Viện Giáo Lý
Bài Học 5 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Trở Thành Dân Giao Ước của Chúa


“Bài Học 5 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Trở Thành Dân Giao Ước của Chúa,” Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu của Ngài dành cho Giảng Viên (năm 2023)

“Bài Học 5 Tài Liệu dành cho Giảng Viên,” Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu của Ngài dành cho Giảng Viên

Bài Học 5 Tài Liệu dành cho Giảng Viên

Trở Thành Dân Giao Ước của Chúa

Chủ Tịch Russell M. Nelson dạy rằng việc lập và tuân giữ các giao ước với Chúa Giê Su Ky Tô “sẽ mở ra cánh cửa cho mọi phước lành và đặc ân thiêng liêng dành sẵn” cho tất cả mọi người (“Khi Chúng Ta Tiếp Tục Cùng Nhau Tiến Bước,” Liahona, tháng Tư năm 2018, trang 7). Trong bài học này, học viên sẽ có cơ hội để chia sẻ cách mà việc lập và tuân giữ các giao ước phúc âm với Đấng Giê Hô Va có thể ban phước cho cuộc sống của họ, và điều họ có thể làm để củng cố sự cam kết để trung tín bước đi trên con đường giao ước.

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

Chúa Giê Su Ky Tô mặc khải rằng Ngài là Đấng Giê Hô Va, Thượng Đế của Kinh Cựu Ước.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy và Học Hỏi của Chúng Ta

Hãy ghi nhớ tầm quan trọng của văn cảnh. Ý nghĩa của một đoạn thánh thư được ảnh hưởng bởi văn cảnh. Việc giúp học viên hiểu văn cảnh của thánh thư có thể giúp họ hiểu rõ hơn nội dung, kể cả ý định đầy soi dẫn của các tác giả.

Hãy trưng ra lời phán bảo sau đây: “Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, trước khi chưa có Áp Ra Ham, đã có ta” (Giăng 8:58). Nhắc học viên nhớ rằng Chúa Giê Su đã đưa ra lời phán bảo này sau khi một số thầy thông giáo và người Pha Ri Si từ chối chấp nhận lời tuyên phán của Ngài rằng Ngài là Sự Sáng của Thế Gian và Ngài đang làm công việc của Cha Ngài. Họ đòi hỏi phải biết Ngài thực sự là ai (xin xem Giăng 8:25). Hãy thảo luận các câu hỏi sau đây:

4:26
  • Tại sao lời phán bảo này từ Đấng Cứu Rỗi khiến cho các thầy thông giáo và người Pha Ri Si cố gắng ném đá Ngài? (Có thể là điều quan trọng để ôn lại văn cảnh của Xuất Ê Díp Tô Ký 3 và sau đó đọc các câu 13–14 trong chương đó và lời phát biểu của Anh Cả Bruce R. McConkie trong phần 1 của tài liệu chuẩn bị. Giúp học viên nhận ra lẽ thật tương tự như sau: Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng Giê Hô Va, Thượng Đế của Kinh Cựu Ước và Đấng Hằng Hữu Vĩ Đại.)

  • Danh xưng Đấng Giê Hô VaĐấng Hằng Hữu giảng dạy chúng ta điều gì về thiên tính của Chúa Giê Su Ky Tô? (Khi học viên chia sẻ điều họ học được từ phần 1 của tài liệu chuẩn bị, anh chị em có thể viết những từ sau đây lên trên bảng: không thay đổi, vĩnh cửu, và tự hữu.) Làm thế nào việc biết rằng Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng không thay đổi, vĩnh cửu, và tự hữu giúp anh chị em tin cậy Ngài?

Anh chị em có thể mời một vài học viên chia sẻ lý do tại sao họ tin cậy Chúa.

Đấng Giê Hô Va mời gọi chúng ta lập và tuân giữ các giao ước thiêng liêng.

Hãy cân nhắc để hỏi rằng:

  • Tại sao chúng ta có thể tin tưởng vào các giao ước chúng ta lập với Chúa? (Trong cuộc thảo luận của anh chị em, hãy chắc chắn rằng học viên hiểu định nghĩa về giao ước, được tìm thấy trong phần 2 của tài liệu chuẩn bị.)

Để giúp học viên suy nghĩ thấu đáo hơn về ý nghĩa vĩnh cửu của việc lập và tuân giữ các giao ước với Chúa, hãy cân nhắc thảo luận tình huống sau đây.

Người bạn của anh chị em là Jim đã chấp nhận lời mời để chịu phép báp têm. Tuy nhiên, sau khi đi thăm đền thờ vào ngày mở cửa cho công chúng vào tham quan, anh ấy đã trở nên do dự. Anh ấy tâm sự với anh chị em rằng: “Tại buổi lễ mở cửa cho công chúng vào tham quan đền thờ, thật là tuyệt vời, tôi đã khám phá ra rằng khi chúng ta đi đến đền thờ thì chúng ta phải lập nhiều giao ước hơn ngoài giao ước lập tại lễ báp têm. Tất cả những cam kết đó có thể là quá nhiều đối với tôi.”

Hãy mời một nửa lớp học tra cứu lời phát biểu của Anh Cả D. Todd Christofferson trong phần 2 và tìm kiếm các phước lành của việc bước đi trên con đường giao ước. Mời nửa lớp còn lại tra cứu Áp Ra Ham 2:8–11 và tìm kiếm các phước lành đã được hứa về việc tuân giữ giao ước Áp Ra Ham.

Sau khi cho học viên thời gian để tra cứu, anh chị em có thể ghép chéo học viên của hai nhóm theo cặp và yêu cầu họ chia sẻ cách mà các lẽ thật họ đã nhận ra có thể giúp Jim thay đổi quan điểm của anh ấy về các giao ước.

Để giúp học viên cảm nhận được lẽ thật và tầm quan trọng của các giao ước phúc âm, anh chị em có thể thảo luận một hoặc nhiều câu hỏi sau đây:

  • Anh chị em nghĩ tại sao Chúa Giê Su Ky Tô đòi hỏi chúng ta phải lập các giao ước để nhận được các phước lành lớn nhất của Ngài? Cuộc sống của anh chị em đã được ban phước như thế nào qua việc lập và tuân giữ các giao ước?

  • Mối liên hệ giữa giao ước Áp Ra Ham và đền thờ thánh là gì? (Anh chị em có thể muốn đọc lời phát biểu của Chủ Tịch Nelson trong phần 2 và giúp học viên hiểu rằng chỉ qua đền thờ chúng ta mới có thể nhận được ân tứ về cuộc sống vĩnh cửu, đó là phước lành tột bậc của giao ước Áp Ra Ham. Sau đó anh chị em có thể mời học viên chia sẻ cách họ đã hoặc có thể được ban phước như thế nào bằng cách lập và tuân giữ các giao ước đền thờ.)

    2:3

Sau đó anh chị em có thể cho học viên thời gian để ghi lại một phước lành giao ước mà họ mong muốn và điều họ có thể làm để nhận được phước lành đó. (Sau khi học viên ghi lại những suy nghĩ của họ, anh chị em có thể muốn cung cấp quan điểm sau đây từ Anh Cả Jeffrey R. Holland thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ: “Một số phước lành đến sớm, một số phước lành đến muộn, và một số phước lành không đến cho đến lúc ở trên thiên thượng; nhưng đối với những người chấp nhận phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô các phước lành đó sẽ đến” [“An High Priest of Good Things to Come,” Ensign, tháng Mười Một năm 1999, trang 38].)

Cho Buổi Học Lần Sau

Trước buổi học kế tiếp, hãy cân nhắc gửi cho học viên sứ điệp sau đây: Anh chị em có muốn biết con chiên, khung cửa, bánh mì, rau và cây gậy có thể dạy điều gì về Chúa Giê Su Ky Tô không? Hãy học tài liệu chuẩn bị cho bài học 6 để tìm hiểu.