Viện Giáo Lý
Bài Học 9 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Hân Hoan về Sự Giáng Sinh Thiêng Liêng của Chúa Giê Su Ky Tô


“Bài học 9 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Hân Hoan về Sự Giáng Sinh Thiêng Liêng của Chúa Giê Su Ky Tô,” Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu của Ngài dành cho Giảng Viên (năm 2023)

“Bài học 9 Tài Liệu dành cho Giảng Viên,” Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu của Ngài dành cho Giảng Viên

Bài Học 9 Tài Liệu dành cho Giảng Viên

Hân Hoan về Sự Giáng Sinh Thiêng Liêng của Chúa Giê Su Ky Tô

Như đã được một thiên sứ tuyên bố, sự Giáng Sinh của Chúa Giê Su Ky Tô là lý do cho “sự vui mừng lớn” (Lu Ca 2:10). Trong buổi học hôm nay, học viên sẽ có cơ hội để giải thích lý do tại sao nguồn gốc độc nhất vô nhị của Chúa Giê Su Ky Tô lại là yếu tố cần thiết để Ngài trở thành Đấng Cứu Rỗi của chúng ta. Học viên cũng sẽ được mời chia sẻ những cảm nghĩ của họ về tình yêu thương thiêng liêng được thể hiện qua tấm lòng hạ cố của Thượng Đế và cách mà tình yêu thương đó có thể ảnh hưởng đến những sự lựa chọn của họ.

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

Ma Ri biết rằng bà sẽ là mẹ của Vị Nam Tử của Thượng Đế.

Hãy vẽ sơ đồ sau đây lên trên bảng, và mời một số học viên chia sẻ những đặc điểm mà họ thừa hưởng từ cha mẹ của mình.

sơ đồ về nguồn gốc

Mời học viên xem lại Lu Ca 1:30–35 và tìm kiếm cách mà thiên sứ Gáp Ri Ên đã mô tả về người con trai mà Ma Ri sẽ mang thai.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy và Học Hỏi của Chúng Ta

Tránh suy đoán. Đừng thảo luận với học viên về các đề tài giáo lý mà các vị tiên tri và sứ đồ đã không chọn để giảng dạy hoặc chưa đưa ra lời tuyên bố chính thức. Ví dụ, các vị lãnh đạo Giáo Hội đã cảnh báo việc suy đoán về cách Đấng Cứu Rỗi được thụ thai (xin xem The Teachings of Harold B. Lee, do Clyde J. Williams xuất bản [năm 1996], trang 14). Trong những trường hợp như vậy, chỉ cần thừa nhận rằng chúng ta không biết hoặc rằng thông tin đó chưa được mặc khải. Hãy tập trung vào điều chúng ta biết và điều Đức Thánh Linh có thể xác nhận là lẽ thật trong lòng của học viên.

Vẽ lên trên bảng sơ đồ kèm theo đây.

sơ đồ về nguồn gốc của Chúa Giê Su Ky Tô

Để giúp học viên suy nghĩ về tầm quan trọng của nguồn gốc độc nhất vô nhị của Chúa Giê Su Ky Tô, hãy cân nhắc việc đặt ra một số câu hỏi sau đây:

  • Chúa Giê Su Ky Tô đã thừa hưởng những đặc điểm độc đáo nào từ Ma Ri? từ Cha Thiên Thượng?

  • Nguồn gốc độc nhất vô nhị của Chúa Giê Su Ky Tô liên quan như thế nào đến Sự Chuộc Tội và Sự Phục Sinh của Ngài? (Là một phần của cuộc thảo luận, anh chị em có thể cùng với học viên xem lại Giăng 10:17–18lời phát biểu của Chủ Tịch Russell M. Nelson trong phần 1 của tài liệu chuẩn bị. Hãy giúp học viên nhận ra một lẽ thật tương tự như sau: Nhờ vào nguồn gốc độc nhất vô nhị của Ngài, Chúa Giê Su Ky Tô đã có quyền năng để chuộc tội lỗi cho chúng ta và phó mạng sống của Ngài và lấy lại nó lần nữa.)

Để giúp học viên suy nghĩ sâu xa hơn về giáo lý này, anh chị em có thể mời họ ghi lại những ý nghĩ và ấn tượng của họ về những câu hỏi này:

  • Nguồn gốc kép này của Chúa Giê Su Ky Tô có thể dạy anh chị em điều gì về khả năng của Ngài để thấu hiểu anh chị em trong cuộc sống trần thế?

  • Các cụm từ trong câu này trong “Đấng Ky Tô Hằng Sống: Chứng Ngôn của Các Sứ Đồ” (trên ChurchofJesusChrist.org) liên quan với nhau và với anh chị em như thế nào: “[Chúa Giê Su Ky Tô] là Con Đầu Lòng của Đấng Cha, Con Độc Sinh trong xác thịt, Đấng Cứu Chuộc của thế gian”?

Nê Phi đã thấy trong khải tượng tấm lòng hạ cố của Thượng Đế.

Cân nhắc việc cho xem các bức hình sau đây về Chúa Giê Su với tư cách là Đấng Sáng Tạo thế gian, là một đứa trẻ sơ sinh bé bỏng, và là một người cô độc trên thập tự giá. Hỏi học viên những hình ảnh này dạy điều gì về tấm lòng hạ cố của Chúa Giê Su Ky Tô. Nếu cần, hãy đọc định nghĩa của từ hạ cố được tìm thấy trong phần 2 của tài liệu chuẩn bị.

Christ and the Creation (Đấng Ky Tô và Sự Sáng Tạo), tranh do Robert T. Barrett họa
hài đồng Giê Su nằm trong máng cỏ
The Crucifixion (Đấng Bị Đóng Đinh trên Thập Tự Giá), tranh do Harry Anderson họa

Để tiếp tục cuộc thảo luận này, anh chị em có thể sắp xếp học viên theo các nhóm nhỏ và cung cấp cho mỗi nhóm một tờ giấy phát tay sau đây.

Tấm Lòng Hạ Cố của Thượng Đế

Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu của Ngài dành cho Giảng Viên—Bài Học 9

Chia các phần đọc sau đây cho nhóm của anh chị em. Trong khi anh chị em đọc, hãy tìm kiếm cách Chúa đã tình nguyện hạ mình từ một vị thế cao hơn xuống một địa vị thấp hơn như thế nào.

  1. Áp Ra Ham 3:24–25, 27; Phi Líp 2:7–8

  2. 1 Nê Phi 11:14–22

  3. 1 Nê Phi 11: 26–27, 31–33

  4. Những lời phát biểu của Chủ Tịch Tad R. CallisterAnh Cả D. Todd Christofferson trong phần 2 của tài liệu chuẩn bị và lời phát biểu sau đây của Chị Wendy Ulrich, cựu thành viên của hội đồng tư vấn trung ương Hội Phụ Nữ:

[Đấng Cứu Rỗi] sinh ra là một hài nhi bé bỏng trong một thể xác hữu diệt và được [cha mẹ] không hoàn hảo chăm sóc nuôi nấng. Ngài đã phải học cách đi đứng, nói chuyện, làm việc, và [hòa hợp] với những người khác. Ngài cảm thấy đói và mệt mỏi, có những cảm xúc của con người, và có thể bị bệnh, đau khổ, chảy máu, và chết. (“Yếu Kém Không Phải Là Một Tội Lỗi,” Ensign, tháng Tư năm 2015, trang 33)

Rồi cùng nhau thảo luận những câu hỏi sau đây:

  • Những bài đọc này dạy chúng ta điều gì về tấm lòng hạ cố của Chúa Giê Su Ky Tô?

  • Tấm lòng hạ cố của Chúa Giê Su Ky Tô dạy chúng ta điều gì về tình yêu thương của Đấng Cứu Rỗi và của Cha Thiên Thượng dành cho chúng ta? Tình yêu thương của hai Ngài dành cho anh chị em ảnh hưởng như thế nào đến tình yêu thương của anh chị em dành cho hai Ngài?

Tấm Lòng Hạ Cố của Thượng Đế

Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu của Ngài dành cho Giảng Viên—Bài Học 9

tài liệu phát tay của giảng viên

Sau khi đã có đủ thời gian để thảo luận, anh chị em có thể cho xem và chia sẻ những cảm nghĩ của mình về câu sau đây: Tấm lòng hạ cố của Chúa Giê Su Ky Tô cho thấy tình yêu thương của Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô dành cho mỗi người chúng ta.

  • Chúng ta có thể học được điều gì từ Đấng Cứu Rỗi qua tấm gương hạ cố của Ngài để giúp đỡ những người rất hèn mọn trong chúng ta? (Nếu cần, học viên có thể xem lại lời phát biểu của Giám Trợ Richard C. Edgley trong phần 2 của tài liệu chuẩn bị. Học viên cũng có thể suy ngẫm trong một phút về cách họ có thể noi theo tấm gương của Đấng Cứu Rỗi khi họ tìm cách phục sự và phục vụ tất cả con cái của Cha Thiên Thượng.)

Nhắc học viên nhớ rằng trong phần 2 của tài liệu chuẩn bị, họ được mời để đọc hoặc lắng nghe lời của các bài thánh ca mà nói về tấm lòng hạ cố của Đấng Cứu Rỗi. Học viên có thể xem lại một trong các bài thánh ca và sau đó chia sẻ với lớp học những từ và cụm từ trong bài thánh ca mà gây ấn tượng nhiều nhất cho họ. Nếu thời gian cho phép, anh chị em cũng có thể muốn cùng nhau hát một hoặc hai lời từ các bài thánh ca này.

Để giúp học viên áp dụng điều họ đã học và cảm nhận được trong lớp học, hãy mời họ suy ngẫm và ghi lại những câu trả lời của họ cho câu hỏi sau đây hoặc câu hỏi theo ý anh chị em:

  • Anh chị em có thể làm gì để cho Đấng Cứu Rỗi thấy lòng biết ơn của anh chị em về sự sẵn lòng hạ mình của Ngài để Ngài có thể cứu chuộc và cứu rỗi anh chị em?

Cho Buổi Học Lần Sau

Để nhắc nhở học viên học tài liệu chuẩn bị cho buổi học lần sau, hãy cân nhắc việc gửi thông điệp sau đây hoặc một nội dung theo ý anh chị em: Anh chị em đã đặt Đấng Cứu Rỗi là điều ưu tiên ở mức độ nào trong cuộc sống của mình tuần này? Suy ngẫm cách mà tài liệu chuẩn bị cho bài học 10 có thể giúp anh chị em trả lời câu hỏi này.