“Bài học 12 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Tìm Kiếm Lẽ Thật Thuần Khiết trong Những Lời Giảng Dạy của Chúa Giê Su Ky Tô,” Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu của Ngài dành cho Giảng Viên (năm 2023)
“Bài học 12 Tài Liệu dành cho Giảng Viên,” Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu của Ngài dành cho Giảng Viên
Bài Học 12 Tài Liệu dành cho Giảng Viên
Tìm Kiếm Lẽ Thật Thuần Khiết trong Những Lời Giảng Dạy của Chúa Giê Su Ky Tô
Chủ Russell M. Nelson đã nói: “Giáo lý thuần khiết của Đấng Ky Tô là đầy quyền năng. Giáo lý này thay đổi cuộc sống của tất cả những người mà hiểu và cố gắng áp dụng giáo lý đó trong cuộc sống của mình” (“Lẽ Thật Thuần Khiết, Giáo Lý Thuần Khiết và Sự Mặc Khải Thuần Khiết,” Liahona, tháng Mười Một năm 2021, trang 6). Trong bài học này, học viên sẽ có cơ hội để chia sẻ về việc cuộc sống của họ đã được ảnh hưởng như thế nào bởi những lời giảng dạy của Chúa Giê Su Ky Tô. Họ cũng sẽ thảo luận ý nghĩa của phúc âm và được mời suy ngẫm về điều họ có thể làm để trở nên tập trung hơn vào việc sống theo phúc âm.
Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy
Chúa Giê Su Ky Tô giảng dạy các lẽ thật làm thay đổi cuộc sống.
Anh chị em có thể cho xem hình ảnh đi kèm, hoặc tranh ảnh khác mà anh chị em chọn về Chúa Giê Su Ky Tô đang giảng dạy, và mời học viên chia sẻ những lý do có thể có về việc tại sao “[Chúa Giê Su Ky Tô] là giảng viên vĩ đại nhất đã từng sống hoặc sẽ sống” (Jeffrey R. Holland, “Teaching, Preaching, Healing,” Ensign, tháng Một năm 2003, trang 33).
Để khuyến khích học viên có một cuộc thảo luận đầy ý nghĩa, anh chị em có thể đặt ra một số câu hỏi sau đây:
-
Những lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi đã có ảnh hưởng gì đến những người nghe Ngài giảng dạy? (Anh chị em có thể xem lại các ví dụ trong phần 1 của tài liệu chuẩn bị.) Những lời giảng dạy của Ngài đã có tác động gì đến cuộc sống của anh chị em?
-
Chúng ta phải làm gì nếu muốn những lời giảng dạy của Chúa Giê Su Ky Tô có một ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài đến cuộc sống của chúng ta? (Anh chị em có thể muốn xem lại Giăng 3:21; 7:17; 13:17 và lời phát biểu của Anh Cả Holland trong phần 1 của tài liệu chuẩn bị. Sau đó, anh chị em có thể mời học viên xác định một nguyên tắc tương tự như sau: Khi hành động theo những lời giảng dạy của Chúa, chúng ta có thể biết được lẽ trung thực của các nguyên tắc này, gia tăng sự hiểu biết, và cảm nhận được hạnh phúc.)
Nhắc học viên nhớ rằng trong phần 1 của tài liệu chuẩn bị, họ được mời chọn ra một lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi mà đã ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Họ cũng có thể tìm kiếm một lời giảng dạy mà họ nghĩ có thể thích hợp với cuộc sống của họ. Cho học viên một vài phút để ôn lại đoạn thánh thư của họ và ba câu hỏi tương ứng trong phần 1 của tài liệu chuẩn bị. Khuyến khích các học viên nào chưa thực hiện sinh hoạt này thì hãy tìm kiếm một lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi mà họ có thể chia sẻ.
Mời học viên chia sẻ lời giảng dạy của Chúa Giê Su Ky Tô mà họ đã chọn và câu trả lời của họ cho ít nhất một trong ba câu hỏi từ tài liệu chuẩn bị. Anh chị em có thể thực hiện sinh hoạt này chung với cả lớp hoặc chia học viên ra thành các nhóm nhỏ và yêu cầu họ thay phiên nhau chia sẻ.
Chúa Giê Su Ky Tô giảng dạy cho dân Nê Phi ý nghĩa của phúc âm của Ngài.
Hãy cùng nhau đọc tình huống sau đây:
-
Điều gì có thể xảy ra trong các bài nói chuyện, bài học, hoặc các cuộc thảo luận phúc âm mà có thể khiến một người nào đó cảm thấy giống như Amelia?
-
Amelia có thể có những hiểu lầm nào về ý nghĩa và mục đích của phúc âm?
Mời học viên xem lại 3 Nê Phi 27:13–14, 19–21 và tìm kiếm các yếu tố chính yếu của phúc âm như đã được Đấng Cứu Rỗi giảng dạy.
Để thúc đẩy cho cuộc thảo luận trở nên ý nghĩa, anh chị em có thể đặt những câu hỏi tương tự như sau:
-
Theo Đấng Cứu Rỗi, các yếu tố cơ bản và phước lành tột bậc của việc sống theo phúc âm của Ngài là gì? (Hãy giúp học viên nhận ra lẽ thật sau đây: Khi chúng ta thực hành đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô, hối cải, chịu phép báp têm, tiếp nhận Đức Thánh Linh, và kiên trì đến cùng, thì chúng ta có thể đứng không tì vết trước mặt Thượng Đế vào ngày sau cùng.)
-
Làm thế nào mà việc đặt Chúa Giê Su Ky Tô làm trọng tâm của phúc âm có thể thay đổi cách nhìn và cảm nhận của Amelia về phúc âm? Việc tập trung vào Đấng Cứu Rỗi đã ảnh hưởng như thế nào đến cách anh chị em suy nghĩ và sống theo phúc âm?
-
Chúng ta có thể gặp phải những thử thách nào khi chúng ta mất tập trung vào Chúa Giê Su Ky Tô và các yếu tố cơ bản của phúc âm Ngài? (Anh chị em có thể muốn xem lại lời phát biểu của Anh Daniel K Judd trong phần 2 của tài liệu chuẩn bị.) Những điều gì đã làm cho anh chị em mất tập trung vào các nguyên tắc cơ bản của phúc âm? Điều gì đã giúp anh chị em tiếp tục tập trung vào các nguyên tắc cơ bản nhất?
Hãy mời học viên xem lại lời phát biểu của Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf trong phần 2 của tài liệu chuẩn bị và ghi lại điều họ có thể làm để tập trung nhiều hơn vào các nguyên tắc cơ bản và việc áp dụng phúc âm.
Anh chị em cũng có thể hỏi xem liệu một số học viên có sẵn lòng chia sẻ điều họ có thể làm để tập trung vào những điều quan trọng nhất khi họ cố gắng sống theo phúc âm không.
Để kết thúc, anh chị em hoặc một học viên có thể làm chứng về vẻ đẹp và quyền năng của việc sống theo phúc âm trường cửu của Chúa Giê Su Ky Tô.