“Bài học 28 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Đứng Lên làm Nhân Chứng cho Chúa Giê Su Ky Tô,” Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu của Ngài dành cho Giảng Viên (năm 2023)
“Bài học 28 Tài Liệu dành cho Giảng Viên,” Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu của Ngài dành cho Giảng Viên
Bài Học 28 Tài Liệu dành cho Giảng Viên
Đứng lên làm Nhân Chứng cho Chúa Giê Su Ky Tô
Trong cả khóa học này, học viên đã có cơ hội để nghiên cứu, suy ngẫm, và thảo luận về Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm trường cửu của Ngài. Họ đã được mời gọi để củng cố chứng ngôn của họ về Đấng Cứu Rỗi và hành động trong đức tin để trở nên giống như Ngài hơn. Trong bài học này, học viên sẽ suy ngẫm về điều họ đã cảm nhận, học được, và trải nghiệm được. Họ sẽ được mời chia sẻ chứng ngôn về Đấng Cứu Rỗi.
Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy
Các môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô làm chứng về Ngài.
Lưu ý: Để học viên có nhiều thời gian suy ngẫm và chia sẻ chứng ngôn về Đấng Cứu Rỗi trong lớp học, chúng tôi đã giảm bớt ý kiến giảng dạy trong bài học này.
Anh chị em có thể chia sẻ tình huống sau đây khi bắt đầu lớp học:
Cân nhắc việc cho học viên thời gian để ghi lại điều họ có thể nói trong chứng ngôn của họ. Sau đó anh chị em có thể mời một số học viên chia sẻ điều họ đã ghi lại. Trong cuộc thảo luận của mình, anh chị em có thể hỏi một hoặc nhiều câu hỏi sau đây:
-
Anh chị em sẽ cảm thấy như thế nào nếu không có ai chia sẻ chứng ngôn về Chúa Giê Su Ky Tô? Tại sao việc làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm trường cửu của Ngài lại vô cùng quan trọng? (Khi học viên thảo luận, anh chị em có thể trưng ra lời phát biểu sau đây của Anh Cả Dieter F. Uchtdorf: “Nòng cốt của chứng ngôn này sẽ luôn luôn là đức tin và sự hiểu biết về Chúa Giê Su Ky Tô và sứ mệnh thiêng liêng của Ngài” [“Quyền Năng của Chứng Ngôn Cá Nhân,” Liahona, tháng Mười Một năm 2006, trang 38].)
-
Anh chị em đã nhận được chứng ngôn về Chúa Giê Su Ky Tô như thế nào? (Anh chị em có thể ôn lại An Ma 5:46–48 và lời phát biểu thứ hai của Anh Cả Uchtdorf trong phần 1 của tài liệu chuẩn bị. Nếu muốn, anh chị em có thể giúp học viên nhận ra một lẽ thật tương tự như sau: Chúng ta có thể có một chứng ngôn chắc chắn về Chúa Giê Su Ky Tô qua Đức Thánh Linh.) Đức Thánh Linh đã có ảnh hưởng gì đến sự hiểu biết và tình yêu thương của anh chị em dành cho Đấng Cứu Rỗi?
Cân nhắc việc mời một hoặc hai học viên chuẩn bị trước buổi học để chia sẻ trong lớp học về cuộc sống của họ đã được ban phước như thế nào khi nghe người khác làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô. Sau đó anh chị em có thể hỏi:
-
Chúng ta có thể đứng lên làm nhân chứng cho Chúa Giê Su Ky Tô bằng một số cách nào? (Anh chị em có thể muốn mời học viên xem lại lời phát biểu của Anh Cả Neil L. Andersen trong phần 2 của tài liệu chuẩn bị.)
-
Tại sao có thể là điều quan trọng để chia sẻ chứng ngôn của chúng ta về Đấng Cứu Rỗi, cho dù chúng ta cảm thấy chứng ngôn đó không mạnh mẽ lắm? (Cân nhắc việc xem lại lời phát biểu đầu tiên của Chủ Tịch Uchtdorf trong phần 1 của tài liệu chuẩn bị.)
Nhắc học viên nhớ rằng họ được mời chuẩn bị cho lớp học bằng cách chọn ra một sinh hoạt học tập để giúp họ suy ngẫm về chứng ngôn của mình về Đấng Cứu Rỗi và phúc âm trường cửu của Ngài. Cho học viên thời gian để xem lại những ghi chú của họ và chuẩn bị một điều gì đó để chia sẻ.
Nếu có một lớp học đông người, thì anh chị em có thể muốn sắp xếp học viên thành các nhóm nhỏ để giúp mọi người có cơ hội để chia sẻ. Khuyến khích học viên lưu ý đến thời gian họ sử dụng để mọi người trong lớp hoặc trong nhóm có thể chia sẻ. Mặc dù tất cả các học viên nên được khuyến khích chia sẻ, nhưng không nên ép buộc bất kỳ ai.
Kết thúc lớp học bằng cách chia sẻ chứng ngôn của anh chị em và khuyến khích học viên tiếp tục củng cố chứng ngôn của họ về Chúa Giê Su Ky Tô và tìm kiếm cơ hội để chia sẻ lời chứng đó về Ngài.
Trước khi lớp học kết thúc, hãy khuyến khích các học viên tiếp tục đăng ký học viện giáo lý.