“Bài Học 25 Tài Liệu Chuẩn Bị cho Lớp Học: Bài học 25 Tài Liệu Chuẩn Bị cho Lớp Học: Cố Gắng Trở Thành một Môn Đồ Trung Tín của Chúa Giê Su Ky Tô,” Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu của Ngài dành cho Giảng Viên (năm 2023)
“Bài Học 25 Tài Liệu Chuẩn Bị cho Lớp Học,” Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu của Ngài dành cho Giảng Viên
Bài Học 25 Tài Liệu Chuẩn Bị cho Lớp Học
Cố Gắng Trở Thành một Môn Đồ Trung Tín của Chúa Giê Su Ky Tô
Mỗi ngày, chúng ta có một cơ hội để tôn trọng giao ước báp têm của mình bằng cách trở thành một môn đồ chân chính của Chúa Giê Su Ky Tô. Là các môn đồ của Ngài, chúng ta cam kết noi theo Đấng Cứu Rỗi và sống theo những lời giảng dạy của Ngài (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 41:5). May mắn thay, vai trò môn đồ không phải là một cuộc đua hay một cuộc cạnh tranh. Đúng hơn đó là một cuộc hành trình suốt đời mà chúng ta thực hiện với sự hỗ trợ của Chúa Giê Su Ky Tô và các môn đồ khác (xin xem Mô Si A 18:8–10). Khi anh chị em học các lẽ thật được giảng dạy trong đơn vị cuối cùng này, hãy suy ngẫm về sự giúp đỡ và các phước lành mà anh chị em có thể nhận được khi cố gắng trở thành một môn đồ trung tín của Chúa Giê Su Ky Tô.
Phần 1
Tôi có thể học được điều gì về vai trò môn đồ từ tấm gương của Đấng Cứu Rỗi?
Một môn đồ là một tín đồ tận tụy. Và không một ai nêu gương về vai trò môn đồ tốt như Chúa Giê Su Ky Tô. Ngài là một tấm gương tuyệt vời cho chúng ta về vai trò môn đồ khi Ngài tuân theo ý muốn của Cha Ngài và tình yêu thương của Ngài dành cho những người khác. Một vài giờ trước khi Đấng Cứu Rỗi chịu đau khổ trong Vườn Ghết Sê Ma Nê để làm tròn ý muốn của Cha Ngài, Ngài dừng lại để nhẹ nhàng rửa chân cho Các Sứ Đồ của mình. Anh Cả Jeffrey R. Holland thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã mô tả sự kiện này:
Khi bữa ăn tối thiêng liêng của Lễ Vượt Qua cuối cùng đó đang được chuẩn bị, Chúa Giê Su đã dâng trào cảm xúc sâu sắc. Chỉ có Ngài mới biết điều gì sẽ xảy ra ngay trước mắt. …
Với những ý nghĩ như vậy ngay trong bữa ăn này, Đấng Ky Tô lặng lẽ đứng dậy, vấn khăn ngang lưng Ngài như một người nô lệ hay tôi tớ thường làm, và quỳ xuống để rửa chân cho Các Sứ Đồ. … Ngài sẽ làm tôi tớ hỗ trợ cho họ đến giờ cuối cùng—và cả sau này. (“He Loved Them unto the End,” Ensign, tháng Mười Một năm 1989, trang 25)
Tiếp theo sự phục vụ thiêng liêng này, Chúa Giê Su đã dạy Các Sứ Đồ của Ngài các lẽ thật mà có thể hướng dẫn tất cả chúng ta khi chúng ta tìm cách làm môn đồ của Ngài.
Chị Silvia H. Allred, cựu cố vấn trong Chủ Tịch Đoàn Trung Ương Hội Phụ Nữ, đã nói:
Chúng ta cần phải yêu thương và phục vụ lẫn nhau. Thật ra, đây là thực chất của vai trò môn đồ trong Giáo Hội chân chính của Chúa Giê Su Ky Tô. (“Thực Chất của Vai Trò Môn Đồ,” Liahona, tháng Năm năm 2011, trang 84)
Phần 2
Tôi có thể được đòi hỏi điều gì với tư cách là một môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô?
Chúa Giê Su đặt ra tiêu chuẩn sau đây cho vai trò môn đồ: “Nếu ai muốn theo ta, phải liều mình, vác thập tự giá mình mà theo ta.” (Lu Ca 9:23). Ngài giải thích: “Một người vác thập tự giá mình là chối bỏ tất cả mọi sự không tin kính, mọi dục vọng của thế gian, và tuân giữ các giáo lệnh của ta” (Bản Dịch Joseph Smith, Ma Thi Ơ 16:26, xin xem thêm câu 25 [trong Phụ Lục Bản Dịch Joseph Smith]).
Anh Cả Ulisses Soares thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy:
Việc vác lên mình thập tự giá và theo Đấng Cứu Rỗi đòi hỏi chúng ta noi theo tấm gương của Ngài và nỗ lực trở nên giống Ngài, kiên nhẫn đối mặt với các tình huống của cuộc đời, từ chối và khinh miệt những ham muốn của con người thiên nhiên, và trông đợi Chúa. Hãy Vác Thập Tự Giá Mình,” Liahona, tháng Mười Một năm 2019, trang 115–116)
Một người trai trẻ quyền quý giàu có có lần đã hỏi Đấng Cứu Rỗi là anh ấy cần phải làm gì để được hưởng cuộc sống vĩnh cửu.
Anh Cả Larry R. Lawrence thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi đã dạy cách chúng ta có thể áp dụng câu chuyện thánh thư này vào cuộc sống của mình:
Tôi muốn đề nghị rằng mỗi anh chị em nên sớm tham gia vào một bài tập thuộc linh, có lẽ ngay cả tối nay trong khi dâng lên lời cầu nguyện của mình. Hãy khiêm nhường hỏi Chúa câu hỏi sau đây: “Điều gì ngăn giữ con khỏi sự tiến triển?” Nói cách khác: “Con còn thiếu điều gì nữa?” Sau đó, im lặng chờ một câu trả lời. Nếu các anh chị em thành thật, thì câu trả lời sẽ sớm trở nên rõ ràng. Đó sẽ là điều mặc khải chỉ dành cho các anh chị em. (“Còn Thiếu Chi cho Tôi Nữa?,” Liahona, tháng Mười Một năm 2015, trang 35)
Thật không may, thánh thư dạy chúng ta rằng người trai trẻ giàu có trong câu chuyện “thì đi, bộ buồn bực; vì chàng có của cải nhiều lắm” (Ma Thi Ơ 19:22). Sẽ luôn luôn có những hy sinh cần thiết để làm một môn đồ của Chúa. Nhưng Chủ Tịch James E. Faust, khi còn phục vụ trong Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn, đã giải thích:
Khi xem xét lời hứa vĩ đại của Đấng Cứu Rỗi về sự bình an trong cuộc sống này và cuộc sống vĩnh cửu trong cuộc sống mai sau, vai trò môn đồ là một một cái giá xứng đáng. Đó là một cái giá mà chúng ta không thể có đủ khả năng để không trả. Do đó, những đòi hỏi của vai trò môn đồ là ít hơn nhiều so với các phước lành đã được hứa. (“Vai Trò Môn Đồ,” Liahona, tháng Mười Một năm 2006, trang 20)
Phần 3
Làm thế nào tôi có thể được củng cố và tán trợ khi đối phó với những thử thách trong vai trò môn đồ?
Nếu đôi khi, anh chị em tự hỏi liệu các phước lành đã được hứa cho vai trò môn đồ có đáng giá không, thì hãy nhớ điều này: “Con đường của [Chúa] là lối đi dẫn đến hạnh phúc trong cuộc sống này và cuộc sống vĩnh cửu trong thế giới mai sau” (“Đấng Ky Tô Hằng Sống: Chứng Ngôn của Các Sứ Đồ,” ChurchofJesusChrist.org). Tiên tri Gia Cốp đã làm chứng: “Nhưng, này, những người ngay chính, những thánh hữu của Đấng Thánh Y Sơ Ra Ên, những người đã tin nơi Đấng Thánh của Y Sơ Ra Ên, những người đã gánh chịu những thập tự giá của thế gian, … sẽ được thừa hưởng vương quốc của Thượng Đế, … và niềm vui sướng của họ sẽ tràn đầy mãi mãi” (2 Nê Phi 9:18).
Anh chị em có thể tự hỏi mình điều Đấng Cứu Rỗi đã hỏi các môn đồ của Ngài cách đây rất lâu: “Vì người nào nếu được cả thiên hạ mà mất linh hồn mình, thì có ích gì? Hoặc người lấy chi mà đổi linh hồn mình lại?” (Ma Thi Ơ 16:26).
Chúa không những hứa ban cho các môn đồ của Ngài những phần thưởng vĩnh cửu, mà Ngài còn ban phước cho chúng ta khi chúng ta cố gắng noi theo Ngài. Một trong những cách mà Ngài ban phước cho chúng ta là ban cho chúng ta niềm vui lâu dài trong cuộc sống này. Nhưng chúng ta cũng nhận được những phước lành khác. Trong một bức thư gửi cho người Rô Ma, Sứ Đồ Phao Lô đã suy ngẫm về một số cách Chúa hỗ trợ những người noi theo Ngài, ngay cả trong những thử thách của họ.