Viện Giáo Lý
Bài Học 6 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Sử Dụng Biểu Tượng để Hiểu Rõ Hơn Quyền Năng Cứu Chuộc của Đấng Ky Tô


“Bài Học 6 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Sử Dụng Biểu Tượng để Hiểu Rõ Hơn Quyền Năng Cứu Chuộc của Đấng Ky Tô,” Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu của Ngài dành cho Giảng Viên (năm 2023)

“Bài Học 6 Tài Liệu dành cho Giảng Viên,” Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu của Ngài dành cho Giảng Viên

Bài Học 6 Tài Liệu dành cho Giảng Viên

Sử Dụng Biểu Tượng để Hiểu Rõ Hơn Quyền Năng Cứu Chuộc của Đấng Ky Tô

Thánh thư đầy dẫy các biểu tượng về Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài. Ngay cả trước khi Ngài giáng sinh, Đấng Cứu Rỗi đã giúp dân Ngài biết Ngài là ai và tại sao họ cần Ngài. Bài học này sẽ khám phá các biểu tượng trong thánh thư mà có thể củng cố đức tin của chúng ta nơi Chúa Giê Su Ky Tô và vai trò của Ngài là Đấng Cứu Chuộc của chúng ta.

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

Cải Thiện Việc Giảng Dạy và Học Hỏi của Chúng Ta

Thúc đẩy cho cuộc thảo luận trở nên ý nghĩa. Giảng viên có thể thúc đẩy cho cuộc thảo luận trở nên ý nghĩa khi tạo ra một môi trường học hỏi đầy yêu thương và tin tưởng, giúp học viên cảm thấy an toàn để đặt câu hỏi của họ, nói về những nỗi nghi ngờ và sợ hãi, chia sẻ kinh nghiệm cá nhân và nói lên chứng ngôn của họ.

1:53

Chúa giới thiệu lễ hy sinh thú vật để làm chứng về quyền năng cứu chuộc của Ngài.

Vẽ hoặc trưng ra hình một trái tim (hoặc một biểu tượng phổ biến khác) lên trên bảng. Yêu cầu học viên xác định một trái tim có thể tượng trưng cho điều gì. Hãy chỉ ra rằng thánh thư sử dụng các biểu tượng để làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô (xin xem 2 Nê Phi 11:4). Anh chị em cũng có thể yêu cầu học viên tìm ra một vài ví dụ về các biểu tượng giảng dạy về Đấng Ky Tô.

Ôn lại ngắn gọn hoặc yêu cầu một học viên tóm lược văn cảnh của bức hình A Đam và Ê Va kèm theo. Mời học viên xem lại Môi Se 5:4–8 và nhận ra các biểu tượng trong bức hình này.

Similitude (Biểu Tượng), tranh do Walter Rane họa

Để giúp học viên hiểu rõ hơn về biểu tượng trong bức hình này, hãy cân nhắc việc đặt ra những câu hỏi sau đây:

  • Các lẽ thật quan trọng nào đã được giảng dạy về Chúa Giê Su Ky Tô qua các biểu tượng của con chiên, bàn thờ và sự đổ máu? (Anh chị em có thể xem lại lời phát biểu của Anh Cả Jeffrey R. Holland trong phần 1 của tài liệu chuẩn bị. Giúp học viên khám phá ra lẽ thật tương tự như sau: Sự hy sinh con chiên đầu lòng tượng trưng cho sự hy sinh chuộc tội của Chúa Giê Su Ky Tô.)

  • Ngày nay, chúng ta sử dụng những biểu tượng nào để nhắc nhở chúng ta về Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi?

Lưu ý: Nếu học viên của anh chị em tỏ ra khó chịu với việc dâng thú vật làm của lễ hy sinh, thì hãy nhắc nhở họ rằng hầu hết những người trong Kinh Cựu Ước sống trong các xã hội du mục, nơi mà việc nuôi động vật lấy thịt là điều bình thường. Hãy chỉ ra rằng Chúa đang dựa vào kinh nghiệm hằng ngày của dân chúng để giảng dạy các bài học quan trọng về sự hy sinh chuộc tội của Ngài.

Thánh thư chứa đựng nhiều biểu tượng làm chứng về sứ mệnh thiêng liêng của Chúa Giê Su Ky Tô.

Lưu ý: Phần này gồm có hai lựa chọn giảng dạy. Hãy quyết định sự lựa chọn nào sẽ là tốt nhất cho học viên của anh chị em. Lựa chọn 1 cung cấp một kinh nghiệm học tập được hướng dẫn nhiều hơn.

Lựa Chọn 1: Biểu Tượng của Lễ Vượt Qua

Tùy vào sự hiểu biết của học viên, có thể, điều quan trọng là ôn sơ lược lại các sự kiện dẫn đến Lễ Vượt Qua và sau đó cùng nhau đọc Xuất Ê Díp Tô Ký 12:3–13.

2:3

Để cho học viên cơ hội thảo luận về ý nghĩa của các biểu tượng của lễ Vượt Qua, anh chị em có thể yêu cầu họ làm việc theo các nhóm nhỏ và hoàn tất hoặc thảo luận phần “Những Ý Nghĩa Khả Thi” của biểu đồ “Biểu Tượng về Lễ Vượt Qua” được tìm thấy trong phần 2 của tài liệu chuẩn bị. Hoặc anh chị em có thể chỉ định một biểu tượng cho mỗi nhóm và yêu cầu họ đọc các câu thánh thư hỗ trợ, ghi lại một ý nghĩa khả thi cho biểu tượng của họ, và sau đó chia sẻ với cả lớp điều họ đã học được.

Khi học viên chia sẻ những hiểu biết sâu sắc của họ về các biểu tượng của Lễ Vượt Qua, hãy cân nhắc hỏi thêm những câu hỏi khác mà có thể giúp họ áp dụng ý nghĩa của các biểu tượng vào cuộc sống của họ. Những câu hỏi này có thể bắt đầu như sau:

  • Biểu tượng này dạy chúng ta điều gì về …

  • Làm thế nào ý nghĩa của biểu tượng này có thể được áp dụng vào …

  • Khi nào anh chị em đã nhìn thấy …

Sau khi thảo luận, hãy cân nhắc việc mời học viên ghi lại điều họ đã học được hoặc cảm nhận về Đấng Cứu Rỗi, hoặc mối quan hệ của họ với Ngài, từ các biểu tượng của lễ Vượt Qua. Anh chị em cũng có thể mời học viên nào sẵn lòng để lên chia sẻ điều họ đã viết.

Dành Cho Giảng Viên Tham Khảo

Biểu tượng về Lễ Vượt Qua

Câu

Biểu Tượng

Ý Nghĩa Có Thể Có

Các Câu Thánh Thư Hỗ Trợ*

Câu

3

Biểu Tượng

Mỗi nhà hy sinh một con chiên

Ý Nghĩa Có Thể Có

Quyền năng cứu chuộc của Chúa Giê Su Ky Tô là dành cho tất cả mọi người.

Các Câu Thánh Thư Hỗ Trợ*

2 Nê Phi 26:25–28, 33

Câu

5

Biểu Tượng

Con chiên đực không tì vết

Ý Nghĩa Có Thể Có

Đấng Cứu Rỗi là Chiên Con của Thượng Đế, hoàn hảo và vô tội.

Các Câu Thánh Thư Hỗ Trợ*

Giăng 1:29; Hê Bơ Rơ 5:8–9

Câu

7

Biểu Tượng

Máu được bôi lên các khung cửa của mỗi ngôi nhà

Ý Nghĩa Có Thể Có

Qua giao ước, chúng ta có thể áp dụng máu của Đấng Ky Tô để chiến thắng cái chết thuộc linh. Máu của Đấng Ky Tô cứu chuộc và bảo vệ chúng ta.

Các Câu Thánh Thư Hỗ Trợ*

Mô Si A 4:2; An Ma 5:21

Câu

8

Biểu Tượng

Bánh mì không men (bánh mì không được làm bằng men, men khiến bánh mì bị hỏng và mốc)

Ý Nghĩa Có Thể Có

Chúa Giê Su là Bánh Sự Sống. Ngài là thanh khiết.

Các Câu Thánh Thư Hỗ Trợ*

Giăng 6:35, 48, 57–58; 1 Cô Rinh Tô 5:7–8

Câu

8

Biểu Tượng

Rau đắng

Ý Nghĩa Có Thể Có

Chúng ta sống trong một thế giới sa ngã và phải chịu sự đắng cay của tội lỗi.

Các Câu Thánh Thư Hỗ Trợ*

An Ma 41:11; Giáo Lý và Giao Ước 19:18

Câu

11

Biểu Tượng

Dây lưng cột, chân mang giày, tay cầm gậy, ăn hối hả

Ý Nghĩa Có Thể Có

Quyền năng cứu chuộc của Đấng Ky Tô nên được áp dụng ngay.

Các Câu Thánh Thư Hỗ Trợ*

An Ma 34:32–33

  • Lưu ý: Các đoạn thánh thư hỗ trợ là nhằm cung cấp thêm sự hiểu biết sâu sắc về các biểu tượng được sử dụng trong Lễ Vượt Qua và không nhằm cung cấp những lời giải thích cuối cùng về các biểu tượng đó.

Lựa Chọn 2: Các Biểu Tượng về Đấng Ky Tô trong Kinh Cựu Ước

Hãy mời một học viên đọc to lời phát biểu của Anh Cả Bruce R. McConkie trong phần 3 của tài liệu chuẩn bị. Rồi hỏi:

  • Việc tìm kiếm các biểu tượng của Chúa Giê Su Ky Tô đã hoặc có thể củng cố đức tin của anh chị em nơi Ngài như thế nào?

Làm chứng rằng chúng ta có thể tìm hiểu thêm về Chúa Giê Su Ky Tô khi chúng ta nhận ra hình ảnh, hình mẫu và biểu tượng mà làm chứng về Ngài.

Ôn lại bốn đoạn trong Kinh Cựu Ước được liệt kê trong phần 3 của tài liệu chuẩn bị. Mời học viên lập ra các nhóm nhỏ với các học viên khác mà có chung một đoạn thánh thư mà họ muốn thảo luận nhất. Sau đó mời mỗi nhóm cùng nhau đọc đoạn họ đã chọn và thảo luận các câu hỏi học tập được tìm thấy trong phần 3.

Sau khi đã đủ thời gian cho một cuộc thảo luận ý nghĩa, hãy mời một vài học viên chia sẻ điều họ đã học được hoặc cảm nhận về Chúa Giê Su Ky Tô từ cuộc thảo luận trong nhóm nhỏ của họ.

Cho Buổi Học Lần Sau

Trước buổi học kế tiếp, anh chị em có thể gửi tin nhắn cho học viên và hỏi: Anh chị em có bao giờ tự hỏi làm thế nào để hòa giải công lý của Thượng Đế với tình yêu thương và lòng thương xót của Ngài không? Khi anh chị em đọc tài liệu chuẩn bị cho bài học 7, hãy suy ngẫm về mối quan hệ giữa các thuộc tính thiêng liêng về tính công bằng, lòng thương xót, và tình yêu thương.