các định nghĩa sau đây từ Anh Cả David A. Bednar về tính khiêm nhường và nhu mì, và thảo luận về cách chúng liên quan đến việc chúng ta tuân phục theo ý muốn của Thượng Đế:

Anh Cả David A. Bednar

Sự khiêm nhường bao gồm việc phụ thuộc vào Thượng Đế và thường xuyên cần đến sự hướng dẫn và trợ giúp của Ngài. …

Sự nhu mì … được thể hiện qua cách đáp ứng ngay chính, sự sẵn lòng tuân theo, và sự kiềm chế bản thân mạnh mẽ. (“Nhu Mì và Khiêm Tốn trong Lòng”, Liahona, tháng Năm năm 2018, trang 32)

Chúa Giê Su cầu nguyện trong Vườn Ghết Sê Ma Nê

Cân nhắc việc cho xem một bức tranh về Chúa Giê Su Ky Tô đang cầu nguyện trong Vườn Ghết Sê Ma Nê. Mời học viên đọc Lu Ca 22:39–44 và tìm kiếm điều mà kinh nghiệm này dạy chúng ta về sự tuân phục. Anh chị em cũng có thể hỏi:

  • Có những ví dụ nào khác từ cuộc đời của Đấng Cứu Rỗi mà dạy chúng ta về tính khiêm nhường, nhu mì, và sự tuân phục? (Nếu hữu ích cho học viên, anh chị em có thể cho họ xem thêm những bức tranh từ cuộc đời của Đấng Cứu Rỗi mà liên quan đến sự tuân phục. Anh chị em cũng có thể xem lại và thảo luận lời phát biểu của Anh Cả David A. Bednar trong phần 1 của tài liệu chuẩn bị.)

  • Trong những phương diện nào mà tất cả chúng ta đều đã được ban phước bởi nhờ Chúa Giê Su đã bỏ qua ý muốn của Ngài mà tuân theo ý muốn của Đức Chúa Cha? (Anh chị em có thể cho xem lẽ thật sau đây: Chúa Giê Su Ky Tô “đã cam chịu theo ý muốn của Đức Chúa Cha trong mọi sự việc từ lúc ban đầu” (3 Nê Phi 11:11).)

  • Anh chị em và những người trong cuộc sống của mình sẽ được ban phước như thế nào nếu anh chị em tuân phục theo ý muốn của Thượng Đế nhiều hơn? (Anh chị em có thể mời học viên dành riêng một vài phút để xác định và viết xuống một điều họ có thể làm để trở nên tuân phục theo ý muốn của Thượng Đế nhiều hơn.)

Có thể hữu ích để xem sơ lược lại tình huống của Lucas và mời học viên chia sẻ cách Lucas và nhóm túc số của anh có thể được ban phước như thế nào nếu anh nghe theo lời khuyên của vị giám trợ để trở thành một người lãnh đạo khiêm nhường và nhu mì.

Dân giao ước để cho Thượng Đế ngự trị trong cuộc sống của họ.

Học viên có thể xem lại lời phát biểu của Chủ Tịch Russell M. Nelson trong phần 3 của tài liệu chuẩn bị và thảo luận ngắn gọn tầm quan trọng của từ sẵn lòng. Anh chị em có thể muốn làm chứng rằng chúng ta trở thành dân của Chúa khi chúng ta sẵn lòng chọn để cho Thượng Đế ngự trị trong cuộc sống của mình.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy và Học Hỏi của Chúng Ta

Khuyến khích học viên chia sẻ điều họ đang học. Khi học viên được cho cơ hội để chia sẻ những ý nghĩ, cảm nhận, và ấn tượng của họ với người khác, thì việc đó có thể giúp họ gia tăng sự hiểu biết, củng cố chứng ngôn, gia tăng khả năng để nói về các lẽ thật phúc âm, và gia tăng sự tự tin để nói về phúc âm trong những bối cảnh khác.

Để giúp học viên cân nhắc những cách khác nhau mà chúng ta có thể để cho Thượng Đế ngự trị trong cuộc sống của mình, anh chị em có thể cho xem những chỉ dẫn sau đây hoặc phát cho họ một tờ giấy có ghi những điều đó.

Hãy Để Cho Thượng Đế Ngự Trị

Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu của Ngài dành cho Giảng Viên—Bài Học 10

Hãy dành ra vài phút kế tiếp để chuẩn bị một ý nghĩ thuộc linh ngắn gọn về việc tuân phục theo ý muốn của Thượng Đế. Ý nghĩ thuộc linh của anh chị em nên gồm có một tấm gương về sự tuân phục trong thánh thư hoặc từ cuộc sống của anh chị em hoặc cuộc sống của một người nào đó mà anh chị em biết. Nó cũng có thể bao gồm cách chúng ta áp dụng tấm gương đó vào cuộc sống của mình. Cân nhắc việc sử dụng một trong những nguồn tài liệu sau đây trong khi anh chị em chuẩn bị:

Hãy Để Cho Thượng Đế Ngự Trị

Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu của Ngài dành cho Giảng Viên—Bài Học 10

tài liệu phát tay của giảng viên

Sau khi học viên đã có đủ thời gian để chuẩn bị, hãy mời họ lập ra các nhóm nhỏ. Số lượng học viên trong nhóm nên phụ thuộc vào thời lượng còn lại của lớp học. Thời gian còn lại càng ngắn thì nhóm càng nhỏ. Điều này sẽ giúp đảm bảo cho tất cả các học viên có thể chia sẻ suy nghĩ của họ.

Trước khi lớp học kết thúc, anh chị em có thể cho học viên một vài phút để yên lặng suy ngẫm và ghi lại những suy nghĩ của họ về câu hỏi này trong phần 3 của tài liệu chuẩn bị: Anh chị em cảm thấy mình nên bắt đầu hoặc ngừng làm gì để cho Thượng Đế hoàn toàn ngự trị trong cuộc sống của mình?

Cho Buổi Học Lần Sau

Để khuyến khích học viên chuẩn bị cho buổi học kế tiếp, hãy cân nhắc việc gửi thông điệp sau đây trong tuần: Chủ Tịch Dallin H. Oaks thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn đã nói: “Việc tham dự và sinh hoạt trong một giáo hội giúp chúng ta trở thành người tốt hơn và có ảnh hưởng tốt hơn đến cuộc sống của người khác” (“Sự Cần Thiết phải có một Giáo Hội,” Liahona, tháng Mười Một năm 2021, trang 24). Khi anh chị em học tài liệu chuẩn bị cho bài học 11, hãy tìm kiếm những cách khác nhau mà việc tham gia Giáo Hội có thể ban phước cho cuộc sống của anh chị em và cuộc sống của gia đình và bạn bè mình.