Viện Giáo Lý
Bài Học 4 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Tìm Kiếm Mục Đích và Niềm Vui nơi Các Tạo Vật của Chúa


“Bài Học 4 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Tìm Kiếm Mục Đích và Niềm Vui nơi Các Tạo Vật của Chúa,” Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu của Ngài dành cho Giảng Viên (năm 2023)

“Bài Học 4 Tài Liệu dành cho Giảng Viên,” Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu của Ngài dành cho Giảng Viên

Bài Học 4 Tài Liệu dành cho Giảng Viên

Tìm Kiếm Mục Đích và Niềm Vui nơi Những Tạo Vật của Chúa

“Dưới sự hướng dẫn của Cha Ngài, [Chúa Giê Su Ky Tô] là Đấng sáng tạo thế gian.” (“Đấng Ky Tô Hằng Sống: Chứng Ngôn của Các Sứ Đồ,” ChurchofJesusChrist.org). Trong bài học này, học viên sẽ suy ngẫm lý do tại sao Chúa đã sáng tạo thế gian và điều họ có thể làm để tìm thấy niềm vui lớn lao hơn nơi các tạo vật của Ngài.

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

Cải Thiện Việc Giảng Dạy và Học Hỏi của Chúng Ta

Hãy tin cậy sự chuẩn bị của học viên của anh chị em. Suy ngẫm những cách thức để khuyến khích học viên học tài liệu chuẩn bị cho lớp học. Sau đó cho thấy niềm tin của anh chị em dành cho học viên của mình bằng cách dựa vào sự chuẩn bị của họ trong lớp học. Làm như vậy sẽ truyền cảm hứng cho học viên có trách nhiệm nhiều hơn đối với việc học hỏi của bản thân họ.

Thượng Đế sáng tạo thế gian để mang lại sự cứu rỗi cho chúng ta.

Để bắt đầu lớp học, anh chị em có thể cho thấy bức hình kèm theo và mời một vài học viên chia sẻ những suy nghĩ, cảm nghĩ, hoặc câu hỏi mà họ đã có khi nhìn các vì sao trên bầu trời đêm. Hoặc anh chị em có thể cho thấy những bức hình mà học viên có thể đã mang đến hoặc gửi cho anh chị em. Yêu cầu họ chia sẻ suy nghĩ về những điều soi dẫn họ trong các bức hình.

một người nhìn ngắm các vì sao

Nhắc học viên nhớ rằng Môi Se đã có một khải tượng phi thường mà trong đó ông đã nhìn thấy phạm vi rộng lớn của các tạo vật của Thượng Đế. Để giúp học viên suy nghĩ kỹ hơn về Đấng Sáng Tạo và những tạo vật của Ngài, hãy mời họ thảo luận theo các nhóm nhỏ và đưa cho họ tờ giấy phát tay sau đây.

Môi Se Học Các Lẽ Thật Quan Trọng về Sự Sáng Tạo

Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu của Ngài dành cho Giảng Viên—Bài Học 4

Đọc tình huống sau đây:

  • Gretchen yêu thích khoa học. Từ những nghiên cứu của mình, chị đã học được nhiều về cách mà thế giới tự nhiên vận hành nhưng chị đã không tìm thấy câu trả lời nào thỏa mãn nào về lý do tại sao thế giới tồn tại. Chị có một vài câu hỏi về mục đích của trái đất và cuộc sống của chúng ta.

  • Một người có thể đối mặt với những thử thách nào nếu họ không hiểu tại sao trái đất được tạo ra?

Hãy cùng nhau đọc Môi Se 1:27–39, và tìm kiếm những lẽ thật mà có thể làm mở rộng quan điểm của Gretchen về Sự Sáng Tạo. Sau đó yêu cầu mỗi thành viên trong nhóm chọn một trong các dấu chấm tròn dưới đây và dành ra một vài phút để chuẩn bị câu trả lời. Sau đó, mỗi người có thể chia sẻ những suy nghĩ của họ với cả nhóm.

  • Anh chị em học được điều gì về thiên tính của Đấng Sáng Tạo từ Sự Sáng Tạo? Đức tin của anh chị em nơi Chúa Giê Su Ky Tô được ảnh hưởng như thế nào qua việc biết rằng Ngài đã sáng tạo ra vạn vật?

  • Anh chị em có những suy nghĩ hoặc cảm nghĩ gì khi suy ngẫm về việc “chúng ta là lý do để [Thượng Đế] sáng tạo vũ trụ”? (Anh chị em có thể muốn xem lại lời phát biểu của Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf trong phần 1 của tài liệu chuẩn bị.)

  • Anh chị em đã hoặc có thể làm những hành động nào để giúp người khác đạt được tiềm năng của họ với tư cách là con cái của Cha Thiên Thượng? (Anh chị em có thể mời các thành viên trong nhóm ghi lại bất cứ điều gì họ có thể cảm thấy được thúc giục thực hiện để giúp một người nào đó mà họ biết.)

  • Chúng ta có thể đạt được loại kiến thức nào từ khoa học? Chúng ta có thể đạt được loại kiến thức nào từ thánh thư? Tại sao chúng ta cần cả hai loại kiến thức? (Anh chị em có thể muốn xem lại những lời phát biểu của Chủ Tịch Russell M. NelsonChủ Tịch Dallin H. Oaks trong phần 3 của tài liệu chuẩn bị.)

Môi Se Học Các Lẽ Thật Quan Trọng về Sự Sáng Tạo

Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu của Ngài dành cho Giảng Viên—Bài Học 4

tài liệu phát tay của giảng viên

Lưu ý: Anh chị em có thể chọn để cho các nhóm nhỏ báo cáo với cả lớp học. Hoặc nếu anh chị em cảm thấy các cuộc thảo luận nhóm đã nói đủ về đề tài này, thì anh chị em có thể chọn chuyển sang phần tiếp theo của bài học.

Anh chị em có thể kết thúc phần này của lớp học bằng cách nhấn mạnh hoặc làm chứng rằng dưới sự hướng dẫn của Cha Thiên Thượng, Chúa Giê Su Ky Tô đã sáng tạo ra vạn vật. Anh chị em cũng có thể làm chứng rằng Sự Sáng Tạo thế gian là một phần thiết yếu trong kế hoạch của Cha Thiên Thượng để mang lại sự bất diệt và cuộc sống vĩnh cửu cho con cái của Ngài.

Thượng Đế đặt tất cả mọi vật trên thế gian vì lợi ích và sự vui hưởng của chúng ta.

Anh chị em có thể bắt đầu phần này của cuộc thảo luận trong lớp học bằng cách hỏi:

  • Một số tạo vật của Chúa mà anh chị em cảm thấy biết ơn nhiều nhất là gì? Anh chị em đã bày tỏ lòng biết ơn của mình lên Thượng Đế về những tạo vật này bằng cách nào?

Sau đó anh chị em có thể nhắc nhở học viên rằng Thượng Đế nghỉ ngơi vào ngày thứ bảy và thấy rằng “và tất cả mọi vật [Ngài] đã làm … đều tốt lành;” (Môi Se 3:2). Rồi Ngài “ban phước cho ngày thứ bảy và thánh hóa ngày ấy” (Môi Se 3:3). Và ở thời hiện đại, Đấng Cứu Rỗi nhắc nhở chúng ta rằng khi chúng ta tôn trọng ngày Sa Bát thì “trọn thế gian” sẽ thuộc về chúng ta (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 59:9–16).

Hãy cùng nhau đọc Giáo Lý và Giao Ước 59:16–20, và mời học viên tìm kiếm những từ hoặc cụm từ mô tả cách Chúa muốn chúng ta trải nghiệm những tạo vật của Ngài. Sau khi thảo luận về tầm quan trọng của những từ và cụm từ đó (đặc biệt trong câu 20), có thể hữu ích để trưng bày lẽ thật sau đây: Những tạo vật của Chúa là vì lợi ích và sự vui hưởng của chúng ta chứ không phải để dùng cho các mục đích bất chính.

Để giúp học viên suy nghĩ kỹ về lẽ thật này, anh chị em có thể đặt một số câu hỏi sau đây:

  • Tại sao việc thường xuyên dành thời gian tìm niềm vui nơi những tạo vật của Chúa có thể là điều quan trọng? (Anh chị em có thể hỏi lại về lời mời “Hành Động” trong phần 2 của tài liệu chuẩn bị.) Anh chị em có thể cần phải thay đổi điều gì trong thói quen hằng ngày để bảo đảm rằng anh chị em thường xuyên có thời gian để thưởng ngoạn những tạo vật của Chúa? (Có thể là điều hữu ích để cho học viên thời gian ghi lại những suy nghĩ và ấn tượng của họ.)

  • Anh chị em đã được hưởng lợi ích như thế nào từ những điều tốt lành đến từ thế gian? Làm thế nào anh chị em có thể cho Chúa thấy lòng biết ơn nhiều hơn về những điều này?

  • Anh chị em nghĩ tại sao thể xác của chúng ta có thể được gọi là sự sáng tạo vinh quang của Thượng Đế? (Xin xem lời phát biểu của Chủ Tịch Gordon B. Hinckley trong phần 2 của tài liệu chuẩn bị.) Một số cách để chúng ta tôn trọng tính thiêng liêng của thể xác của mình và của những người khác là gì? Điều gì đã giúp anh chị em cảm thấy biết ơn nhiều hơn về thể xác của mình?

1:34

Hãy dành một vài phút vào cuối buổi học để làm chứng và mời học viên làm chứng về tình yêu thương của Đấng Sáng Tạo dành cho mỗi chúng ta.

Cho Buổi Học Lần Sau

Cân nhắc gửi sứ điệp sau đây cho học viên trước buổi học kế tiếp: Anh chị em có muốn cảm thấy được tiếp thêm quyền năng và sự bảo vệ trong cuộc sống của mình không? Khi anh chị em học tài liệu chuẩn bị cho bài học 5, hãy tìm kiếm các phước lành đã được hứa cho những người trung tín tuân giữ các giao ước của họ với Chúa.