“Bài học 11 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Vui Hưởng Các Phước Lành trong Giáo Hội của Chúa,” Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu của Ngài dành cho Giảng Viên (năm 2023)
“Bài học 11 Tài Liệu dành cho Giảng Viên,” Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu của Ngài dành cho Giảng Viên
Bài Học 11 Tài Liệu dành cho Giảng Viên
Vui Hưởng Các Phước Lành trong Giáo Hội của Chúa
Trong giáo vụ trên trần thế của Ngài và cũng trong những ngày sau, Chúa Giê Su Ky Tô đã kêu gọi Các Sứ Đồ và tổ chức Giáo Hội của Ngài. Trong bài học này, học viên sẽ có cơ hội để suy ngẫm các phước lành dành sẵn cho họ qua Giáo Hội của Chúa. Họ cũng sẽ suy ngẫm điều họ có thể làm để cải thiện kinh nghiệm của chính họ và những người khác trong Giáo Hội.
Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy
Chúng ta có thể tìm thấy mục đích trong Giáo Hội của Chúa.
Anh chị em có thể bắt đầu lớp học bằng cách chia sẻ tình huống sau đây:
-
Quan điểm này phổ biến như thế nào ở những người thành niên trẻ tuổi mà anh chị em biết?
-
Anh chị em sẽ trả lời câu hỏi của Isabella như thế nào?
Sau khi học viên chia sẻ, anh chị em có thể viết tiêu đề sau đây lên trên bảng: Các Phước Lành của Việc Tham Gia vào Giáo Hội của Chúa. Sau đó mời học viên liệt kê những ý kiến của họ bên dưới tiêu đề này.
Học viên có thể liệt kê một số các phước lành sau đây: tiếp nhận và sử dụng thẩm quyền và các chìa khóa của chức tư tế, nhận được các giáo lễ và lập giao ước, học giáo lý thanh khiết và rõ ràng, tiếp nhận sự giúp đỡ để hối cải, tìm kiếm cơ hội để quy tụ Y Sơ Ra Ên, giúp đỡ người nghèo khó và đáp ứng các nhu cầu nhân đạo, tham gia vào công việc đền thờ cho người chết, có cơ hội phục vụ và kết giao với những người khác, và củng cố các gia đình.
-
Anh chị em nghĩ phước lành nào trong số những phước lành này là độc nhất vô nhị đối với Giáo Hội của Chúa?
Khi anh chị em có cuộc thảo luận này, hãy cân nhắc sinh hoạt và câu hỏi nào sau đây sẽ hữu ích để làm nổi bật các phước lành đặc biệt của Giáo Hội. (Anh chị em có thể không có thời gian để thảo luận tất cả các đề tài này. Anh chị em cũng có thể chọn đi sâu vào các phần khác nhau của cuộc thảo luận.)
Thẩm Quyền và Các Chìa Khóa của Chức Tư Tế
Anh chị em có thể yêu cầu học viên đóng diễn tình huống sau đây theo từng cặp:
Học viên có thể cùng nhau đọc Ê Phê Sô 2:19–20; Ma Thi Ơ 10:1, 7–8; 16:19; Công Vụ Các Sứ Đồ 1:21–22; và Giáo Lý và Giao Ước 107:23 để bắt đầu sinh hoạt này. (Anh chị em có thể muốn đánh giá sự hiểu biết của học viên về các chìa khóa của chức tư tế và bổ sung cho sự hiểu biết của họ nếu cần. Xin xem các tài liệu tham khảo trong phần “Muốn Thêm Thông Tin?” của tài liệu chuẩn bị.)
-
Các phước lành nào chỉ có thể đến qua quyền năng và thẩm quyền của thánh chức tư tế? (Cân nhắc xem lại những lời phát biểu của Chủ Tịch Dallin H. Oaks và Anh Cả Robert D. Hales trong phần 1 của tài liệu chuẩn bị.) Có khi nào anh chị em đã cảm nhận được những phước lành này không?
Các Giáo Lễ và Giao Ước của Chức Tư Tế
-
Anh chị em có những cảm nghĩ gì về việc nhận được các giáo lễ thiêng liêng và lập các giao ước thiêng liêng với Thượng Đế? (Anh chị em có thể mời học viên suy ngẫm về các phước lành đang chờ đợi họ khi họ tiếp tục tiến bước trên con đường giao ước.)
Sự Rõ Ràng về Giáo Lý của Chúa
-
Làm thế nào chúng ta được bảo vệ khỏi ngọn “gió của đạo lạc” (Ê Phê Sô 4:14) khi chúng ta tham gia vào Giáo Hội? (Hãy cùng nhau ôn lại Ê Phê Sô 4:11–14.) Làm thế nào mà đại hội trung ương đã giúp anh chị em học hỏi và hiểu giáo lý của Đấng Ky Tô?
Công Việc Đền Thờ
-
Công việc đền thờ và lịch sử gia đình đã ban phước cho cá nhân anh chị em như thế nào?
Sự Quy Tụ Y Sơ Ra Ên
-
Trong những phương diện nào Giáo Hội của Chúa đã giúp anh chị em quy tụ Y Sơ Ra Ên ở cả hai bên bức màn che? Những hành động này đã ban phước cho cuộc sống của anh chị em ra sao?
Yêu cầu học viên chọn một trong các phước lành được liệt kê ở trên bảng mà họ muốn vui hưởng trọn vẹn hơn trong cuộc sống của họ. Cho học viên thời gian để lập một kế hoạch, kể cả liệt kê các bước họ có thể làm để nhận được phước lành mà họ đã xác định.
Chúng ta có thể làm cho các tiểu giáo khu và chi nhánh của mình trở thành những nơi chào đón mọi người.
Anh chị em có thể hỏi học viên rằng họ sẽ làm gì nếu được yêu cầu phục vụ cùng với một người nào đó trong tiểu giáo khu hoặc chi nhánh mà có những ý kiến rất khác biệt hoặc có thể là khó để làm việc cùng.
-
Anh chị em đã phát triển vai trò môn đồ của mình như thế nào khi phục vụ và làm việc với các tín hữu khác của Giáo Hội? (Xin xem những lời phát biểu của Anh Cả D. Todd Christofferson trong phần 2 của tài liệu chuẩn bị.)
Cân nhắc việc cùng nhau ôn lại Mô Rô Ni 6:4–5 và hỏi học viên xem liệu họ có từng có những kinh nghiệm ở nhà thờ khi họ cảm thấy được nhớ đến, được xây đắp, hoặc được củng cố bởi một người nào đó không. Họ cũng có thể nghĩ về những lần họ cảm thấy cô đơn ở nhà thờ.
-
Anh chị em nghĩ tại sao một số người có thể không cảm thấy họ thuộc vào nhà thờ? Chúng ta có thể làm gì để giúp người khác cảm thấy được yêu thương và là một phần của nhà thờ? (Anh chị em có thể muốn xem lại ví dụ mà chị Carole M. Stephens chia sẻ trong phần 3 của tài liệu chuẩn bị. Anh chị em cũng có thể cùng nhau xem video “Inviting Others to ‘Come and Stay’ [Mời Người Khác ‘Đến và Ở Lại’]” [1:39].)
Nhắc học viên nhớ rằng khi chuẩn bị cho lớp học, họ được mời nghĩ về một người nào đó mà có thể được ban phước nhờ tình thân hữu của họ. Hãy cho học viên thời gian để suy ngẫm điều họ có thể làm để giúp người này cảm thấy được yêu thương và được chào đón ở nhà thờ.
Cho Buổi Học Lần Sau
Để truyền cảm hứng cho học viên chuẩn bị cho buổi học lần sau, hãy cân nhắc việc gửi thông điệp sau đây trong tuần: Anh chị em sẽ cảm thấy như thế nào khi được ngồi dưới chân Đấng Cứu Rỗi và nghe Ngài giảng dạy? Khi anh chị em đọc tài liệu chuẩn bị cho bài học 12, hãy suy ngẫm ảnh hưởng của những lời giảng dạy của Đấng Ky Tô đối với cuộc sống của anh chị em.