Viện Giáo Lý
Bài Học 21 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Lắng Nghe Tiếng Nói của Chúa trong Những Ngày Sau


“Bài Học 21 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Lắng Nghe Tiếng Nói của Chúa trong Những Ngày Sau,” Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu của Ngài dành cho Giảng Viên (năm 2023)

“Bài Học 21 Tài Liệu dành cho Giảng Viên,” Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu của Ngài dành cho Giảng Viên

Bài học 21 Tài Liệu dành cho Giảng Viên

Lắng Nghe Tiếng Nói của Chúa trong Những Ngày Sau

“Trong thế giới hiện đại, [Chúa Giê Su Ky Tô] và Cha Ngài hiện đến cùng thiếu niên Joseph Smith, khởi đầu cho gian kỳ dài đã hứa ‘của kỳ mãn’” (“Đấng Ky Tô Hằng Sống: Chứng Ngôn của Các Sứ Đồ,” ChurchofJesusChrist.org). Trong bài học này, học viên sẽ được mời suy ngẫm cách mà lời chứng của Joseph Smith về Chúa Giê Su Ky Tô có thể củng cố đức tin của họ nơi Ngài. Học viên cũng sẽ được mời xác định cách họ có thể gia tăng khả năng của họ để nghe tiếng nói của Đấng Cứu Rỗi.

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

Joseph Smith là một nhân chứng cho Thượng Đế Đức Chúa Cha và Chúa Giê Su Ky Tô.

Hãy trưng ra lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Gordon B. Hinckley:

Chủ Tịch Gordon B. Hinckley

Tiên Tri Joseph Smith là một nhân chứng ưu việt về Đấng Ky Tô hằng sống. (Gordon B. Hinckley, “What Hath God Wrought through His Servant Joseph!,” Ensign, tháng Một năm 1997, trang 2)

  • Điều gì khiến Joseph Smith trở thành “một nhân chứng ưu việt về Đấng Ky Tô hằng sống”? (Nếu cần, hãy nhắc học viên nhớ rằng ưu việt có nghĩa là vượt trôi hơn hết.)

Viết lên trên bảng câu sau đây: Qua kinh nghiệm trực tiếp, Joseph Smith biết được rằng …

Mời mỗi học viên chọn ra và xem lại Joseph Smith—Lịch Sử 1:16–17, Giáo Lý và Giao Ước 76:22–24, hoặc Giáo Lý và Giao Ước 110:2–4, và tìm kiếm một cách để hoàn tất câu ở trên bảng. Sau đó mời học viên chia sẻ những câu đã hoàn tất của họ, mà có thể gồm có các lẽ thật sau đây: Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô hiện hữu; Chúa Giê Su Ky Tô và Cha Thiên Thượng là hai Đấng riêng biệt và khác biệt; Chúa Giê Su Ky Tô có một thể xác vinh quang, phục sinh; Chúa Giê Su Ky Tô biết tên của chúng ta; Chúa Giê Su Ky Tô là Con Độc Sinh của Đức Chúa Cha; Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng Sáng Tạo; Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng Biện Hộ cho chúng ta trước Đức Chúa Cha.

Khi học viên chia sẻ, hãy cân nhắc đặt ra những câu hỏi mà có thể giúp họ gia tăng sự hiểu biết về các lẽ thật họ nhận ra. Ví dụ:

  • Tại sao đây là một lẽ thật quan trọng để biết về Chúa Giê Su Ky Tô?

  • Lẽ thật này củng cố chứng ngôn của anh chị em về Đấng Cứu Rỗi như thế nào?

  • Việc biết được lẽ thật này có thể gia tăng ước muốn của anh chị em để noi theo Ngài như thế nào?

Sau thời gian thảo luận, mời một hoặc hai học viên chia sẻ chứng ngôn của họ về Joseph Smith với tư cách là một nhân chứng của Đấng Cứu Rỗi.

Chúng ta có thể nghe tiếng nói của Chúa.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy và Học Hỏi của Chúng Ta

Khuyến khích các kinh nghiệm học tập thích hợp. Để giúp học viên có được những kinh nghiệm học tập có ý nghĩa hơn, hãy tìm cách kết nối điều họ đang học với hoàn cảnh, sở thích, và những thắc mắc của họ. Sử dụng các nguồn tài liệu từ tài liệu chuẩn bị và kinh nghiệm cá nhân của học viên để khám phá cách mà các lẽ thật phúc âm đã ảnh hưởng hoặc có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.

Cân nhắc chia sẻ tình huống sau đây hoặc một tình huống của anh chị em:

Những người truyền giáo nói với người bạn của anh chị em rằng nếu cô ấy tìm đến Chúa, thì cô ấy có thể nhận được sự mặc khải và nghe tiếng nói của Ngài. Mặc dù muốn tin vào lời hứa này, nhưng cô ấy cảm thấy lo lắng rằng sẽ nhầm lẫn ý nghĩ của chính mình thành tiếng nói của Ngài. Cô ấy hỏi: “Làm thế nào chúng ta biết được khi nào chúng ta đang nghe tiếng nói của Chúa?”

Hãy mời một vài học viên chia sẻ cách họ sẽ trả lời. Anh chị em cũng có thể yêu cầu học viên chia sẻ những thử thách hoặc băn khoăn khác mà họ gặp phải với việc lắng nghe tiếng nói của Đấng Cứu Rỗi.

Nhắc học viên nhớ rằng Oliver Cowdery đã được giảng dạy về cách lắng nghe tiếng nói của Đấng Cứu Rỗi khi ông có một số thắc mắc về sự kêu gọi làm vị tiên tri của Joseph Smith. Mời học viên xem lại Giáo Lý và Giao Ước 6:14–15, 22–23, tìm kiếm điều Chúa đã dạy Oliver Cowdery về cách lắng nghe tiếng nói của Ngài.

  • Chúng ta có thể học được điều gì về cách lắng nghe tiếng nói của Chúa từ kinh nghiệm của Oliver? (Học viên có thể nhận ra một lẽ thật như sau: Chúng ta có thể nghe được tiếng nói của Chúa qua Đức Thánh Linh. Tiếng nói của Đấng Cứu Rỗi soi sáng tâm trí chúng ta và ban cho chúng ta sự bình an.)

  • Tại sao việc liên tục tìm kiếm để nghe được tiếng nói của Đấng Cứu Rỗi—đặc biệt là trong thời kỳ của chúng ta lại là điều quan trọng?

  • Cuộc sống của anh chị em đã được ban phước như thế nào khi lắng nghe tiếng nói của Chúa?

Cân nhắc trưng ra lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Russell M. Nelson.

Chủ Tịch Russell M. Nelson

Khi cố gắng nghe—thật sự nghe—lời Con Trai của Ngài, chúng ta sẽ được hướng dẫn để biết phải làm gì trong bất cứ hoàn cảnh nào. …

Khi chúng ta tìm cách làm môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô, thì những nỗ lực của chúng ta để nghe lời Ngài cần phải có chủ ý hơn bao giờ hết. (Russell M. Nelson, “Hãy Nghe Lời Người,” Liahona, tháng Năm năm 2020, trang 89)

1:46

Anh chị em có thể chia sẻ một ví dụ cá nhân về một cách anh chị em nghe tiếng nói của Chúa trong cuộc sống của mình. Hoặc anh chị em có thể cho thấy một ví dụ từ một vị lãnh đạo Giáo Hội, được tìm thấy trong bộ tuyển tập video “Nghe Lời Ngài” trong Gospel Media (ChurchofJesusChrist.org).

Hãy đưa cho mỗi học viên tờ giấy phát tay sau đây.

Hãy nghe lời Người!

Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu dành cho Giảng Viên—Bài Học 21

Hãy tưởng tượng rằng anh chị em đã được ban cho cơ hội để tạo ra một đoạn video ngắn cho thấy cách anh chị em nghe tiếng nói của Đấng Cứu Rỗi. Viết một dàn ý ngắn về điều anh chị em sẽ chia sẻ để đáp ứng lời thúc giục “Cách tôi nghe lời Ngài.” Các câu hỏi sau đây có thể hữu ích khi anh chị em viết dàn ý của mình:

  • Những kinh nghiệm nào đã giúp anh chị em hiểu rõ hơn cách Chúa ngỏ lời cùng anh chị em?

  • Anh chị em có thể bao gồm những ý kiến nào từ những lời phát biểu của Chủ Tịch Russell M. NelsonChị Michelle D. Craig trong phần 2 của tài liệu chuẩn bị?

  • Làm thế nào anh chị em có thể chia sẻ những ý nghĩa và cảm nhận của mình theo cách mà người khác sẽ dễ dàng hiểu được?

Từ dàn ý của anh chị em, hãy tạo ra một thông điệp ngắn (một đến hai đoạn) mà anh chị em có thể chia sẻ với lớp học.

Nếu muốn, thay vì thế, anh chị em có thể suy ngẫm và ghi lại điều anh chị em muốn làm để gia tăng khả năng của mình để nghe tiếng nói của Đấng Cứu Rỗi.

Hãy nghe lời Người!

Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu dành cho Giảng Viên—Bài Học 21

tài liệu phát tay của giảng viên

Sau khi đã cho lớp học đủ thời gian để làm bài, hãy mời một số học viên chia sẻ thông điệp “Nghe Lời Ngài” của họ với lớp học. Khuyến khích học viên cũng chia sẻ thông điệp “Nghe Lời Ngài” của họ ở bên ngoài lớp học. Họ có thể thực hiện việc này qua một cuộc trò chuyện trực tiếp, gọi điện thoại, hoặc gửi tin nhắn hoặc đăng trên phương tiện truyền thông xã hội.

Nếu thời gian cho phép, hãy cân nhắc mời học viên có chủ ý hơn trong các nỗ lực của họ để nghe lời Chúa. Họ có thể mất một vài phút để hoạch định và lên lịch cách họ có thể làm điều này.

Cho Buổi Học Lần Sau

Cân nhắc gửi thông điệp sau đây, hoặc một thông điệp của riêng anh chị em, một vài ngày trước buổi học lần sau: Khi anh chị em học tài liệu chuẩn bị cho bài học 22, hãy suy ngẫm về ý nghĩa của Sự Phục Hồi liên tục đối với anh chị em.

1:6