Viện Giáo Lý
Bài học 26 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Trở Nên giống như Chúa Giê Su Ky Tô Hơn


“Bài Học 26 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Trở Nên giống như Chúa Giê Su Ky Tô Hơn,” Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu của Ngài dành cho Giảng Viên (năm 2023)

“Bài học 26 Tài Liệu dành cho Giảng Viên,” Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu của Ngài dành cho Giảng Viên

Bài Học 26 Tài Liệu dành cho Giảng Viên

Trở Nên giống như Chúa Giê Su Ky Tô Hơn

Chúa Giê Su Ky Tô phán bảo chúng ta, là các môn đồ của Ngài, phải trở nên giống như Ngài (xin xem 3 Nê Phi 27:27). Trong bài học này, học viên sẽ suy ngẫm cách họ có thể trở nên giống như Đấng Cứu Rỗi hơn bằng cách phát triển thêm các thuộc tính giống như Đấng Ky Tô. Họ cũng sẽ có cơ hội để chọn ra một thuộc tính cụ thể giống như Đấng Ky Tô và xác định điều họ có thể làm để phát triển thuộc tính đó một cách trọn vẹn hơn. 

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

Chúa Giê Su Ky Tô chỉ dẫn các môn đồ của Ngài phải trở nên giống như Ngài.

Để bắt đầu lớp học, hãy trưng ra hoặc mời một học viên đọc to lời phát biểu của Chủ Tịch Dallin H. Oaks trong phần 1 của tài liệu chuẩn bị. Rồi hỏi:

  • Sự khác biệt giữa việc biết một điều gì đó, làm một điều gì đó, và trở thành một điều gì đó là gì?

Tóm lược văn cảnh của 3 Nê Phi 27, và sau đó cùng nhau đọc 3 Nê Phi 27:27. Cân nhắc việc trưng ra lẽ thật sau đây: Chúa Giê Su Ky Tô truyền lệnh cho các môn đồ của Ngài trở nên giống như Ngài.

Anh chị em có thể trưng ra một số hình ảnh mô tả các thuộc tính của Đấng Ky Tô. Sau đó mời học viên chọn một hoặc hai trong số các đoạn sau đây để đọc, tìm kiếm các thuộc tính giống như Đấng Ky Tô:

  • Một số thuộc tính của Chúa Giê Su Ky Tô mà anh chị em muốn phát triển thêm là gì? (Cân nhắc việc liệt kê các thuộc tính mà học viên nhận ra ở trên bảng.)

  • Làm thế nào anh chị em hoặc một người nào đó mà anh chị em biết đã được ban phước qua việc cố gắng trở nên giống như Đấng Cứu Rỗi hơn? (Anh chị em có thể xem lại lời phát biểu của Chủ Tịch Ezra Taft Benson trong phần 1 của tài liệu chuẩn bị.)

Cân nhắc việc chia sẻ một điều gì đó giống như tình huống sau đây:

Khi nhìn vào một bản liệt kê các thuộc tính giống như Đấng Ky Tô, Eliza cảm thấy quá sức mình. Chị tự hỏi làm thế nào chị có thể đưa tất cả các thuộc tính đó vào cuộc sống của chị. Điều này dường như không thể thực hiện được.

  • Anh chị em có bao giờ cảm thấy như Eliza không? Anh chị em sẽ đưa ra lời khuyên gì cho chị ấy?

  • Chúng ta có thể gặp phải những thử thách nào khác khi tìm cách phát triển các thuộc tính giống như Đấng Ky Tô?

  • Các nguyên tắc phúc âm nào có thể giúp chúng ta cảm thấy nhiều hy vọng hơn khi chúng ta cố gắng phát triển các thuộc tính giống như Đấng Ky Tô? (Nếu cần, học viên có thể suy ngẫm lời phát biểu của Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf trong phần 2 của tài liệu chuẩn bị hoặc các câu thánh thư như sau: Mô Si A 4:27; Ê The 12:27; hoặc Giáo Lý và Giao Ước 78:17–18; 93:13.)

Cải Thiện Việc Giảng Dạy và Học Hỏi của Chúng Ta

Hãy sử dụng các câu chuyện. Các câu chuyện có thể tạo ra sự hứng thú, đào sâu sự hiểu biết, và minh họa cách áp dụng. Cùng với các câu chuyện trong thánh thư, những câu chuyện thúc đẩy đức tin từ các vị lãnh đạo Giáo Hội có thể cho thấy cách áp dụng các nguyên tắc trong bối cảnh hiện đại. Giảng viên và học viên cũng có thể chia sẻ những câu chuyện đầy cảm ứng từ cuộc sống của họ.

Để minh họa khái niệm về việc dần dần trở nên giống như Chúa, anh chị em có thể trưng ra một bức tranh núi Phú Sĩ và đọc kinh nghiệm sau đây của Anh Cả Scott D. và Chị Whiting.

10:21
Núi Phú Sĩ
Anh Cả Scott D. Whiting

Cách đây vài năm, vợ tôi và tôi đứng ở đầu con đường mòn dẫn lên đỉnh núi Phú Sĩ, là ngọn núi cao nhất nước Nhật. Khi bắt đầu đi lên, chúng tôi nhìn lên đỉnh núi xa xôi và tự hỏi liệu mình có thể đến được đó không.

Khi tiếp tục đi lên, chúng tôi bắt đầu cảm thấy mệt nhọc, đau nhức, và ảnh hưởng của độ cao. Về mặt tinh thần, điều quan trọng là chúng tôi chỉ tập trung vào bước đi kế tiếp. Chúng tôi nói: “Tôi có thể không sớm lên đến đỉnh, nhưng ngay bây giờ tôi có thể đi bước tiếp theo.” Dần dần, nhiệm vụ khó khăn cuối cùng đã trở nên có thể đạt được—bằng cách đi từng bước một. (Scott D. Whiting, “Trở Nên giống như Ngài,” Liahona, tháng Mười Một năm 2020, trang 12)

  • Kinh nghiệm của gia đình Whiting có thể liên quan như thế nào đến việc trở nên giống như Chúa Giê Su Ky Tô hơn?

Sau khi học viên chia sẻ những ý nghĩ của họ, hãy trưng ra lời phát biểu sau đây của Anh Cả Whiting:

Anh Cả Scott D. Whiting

Việc trở nên giống như Chúa Giê Su Ky Tô sẽ đòi hỏi chúng ta phải thay đổi tấm lòng và tâm trí của mình, thật vậy, chính [bản tính] của chúng ta, và việc đó chỉ có thể thực hiện được nhờ vào ân điển cứu rỗi của Chúa Giê Su Ky Tô. …

Để thấy được sự tiến triển thực sự, anh chị em sẽ cần phải nỗ lực liên tục. Giống như việc leo núi đòi hỏi sự chuẩn bị trước, cùng sức chịu đựng và sự kiên trì trong quá trình đi lên, thì cuộc hành trình này cũng yêu cầu những nỗ lực và hy sinh thực sự. Ky Tô Giáo chân chính, mà trong đó chúng ta cố gắng trở nên giống như Đức Thầy, vẫn luôn luôn đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực hết sức mình. (Scott D. Whiting, “Trở Nên giống như Ngài,” Liahona, tháng Mười Một năm 2020, trang 13, 14)

Mời học viên tham khảo sinh hoạt “Ghi Lại Những Suy Nghĩ của Anh Chị Em” trong phần 3 của tài liệu chuẩn bị. Sau đó chọn ra sinh hoạt nào trong số các sinh hoạt sau đây có thể đáp ứng tốt nhất cho các nhu cầu của học viên:

  1. Mời học viên dành thời gian để hoàn tất “Sinh Hoạt Tìm Kiếm Thuộc Tính” được tìm thấy trong sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta hoặc suy ngẫm điều họ đã học được hoặc có thể học được từ kinh nghiệm đó.

  2. Cho học viên thời gian để chọn và đọc (hoặc bắt đầu đọc) một trong các bài nói chuyện trong phần “Muốn Thêm Thông Tin?” của tài liệu chuẩn bị. Họ cũng có thể tìm thấy các nguồn tài liệu riêng để nghiên cứu bằng cách tìm kiếm một thuộc tính giống như Đấng Ky Tô trong Thư Viện Phúc Âm.

  3. Mời một số học viên chia sẻ từ thánh thư cách Đấng Cứu Rỗi đã nêu gương về thuộc tính mà họ đã chọn để cố gắng phát triển. (Xin xem bước 2 trong sinh hoạt “Ghi Lại Những Suy Nghĩ của Anh Chị Em” trong phần 3 của tài liệu chuẩn bị.)

  4. Mời học viên chia sẻ điều họ đã học được bằng cách nói chuyện với một người nào đó mà họ biết về cách trở nên giống như Đấng Cứu Rỗi hơn. (Xin xem sinh hoạt “Thảo Luận để Chuẩn Bị cho Lớp Học” trong phần 1 hoặc bước thứ ba của sinh hoạt “Ghi Lại Những Suy Nghĩ của Anh Chị Em” trong phần 3 của tài liệu chuẩn bị để có thêm ý kiến.)

Để kết thúc lớp học, anh chị em có thể trưng ra các câu hỏi sau đây và mời học viên suy ngẫm và ghi lại những ấn tượng của họ:

  • Làm thế nào việc phát triển hoặc củng cố thuộc tính giống như Đấng Ky Tô mà anh chị em đã chọn ảnh hưởng đến cuộc sống và các mối quan hệ của anh chị em?

  • Anh chị em có thể thực hiện những bước nhỏ nhặt đơn giản nào trong tuần này để trau dồi thuộc tính này?

  • Anh chị em sẽ tìm kiếm sự giúp đỡ của Chúa để phát triển hoặc củng cố thuộc tính này như thế nào?

Cân nhắc việc mời một vài học viên chia sẻ một điều gì đó họ đã cảm nhận, học được, hoặc viết trong cuộc thảo luận hôm nay. Anh chị em cũng có thể chia sẻ chứng ngôn của mình.

Cho Buổi Học Lần Sau

Để khuyến khích học viên học tài liệu chuẩn bị cho buổi học lần sau, hãy cân nhắc việc gửi thông điệp sau đây hoặc một thông điệp của riêng anh chị em: Khi anh chị em học bài học 27, hãy suy ngẫm mối liên hệ giữa các từ hy vọng, ánh sáng, và cuộc sống.